COVID-19 khiến nhu cầu thức uống giảm mạnh, sản phẩm chăm sóc sức khỏe lên ngôi

Nhàđầutư
Theo Kantar, thức uống là ngành hàng chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong mùa dịch COVID-19 trong khi các ngành hàng khác đều có sự tăng trưởng. Cụ thể, nhu cầu tiêu dùng thức uống giảm 14,1% trong khi nhu cầu về sữa và sản phẩm từ sữa tăng 10,3%; thực phẩm đóng gói tăng 26,2%; sản phẩm chăm sóc cá nhân tăng 29%...
CHU KÝ
09, Tháng 04, 2020 | 10:23

Nhàđầutư
Theo Kantar, thức uống là ngành hàng chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong mùa dịch COVID-19 trong khi các ngành hàng khác đều có sự tăng trưởng. Cụ thể, nhu cầu tiêu dùng thức uống giảm 14,1% trong khi nhu cầu về sữa và sản phẩm từ sữa tăng 10,3%; thực phẩm đóng gói tăng 26,2%; sản phẩm chăm sóc cá nhân tăng 29%...

Báo cáo mới đây của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Việt Nam (Kantar) cho biết, do tác động của dịch COVID-19 đã làm thay đổi hành vi tiêu dùng và chuyển động bán lẻ của 4 TP chính, gồm: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Theo Kantar, nền kinh tế Việt Nam có nhiều triển vọng lạc quan trong năm 2019 với GDP vượt chỉ tiêu 6.8% đã đề ra, CPI được kiểm soát tốt cùng với tăng trưởng hai con số từ doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng.

Tuy nhiên, bước sang năm 2020 với sự xuất hiện không mong muốn của dịch COVID-19 từ cuối tháng 1 đến nay, đời sống của người tiêu dùng (NTD) đã bị ảnh hưởng với sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế và mức lạm phát được ghi nhận cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây.

Bên cạnh đó, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) cũng tăng trưởng chậm. Mặc dù ghi nhận con số ấn tượng trong năm 2019, nhưng hai tháng đầu năm 2020, FMCG vẫn có sự tăng trưởng chậm lại chỉ ở mức 5.2%.

23518_banlenongthonCovid19_1_1586162840

 

Các ngành hàng chính như sữa và sản phẩm từ sữa, thực phẩm đóng gói, sản phẩm chăm sóc cá nhân tiếp tục đóng góp lớn vào mức tăng của thị trường khi có mức tăng lần lượt 8,5%; 10,8% và 14,5%. Trong khi đó, đồ uống lại giảm đáng kể (-6,8%), một phần có thể do hạn chế việc đi lại, tham quan du lịch, tụ họp bạn bè cũng như nhu cầu tiệc tùng giảm và ưu tiên bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch.

Dịch COVID-19 cũng tác động mạnh đến chi tiêu trữ hàng trong mùa dịch. Với tâm lý lo lắng và hoang mang trong giai đoạn dịch bùng phát, NTD bắt đầu chủ động tăng cường mua sắm và dự trữ hàng hóa tiêu dùng nhanh.

Theo đáng giá của Kantar, thức uống vẫn là ngành hàng chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong mùa dịch trong khi các ngành hàng khác đều tăng trưởng hai con số. Trong đó, tiêu dùng thức uống giảm 14,1%; sữa và sản phẩm từ sữa tăng 10,3%; thực phẩm đóng gói tăng 26,2%; sản phẩm chăm sóc cá nhân tăng 29%; sản phẩm chăm sóc gia đình tăng 11,4%.

Đáng lưu ý, danh sách cắt giảm của NTD là các sản phẩm tiệc tùng như bia (giảm 24%), nước ngọt có gas (giảm 19%), nhưng NTD lại tăng mua các sản phẩm vệ sinh cá nhân, chăm sóc gia đình; sản phẩm tăng cường dinh dưỡng và hệ miễn dịch cho trẻ em, người cao tuổi (sữa bột, sữa chua uống); thực phẩm tiện lợi và gia vị nấu ăn (mì gói, cháo gói, đồ hộp...).

Các kênh mua sắm cũng chuyển dịch mạnh do tác động của việc hạn chế di chuyển và tiếp xúc vật lý, thương mại điện tử bùng nổ với mức tăng ba chữ số (133%) trong thời kỳ dịch bệnh có diễn biến phức tạp.

Báo cáo của Kantar cũng cho thấy, nhu cầu về khẩu trang và nước rửa tay khô của người Việt cũng có sự gia tăng trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát, khi các cửa hiệu drugstore (mô hình chuyên kinh doanh các mặt hàng sức khỏe và sắc đẹp như Medicare, Guardian) và nhà thuốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ với mức 164% và 168%.

Các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, đại siêu thị, siêu thị mini ghi nhận mức tăng trưởng đáng chú ý với mức 30 – 32%, chiếm ưu thế hơn so với các kênh mua sắm truyền thống do nhu cầu trữ hàng của NTD tăng cao, đồng thời, cũng là nơi mua sắm sạch sẽ, vệ sinh, đa dạng về chủng loại.

Đây cũng là kênh cập nhật nhanh các chương trình hỗ trợ NTD trong thời kỳ dịch bệnh như: Giao hàng tận nhà, bình ổn giá, “giải cứu” nông sản… Trong khi đó, các kênh chịu ảnh hưởng là cửa hàng tiện lợi (giảm 30%), tiệm tạp hóa chỉ tăng nhẹ 2%.

Ngoài ra, theo Kantar tình trạng trên cũng xảy ra tương tự ở thị trường nông thôn. Cụ thể, mức chi tiêu của NTD ở khu vực nông thôn cho các sản phẩm FMCG giảm nhẹ trong những tháng đầu năm 2020, nhất là từ ngày 1/2 khi Chính phủ chính thức công bố thông tin dịch bệnh tại Việt Nam.

Những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cùng với tâm lý lo lắng của NTD, đã tạo ra những tác động nhất định đến việc mua sắm các sản phẩm thuộc ngành hàng FMCG.

Mặt khác, ngoại trừ thức uống là ngành hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ đại dịch COVID-19 thì NTD ở nông thôn cũng có xu hướng tích trữ hàng hóa dẫn đến mức tăng trưởng 2 con số ở hầu hết các ngành hàng chính. Một số ngành hàng phục vụ nhu cầu tích trữ, giúp phòng/ chống dịch bệnh vẫn ghi nhận những mức tăng trưởng cao như: Nước rửa tay, mì ăn liền…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ