CPTPP: Cam kết đổi mới và hội nhập quốc tế

11 nước tham gia CPTPP có tổng giá trị GDP khoảng 10.000 tỷ USD, chiếm 13% GDP toàn cầu. Nếu có Mỹ, TPP sẽ trở thành khối tự do thương mại lớn nhất thế giới, chiếm 40% GDP toàn cầu.
HOÀNG HẢI ĐĂNG
06, Tháng 02, 2019 | 06:47

11 nước tham gia CPTPP có tổng giá trị GDP khoảng 10.000 tỷ USD, chiếm 13% GDP toàn cầu. Nếu có Mỹ, TPP sẽ trở thành khối tự do thương mại lớn nhất thế giới, chiếm 40% GDP toàn cầu.

Trung Quốc, Anh và Hàn Quốc được cho đang xem xét gia nhập CPTPP. Tín hiệu này cho thấy sức hút của TPP trước đây và hiệp định CPTPP hiện tại.

van3338-38CPTPP

 

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã bắt đầu có hiệu lực, tạo nên một khu vực mậu dịch tự do gồm 11 nước châu Mỹ, châu Á và châu Đại Dương. Đây là một sáng kiến từ Washington, đề xuất năm 2008, nhưng cuối cùng lại vắng mặt Hoa Kỳ vì Donald Trump rút lui. Câu chuyện lịch sử của TPP là một tiến trình chính trị đầy biến động thăng trầm.

Từ TPP thành CPTPP

Vòng đàm phán đầu tiên bắt đầu vào năm 2008 với 12 thành viên. Nhưng từ khi Barack Obama rời Nhà Trắng đầu năm 2017, Hoa Kỳ cũng rút khỏi TPP. Tổng thống Trump không mặn mà với chủ trương đa phương, do vậy bỏ TPP chỉ là phát súng đầu tiên. Vì lợi ích lâu dài, Nhật Bản cùng nhiều thành viên khác đã không để cho TPP biến thành giấy lộn. Với sự thúc đẩy của Thủ tướng Shinzo Abe, hiệp định TPP trở thành CPTPP, có thêm vế “toàn diện và tiến bộ” (CP), đồng thời để ngỏ cho Hoa Kỳ tái hội nhập trong tương lai.

Còn nhớ, bên lề tuần lễ cấp cao APEC 2017 tổ chức tại Đà Nẵng, các bộ trưởng phụ trách kinh tế của 11 nước thành viên Hiệp định TPP đã họp từ ngày 8 đến10/11/2017 để thảo luận về việc sớm hoàn thiện TPP-11 (không có Mỹ) trong tình hình mới. Nhưng các cuộc họp được tường thuật là “căng như dây đàn” và hồi hộp đến phút chót với diễn biến bất ngờ khi Canada tỏ ý “chưa hài lòng” với nhiều điều khoản của TPP-11.

Song, những âu lo nhanh chóng qua đi. Ngày 11/11/2017, các bộ trưởng đã đi đến thống nhất tên gọi mới cho TPP là: Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đồng thời, các bên ra tuyên bố chung khẳng định các nước TPP-11 đã thống nhất được những vấn đề cốt lõi của hiệp định này theo hướng vẫn“giữ nguyên nội dung của TPP” nhưng cho phép các nước thành viên “tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ” để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới. Không lâu sau đó, CPTPP đã được 11 nước thành viên đặt bút ký vào ngày8/3/2018 tại Santiago, Chile.

Cơ hội lẫn thách thức đan xen

Chiều 12/11/2018, với 469/469 đại biểu có mặt, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định CPTPP (tức là TPP-11) cùng các văn kiện liên quan. 100% đại biểu Quốc hội có mặt tại hội trường đã biểu quyết phê chuẩn. Việt Nam là nước thứ 7/11 phê chuẩn Hiệp định. Trước Việt Nam New Zealand, Canada, Australia, Nhật Bản, Mexico và Singapore đã thông qua hiệp định CPTPP.

Trước đó, Quốc hội đã nghe tờ trình của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về việc phê chuẩn Hiệp định. Theo tờ trình, CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ trong bối cảnh Mỹ rút khỏi TPP. Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, việc tham gia và sớm phê chuẩn CPTPP giúp nước ta thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.

Trong quá trình thảo luận,các đại biểu Quốc hội muốn Chính phủ tận dụng các cơ hội, hạn chế thách thức mà hiệp định đem lại cho Việt Nam. Một số đại biểu chỉ ra cơ hội khi tham gia CPTPP như thị trường lớn hơn, ưu đãi hơn, cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam với 10 nước còn lại bổ sung nhiều hơn là cạnh tranh. Việc tham gia CPTPP cũng giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới chính sách, tăng cường hội nhập, phát triển, cũng giúp duy trì hòa bình.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu đã bày tỏ quan ngại về những vấn đề mới đặt ra khitham gia CPTPP. Đó là các vấn đề mới như thiết chế lao động, mua sắm công, quản lý doanh nghiệp Nhà nước, quyền sở hữu trí tuệ… Có đại biểu cảnh báo nếu Việt Nam không kiểm soát tốt thì hàng hóa, nguyên liệu của một số nước sẽ tuồn vào để lấy nguồn gốc xuất xứ, xuất đi các nước trong khối CPTPP. Điều này sẽ đe dọa đến sản xuất trong nước, vi phạm các cam kết dẫn đến hậu quả nặng nề. Có ý kiến yêu cầu phải nhanh chóng hoàn thiện thể chế và pháp luật, tháo gỡ các rào cản để tạo thuận lợi cho việc thực thi CPTPP.

Việt - Nhật với CPTPP

Trong các buổi hội đàm ngày 29/6 và 30/6/2018 tại Tokyovới các Bộ trưởng Nhật Bản phụ trách Hiệp định CPTTP Motegi Toshimitsu và Bộ trưởng Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Hiroshige Seko, Bộ trưởng Thương mại Trần Tuấn Anh và các Bộ trưởng Nhật Bản đã thông báo cho nhau tình hình phê chuẩn CPTTP ở mỗi nước.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá cao việc Nhật Bản là một trong các nước đầu tiên phê chuẩn Hiệp định, thể hiện vai trò cũng sẽ như tạo động lực và tác động mạnh đến việc phê chuẩn Hiệp định tại các nước khác, đặc biệt khẳng định vai trò, vị thế và sức lan toả hiệu lực của CPTPP trong tương lai. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã thông báo trước với Nhật Bản, chủ trương của chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy nhanh tiến trình pháp lý để trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định tại kỳ họp cuối năm 2018.

Từ trước tới nay, Việt Nam luôn thể hiện quan điểm hoan nghênh sự quan tâm của các đối tác đối với việc tham gia CPTPP và tiến trình xem xét việc gia nhập của các đối tác đó sẽ được tiến hành theo quy định của CPTPP sau khi Hiệp định đi vào thực thi. Trước mắt, các nước CPTPP cần ưu tiên thúc đẩy việc phê chuẩn để đem lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp các nước thành viên.

Việt Nam đã cảm ơn Nhật Bản đã cung cấp một số hỗ trợ kỹ thuật trong thời gian qua và đề nghị Nhật Bản tiếp tục hợp tác chặt chẽ, xem xét cung cấp hỗ trợ kỹ thuật một cách thiết thực và hiệu quả hơn nữa cho Việt Nam trong quá trình thực thi Hiệp định CPTPP để Việt Nam có đủ năng lực triển khai một cách hiệu quả các cam kết của Hiệp định, đồng thời bày tỏ sự vui mừng vì nhận được sự chia sẻ thông tin, kế hoạch từ Nhật Bản trong thời gian tới.

Ngoài ra, Việt Nam khẳng định sẽ tổ chức thực thi cam kết hội nhập CPTPP hiệu quả nhất, trong đó tập trung vào 3 nội dung: (i) Thông tin tuyên truyền Hiệp định đến mọi tầng lớp nhân dân, không chỉ cơ quan chính phủ mà còn cần chú trọng đến các doanh nghiệp; (ii) Tăng cường nâng cao năng lực, thể chế của các cơ quan chính phủ có nội dung cam kết trong CPTPP; (iii) Hỗ trợ về mặt pháp lý, thông tin giúp cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu biết Hiệp định, có thể tận dụng mọi cơ hội, đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế Việt Nam.

11 nước tham gia CPTPP có tổng giá trị GDP khoảng 10.000 tỷ USD, chiếm 13% GDP toàn cầu. Nếu có Mỹ, TPP sẽ trở thành khối tự do thương mại lớn nhất thế giới, chiếm 40% GDP toàn cầu. Trung Quốc, Anh và Hàn Quốc được cho đang xem xét việc gia nhập CPTPP. Nỗ lực của 11 nước thành viên đã chứng minh một điều: hợp tác – kết nối là không thể trì hoãn trong một thế giới ngày càng phẳng. Chủ nghĩa bảo hộ cực đoan dù đang nổi lên cũng không thể cưỡng lại xu thế đó. Trước khi CPTPP được ký kết, chính quyền Mỹ đã “nói bóng gió” về khả năng quay trở lại TPP. Tín hiệu cho thấy sức hút của TPP trước đây và phiên bản mới của hiệp định CPTPP hiện tại.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ