Cơn lốc có tên ‘Donald Trump’ tràn qua châu Âu
Ngày 17/7, Tổng thống Donald Trump đã về đến Washington sau khi kết thúc thượng đỉnh Nga – Mỹ tại Helsinki, khép lại một tuần “thịnh nộ” sau chuyến công du châu Âu. Giới chuyên gia cảnh báo, những phát ngôn nảy lửa và đầy ngẫu hứng của ông Donald Trump liệu có làm mất dần uy tín của Mỹ?
Nhà cựu ngoại giao, Giáo Sư Nicholas Burns (Havard, Mỹ), được AFP trích dẫn hôm 17/7, nhận định: “Chuyến công du châu Âu của ông Donald Trump là một chuyến đi lộn xộn và tàn phá nhất do một tổng thống Mỹ thực hiện”. Cho đến giờ vẫn chưa lường hết được những hậu quả mới nhất về “chính sách ngoại giao thịnh nộ” của Donald Trump. Không một ai biết được là liệu cách thức hoạt động ngoại giao của tổng thống Mỹ có phá hủy hoàn toàn mối quan hệ giữa đôi bờ Đại Tây Dương hay không.
Một thượng đỉnh kỳ lạ
Có lẽ chưa bao giờ có một cuộc gặp gỡ cấp cao nào giữa hai cường quốc Nga—Mỹ trong lịch sử để lộ ra những câu chuyện kỳ lạ như cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cuộc đối thoại giữa hai nguyên thủ quốc gia diễn ra sau khi ông Trump vừa kết thúc chuyến công du ở Brussels đầy kịch tính và ông tiếp tục tỏ ra giận dữ đối với cuộc điều tra đang được tiến hành về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ hồi năm 2016.

Tổng thống Trump, đứng bên cạnh Tổng thống Putin trong cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nguyên thủ tại thủ đô Helsinki của Phần Lan
Ngày 16/7/2018, tại cuộc họp báo ở Helsinki cùng với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin sau cuộc họp thượng đỉnh, ông Trump đã gọi cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller về sự can thiệp vào bầu cử Mỹ là “thảm họa đối với đất nước chúng tôi” và lên án điều mà ông gọi là “sự ngớ ngẩn của nước Mỹ”. Các chính trị gia của Mỹ sửng sốt trước hành động của Tổng thống Trump khi ông vừa phủ nhận kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm 2016, vừa tuyên bố rằng Tổng thống Putin “bác bỏ quyết liệt” về sự dính líu của Nga.
Cuộc gặp thượng đỉnh đã diễn ra với cuộc hội đàm riêng kéo dài 90 phút của hai nguyên thủ cùng với phiên dịch mà không có sự tham gia của bất kỳ quan chức nào khác của hai nước. Sau đó, hai nhà lãnh đạo đã có cuộc họp mở rộng với các trợ lý hàng đầu của họ trước khi tiến hành họp báo chung. Tại đấy, Tổng thống Trump đã không ngần ngại bác bỏ kết luận của chính quyền Mỹ rằng nước Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 để giúp ông đắc cử. Trump nói rằng ông “không thấy bất cứ lý do gì” để quy trách nhiệm cho Nga, bất chấp việc Nga can thiệp bầu cử đã được tất cả các cơ quan tình báo Mỹ và ủy ban điều tra của Quốc hội khẳng định.
Tổng thống Trump, đứng bên cạnh Tổng thống Putin trong cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nguyên thủ tại thủ đô Helsinki của Phần Lan, đã ca ngợi sự phủ nhận mạnh mẽ của ông Putin về sự can thiệp bầu cử. Ông phát biểu trong cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm với ông Putin: “Tôi có niềm tin mãnh liệt vào đội ngũ tình báo của nước tôi, nhưng tôi có thể nói với quý vị rằng Tổng thống Putin ngày hôm nay đã phản bác hết sức mạnh mẽ”.
Những bất nhất trong tuyên bố
Nhìn lại chặng đường một tuần đã qua, công luận không khỏi ngạc nhiên trước những tuyên bố tiền hậu bất nhất của tổng thống Mỹ, khiến các đối tác đôi lần khó xử, để rồi cũng không rõ ông thật sự muốn gì. Tại Bruxelles, ông đảo lộn lịch trình lễ tân. Ông tự quyết định chương trình nghị sự khi chỉ trích gay gắt các đồng minh không tuân thủ nguyên tắc chi 2% GDP cho quốc phòng.
Trump nặng lời phê phán nước Đức của bà Angela Merkel là quá phụ thuộc vào nguồn năng lượng khí đốt của Nga, biến nước Đức thành “tù binh” của Nga. Ông giải thích sự thịnh nộ của mình: “Do việc có thỏa thuận về đường ống dẫn khí với Nga, Đức sẽ chi ra hàng tỷ đô la mỗi năm cho năng lượng, và tôi cho rằng điều đó không tốt, không công bằng… Hãy thử nghĩ xem: Bạn phải đi chiến đấu vì một người, thế nhưng người đó lại đem hàng tỷ đô la cho kẻ mà trong thực tế bạn phải phòng ngừa! Tôi thấy đó là một điều rất lố bịch”.

Không một ai biết được là liệu cách thức hoạt động ngoại giao của tổng thống Mỹ có phá hủy hoàn toàn mối quan hệ giữa đôi bờ Đại Tây Dương hay không.
Tương tự, qua đến Luân Đôn, tổng thống Mỹ đã khiến cho thủ tướng Theresa May phải cảm thấy khó chịu vì những lời chỉ trích của ông trên báo The Sun, cho rằng thủ tướng Anh đã không nghe theo lời khuyên hãy từ bỏ Liên minh châu Âu nếu Anh Quốc muốn ký một thỏa thuận tự do mậu dịch với Mỹ, theo như tiết lộ từ chính thủ tướng Anh.
Thái độ vừa phủ nhận vừa thách thức này khiến giới quan sát phân vân: Phải chăng tổng thống Mỹ thật sự muốn làm suy yếu bà May và ủng hộ những người dễ bảo hơn như cựu ngoại trưởng Anh Boris Johnson vừa từ chức chẳng hạn? Thế rồi, sau khi phê phán chán chê các “đồng minh ruột”, ông bất ngờ tuyên bố NATO vẫn vững mạnh hơn bao giờ hết, đồng thời ca ngợi mối quan hệ hữu hảo giữa Washington và Berlin (?)
Thật là điều nghịch lý, khi gặp các đồng minh, tổng thống Mỹ tỏ rõ quyết tâm đánh gục hoặc cho họ “đo ván”, còn tại Helsinki, ông lại mong muốn tìm kiếm một tình bạn với nước Nga của Vladimir Putin, bất chấp những căng thẳng và các bất đồng giữa hai nước.
Donald Trump từng tuyên bố, thượng đỉnh với Nga đầu tiên là chặng dừng chân dễ chịu nhất đối với ông trong chuyến công du châu Âu này. Chỉ có điều tại chặng dừng ấy, ông có thất bại trong cách tiếp cận ngoại giao “độc nhất vô nhị” của mình hay không? Trước một Vladimir Putin lạnh lùng, tổng thống Mỹ đã không lên án các can thiệp của Matxcơva, dẫn đến thắng lợi của ông trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Xếp EU vào diện kẻ thù của Mỹ
Một ngày trước khi đến Helsinki dự hội nghị thượng đỉnh với tổng thống Nga Vladimir Putin, trong cuộc phỏng vấn được kênh truyền hình Mỹ CBS News phát đi hôm 15/7/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump đã không ngần ngại xếp Nga, Liên minh châu Âu và Trung Quốc vào diện “kẻ thù” (tiếng Anh là “foe”) của nước Mỹ.
Trong bài phỏng vấn, tổng thống Mỹ cho rằng: “Tôi nghĩ chúng ta có rất nhiều kẻ thù. Liên minh châu Âu là kẻ thù, vì những gì họ làm với nước Mỹ trong thương mại. Có thể bạn không nghĩ tới điều đó, nhưng như thế là thù địch”.
Về Nga và Trung Quốc, tổng thống Mỹ nhận định: “Nga chỉ là kẻ thù ở một số khía cạnh nhất định, còn Trung Quốc là kẻ thù kinh tế, đương nhiên là như vậy rồi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ xấu, mà chỉ mang ý nghĩa là họ là những đối thủ cạnh tranh”. Khi được hỏi, theo ông ai là “đối thủ cạnh tranh chính, là kẻ thù chính của Mỹ trên thế giới hiện nay”, ông Trump cho biết: “Liên minh châu Âu là một vấn đề rất khó khăn”.
Đối với tổng thống Trump, trong thương mại, Liên minh châu Âu thực sự đã lợi dụng Hoa Kỳ. Tổng thống Mỹ đặc biệt tố cáo nước Đức, như ông đã từng nêu trước đó. Tổng thống Mỹ cũng nhiều lần than phiền rằng, nhiều nước trong Liên minh châu Âu là thành viên NATO mà không chịu đóng góp kinh phí./.
- Cùng chuyên mục
Mặt bằng thuế quan Việt Nam đang thấp hơn nhiều với mức Mỹ tính toán
Mặc dù Việt Nam đã chủ động điều chỉnh các mức thuế nhập khẩu từ Mỹ song vẫn bị Mỹ áp mức thuế 46%. Bộ Tài chính đang tìm hiểu nguyên nhân vì sao phía Mỹ đưa ra mức thuế cao như vậy…
Sự kiện - 03/04/2025 17:47
Mỹ áp thuế 46%: 'Hợp long' các mặt hàng, thị trường để đạt 64-65 tỷ USD xuất khẩu nông sản
Mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản trong năm nay trở nên khó khăn hơn khi Mỹ bất ngờ áp dụng mức thuế 46% đối với Việt Nam, trong đó có mặt hàng nông lâm thủy sản…
Sự kiện - 03/04/2025 15:12
Thủ tướng: Lập ngay tổ phản ứng nhanh việc Mỹ áp thuế 46%
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về việc Mỹ áp thuế 46% đối với hàng hóa của Việt Nam.
Sự kiện - 03/04/2025 13:52
Lãnh đạo các nước phản ứng với thuế đối ứng của Mỹ
Phản ứng của lãnh đạo các nước có nhiều mức độ khác nhau, bao gồm đàm phán với Mỹ và có biện pháp trả đũa, đồng thời cho rằng chiến tranh thương mại gây tổn hại tới kinh tế thế giới.
Sự kiện - 03/04/2025 12:21
'Vươn mình trong hội nhập quốc tế'
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết: "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sự kiện - 03/04/2025 11:22
Thủ tướng đề nghị Standard Chartered hỗ trợ Việt Nam xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế, thu hút FDI chất lượng cao
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn tích cực chia sẻ kinh nghiệm, tham vấn lựa chọn mô hình, giải pháp phù hợp nhằm phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Sự kiện - 03/04/2025 05:47
Nhà vua Vương quốc Bỉ dự lễ khai trương Khu phức hợp dịch vụ DEEP C tại Quảng Ninh
Trong khuôn khổ chuyến thăm Quảng Ninh, Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde đã tham dự lễ khai trương Khu phức hợp dịch vụ DEEP C tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong, TX Quảng Yên.
Sự kiện - 02/04/2025 17:56
Giải leo 'Bước chân trên mây' lần 2 - Chinh phục đỉnh Tà Xùa diễn ra từ 11-13/4
Giải leo núi "Bước chân trên mây" lần thứ II sẽ từ ngày 11-13/4/2025 với sự góp mặt của hơn 100 vận động viên là các nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước.
Sự kiện - 02/04/2025 10:35
[Gặp gỡ thứ Tư] Môi trường đầu tư an toàn, minh bạch là sức hút 'tăng tốc' dòng vốn FDI
TS. Nguyễn Hoàng Lê cho rằng, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn nữa, việc xây dựng và đảm bảo một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, thuận lợi sẽ là điểm mạnh để các nhà đầu FDI hướng đến Việt Nam.
Sự kiện - 02/04/2025 09:33
Chính phủ ban hành Nghị định về tháo gỡ vướng mắc cho các dự án tại Đà Nẵng, TP.HCM
Nghị định số 76 của Chính phủ quy định chi tiết Nghị quyết 170 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP.HCM, TP. Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
Sự kiện - 02/04/2025 07:33
Nhà vua Bỉ ủng hộ mở rộng hợp tác với Việt Nam về tua-bin điện gió, hydrogen xanh
Tại các cuộc tiếp xúc với Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, Nhà Vua Bỉ Philippe ủng hộ mở rộng hợp tác song phương trong các lĩnh vực tiềm năng, nhất là những lĩnh vực Bỉ có thế mạnh.
Sự kiện - 01/04/2025 22:45
Đại học Anh Quốc Việt Nam rót thêm 33 triệu USD mở rộng học xá
BUV dự kiến hoàn thành giai đoạn 3 vào năm 2028, nâng khả năng giảng dạy lên 10.000 sinh viên, với tổng mức đầu tư dự kiến đạt 165 triệu USD.
Sự kiện - 01/04/2025 21:04
Nhiều doanh nghiệp còn 'mơ hồ' về chính sách ưu đãi khi làm nhà ở xã hội
TS Cấn Văn Lực cho rằng, có rất nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp làm nhà ở xã hội, nhưng nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư chưa thẩm thấu được lợi ích từ các chính sách ưu tiên. Trong đó có quy định dành 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội.
Sự kiện - 01/04/2025 14:25
Chủ tịch nước đề nghị các doanh nghiệp Bỉ đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam
Chủ tịch nước đề nghị Bỉ có tiếng nói để Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Sự kiện - 01/04/2025 14:18
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam đang tích cực giải quyết các quan tâm về kinh tế của Hoa Kỳ
Trong lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư, các bộ, ngành, cơ quan hữu quan của Việt Nam đang tích cực giải quyết các quan tâm hiện nay của Hoa Kỳ.
Sự kiện - 01/04/2025 06:28
Bà Cao Thị Hòa An giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên
Bà Cao Thị Hòa An, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên.
Sự kiện - 31/03/2025 19:00
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 14 h ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 2 week ago