Còn nhiều rào cản trong việc phát triển hydro xanh tại Việt Nam

Nhàđầutư
Việt Nam đang có những bước đầu để chuyển dịch năng lượng, từ các loại năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo, năng lượng xanh. Các chuyên gia đánh giá Việt Nam có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào, việc phát triển hydro xanh có thể bắt đầu từ phát triển điện gió ngoài khơi.
NGUYỄN TRI
08, Tháng 03, 2023 | 08:38

Nhàđầutư
Việt Nam đang có những bước đầu để chuyển dịch năng lượng, từ các loại năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo, năng lượng xanh. Các chuyên gia đánh giá Việt Nam có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào, việc phát triển hydro xanh có thể bắt đầu từ phát triển điện gió ngoài khơi.

Empty

Hiện, Việt Nam có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào. Ảnh: Dũng Nhân

Năng lượng tái tạo là xu thế chung

Theo ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), Việt Nam đang triển khai những bước đầu của việc chuyển dịch năng lượng, từ năng lượng truyền thống sang các loại năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, sạch.

Tại Việt Nam, việc phát triển năng lượng hydrogen đã được Bộ Chính trị và Chính phủ chỉ đạo tại Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo dự thảo Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, việc phát triển năng lượng hydrogen đã được định hướng.

Theo đó, nhiên liệu sinh học, hydrogen và các nhiên liệu tổng hợp có nguồn gốc từ hydrogen được sử dụng trong sản xuất điện, giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), công nghiệp (thép xanh, hóa chất, lọc hóa dầu), tòa nhà dân dụng và thương mại (nhiệt) nhằm góp phần đẩy mạnh chuyển dịch năng lượng và từng bước phi các-bon hóa nền kinh tế.

Trong khi đó, ông Đặng Hải Anh, Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) dự báo đến năm 2050, nhu cầu năng lượng cuối cùng tại Việt Nam là khoảng 144 - 170 triệu tấn dầu (quy đổi); trong đó, năng lượng hydrogen chiếm tỷ trọng khoảng 5,6 - 6,2% trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng cuối cùng.

Dự thảo quy hoạch năng lượng quốc gia đã đặt ra mục tiêu đến năm 2050, sản lượng hydrogen đạt khoảng 25 triệu tấn, nhiên liệu tổng hợp từ nguồn gốc hydro đạt khoảng 2,5 - 2,9 triệu tấn.

Lộ trình phát triển năng lượng hydrogen được chia làm 2 giai đoạn: từ nay đến năm 2030 sẽ phát triển các dự án hydrogen quy mô nhỏ, khoảng 20 – 25 ngàn tấn; từ 2031 đến 2050 sẽ đẩy mạnh sản xuất hydrogen bằng công nghệ điện tái tạo và khí hóa than.

Còn ông Takizawa Yasunori, Phó Cục trưởng Cục Chính sách Khoa học, Công nghệ và Môi trường Công nghiệp (Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản) nhìn nhận, hiện, các nền kinh tế trên thế giới đang bị phụ thuộc quá nhiều vào năng lượng hóa thạch (than, dầu khí…). Hiểu được vấn đề này, Nhật Bản đang áp dụng các biện pháp chuyển đổi dần từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh.

Chính phủ Nhật Bản đã thiết lập một chiến lược toàn diện trong 10 năm để từng bước chuyển đổi sang năng lượng xanh, với nguồn kinh phí khoảng 20 nghìn tỷ Yên và đặt mục tiêu thu hút đầu tư thêm 150 nghìn tỷ Yên từ các doanh nghiệp tư nhân.

"Hiện nay, Nhật Bản đã xây dựng cộng đồng các doanh nghiệp chuyển đổi xanh, trung hòa các-bon với hơn 670 doanh nghiệp tham gia", ông Takizawa Yasunori chia sẻ.

nang-luong-xanh

Quang cảnh Hội thảo "Ứng dụng và phát triển công nghệ Hydrogen trong việc chuyển đổi năng lượng xanh". Ảnh: T.H

Việt Nam có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào

Theo ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, hydro là chất mang năng lượng có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau như: Công nghiệp, giao thông vận tải và năng lượng.

Tuy nhiên, hiện việc sử dụng vẫn còn rất hạn chế. Hàng năm khoảng 120 triệu tấn hydro được sản xuất trên toàn thế giới, trong đó 2/3 là hydro nguyên chất và 1/3 ở dạng hỗn hợp với các loại khí khác. 

Đáng chú ý, việc sản xuất hydro chủ yếu từ khí đốt và than đá (chiếm 95% sản lượng), còn lại 5% được tạo ra qua quá trình điện phân. Hydro sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng không đáng kể, chủ yếu trong các dự án trình diễn.

Ông Vy còn cho hay, hydro được phân thành nhiều loại; trong đó, hydro xanh (hydro được sản xuất từ năng lượng tái tạo) là loại phù hợp nhất cho quá trình chuyển đổi năng lượng hoàn toàn bền vững.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, có nhiều rào cản trong phát triển hydro xanh. Cụ thể, hydro xanh được sản xuất bằng điện từ nguồn năng lượng tái tạo hiện còn đắt hơn khoảng 2-3 lần so với hydro xám (được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là khí đốt, than).

"Bên cạnh đó, chưa có thị trường hydro xanh, thép xanh, nhiên liệu vận chuyển xanh và về cơ bản chưa có định giá về lượng khí thải thấp hơn mà hydro xanh có thể mang lại. Thậm chí, hydro không được tính trong thống kê năng lượng chính thức và không có cách nào được quốc tế công nhận để phân biệt hydro xanh với hydro xám", ông Vy thông tin. 

Hiện, Việt Nam có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào, chi phí sản xuất điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo giảm nhanh, nên hydro xanh sẽ có chi phí cạnh tranh. Với việc cam kết giảm phát thải ròng về "0" vào năm 2050, việc phát triển hydro xanh là cần thiết.  

"Việt Nam có tiềm năng năng lượng tái tạo lớn, việc phát triển hydro xanh có thể bắt đầu từ phát triển điện gió ngoài khơi, sản xuất hydro đưa vào các đường ống dẫn khí hiện có: Bạch Hổ, Nam Côn Sơn và PM3 để bổ sung cho nguồn khí đốt đã suy giảm để cung cấp cho các nhà máy điện. Đồng thời, cần tổ chức lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy hoạch hydro quốc gia, góp phần thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26", ông Vy nói.

Tại TP. Đà Nẵng, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm ASEAN – Nhật Bản (AJC), Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức hội thảo "Ứng dụng và phát triển công nghệ Hydrogen trong việc chuyển đổi năng lượng xanh".

Hội thảo được tổ chức kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến. Hội thảo trên được tổ chức nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thông tin và ứng dụng công nghệ trong việc chuyển đổi năng lượng xanh hydrogen; đồng thời đưa ra những giải pháp hỗ trợ sản xuất, sử dụng, lưu trữ và vận chuyển nhằm hình thành chuỗi cung ứng hydrogen xanh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ