Cố Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Không chọn bên mà chọn lẽ phải

BẢO ANH
16:32 21/06/2023

Phát biểu tại một hội thảo do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức, cố Phó Thủ tướng Vũ Khoan từng chia sẻ: "Bất luận tình hình diễn biến ra sao ta vẫn kiên trì quan điểm lấy lợi ích quốc gia - dân tộc là cao nhất, kiên trì chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa, không chọn bên mà chọn lẽ phải".

Theo cố Phó Thủ tướng Vũ Khoan, trong những năm gần đây, tình hình quốc tế diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp về nhiều mặt nhưng có hai khía cạnh đó là: Những mối đe dọa phi truyền thống (nhất là dịch bệnh và thiên tai); sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và cục diện khu vực, kèm theo những gợi ý về tác động của chúng đối với nước ta cũng như phương hướng xử lý.

vu-khoan-0848

Cố Phó Thủ tướng Vũ Khoan. Ảnh: Trọng Hiếu

"Trong những thập niên gần đây, bên cạnh những mối đe dọa truyền thống liên quan tới xung đột, chiến tranh thế giới còn phải đối mặt với ngày càng nhiều mối đe dọa phi truyền thống, trong đó nổi lên là đại dịch COVID-19 và những hiện tượng cực đoan của tình trạng biến đổi khí hậu", cố Phó Thủ tướng nói.

Đại dịch toàn cầu COVID-19 thật sự là một trong những thảm họa y tế lớn nhất trong lịch sử loài người, làm cho trên 250 triệu người lây nhiễm, cướp đi sinh mạng của trên 5 triệu người, tác động sâu rộng cả về vật chất lẫn tinh thần đối với mọi quốc gia không phân biệt lớn - nhỏ, giàu - nghèo. Đồng thời, những biểu hiện thiên tai cực đoan do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra tiếp tục hoành hành đe dọa nghiêm trọng cuộc sống của con người.

Trong những thập niên gần đây, bên cạnh những mối đe dọa truyền thống liên quan tới xung đột, chiến tranh thế giới còn phải đối mặt với ngày càng nhiều mối đe dọa phi truyền thống, trong đó nổi lên là đại dịch COVID-19 và những hiện tượng cực đoan của tình trạng biến đổi khí hậu.

Cố Phó Thủ tướng Vũ Khoan

Vậy hai mối đe dọa phi truyền thống nói trên đặt ra những vấn đề gì đối với thế giới trong thời gian tới, theo cố Phó Thủ tướng Vũ Khoan có 5 vấn đề.

Một là, quá trình chuyển đổi sang trạng thái mới và sự phục hồi kinh tế sẽ diễn ra không đồng đều ở mọi quốc gia, lĩnh vực và sẽ tùy thuộc vào những diễn biến tiếp theo của đại dịch và cả thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra; quy mô và mức độ tác hại của chúng gây ra; tiềm lực và khả năng điều hành của mỗi quốc gia; sự đồng thuận và cả văn hóa ứng xử của mỗi dân tộc cũng như diễn biến của quan hệ quốc tế nói chung và trong công cuộc đối phó với những mối đe dọa chung nói riêng.

Hai là, tuy chưa bùng phát khủng hoảng kinh tế - tài chính trên phạm vi toàn cầu song không thể loại trừ mối đe dọa này nếu tính rằng, thế giới đã buộc phải tung ra một lượng tiền khổng lồ để ứng phó với chúng kèm theo các gói cứu trợ kinh tế - xã hội lên tới 100.400 tỷ USD.

Hơn nữa, kinh tế thế giới đang phải đối mặt với hai xu hướng trái chiều nhau: trong khi một số sản phẩm, nổi lên là nhiên liệu, năng lượng gia tăng tạo nên nguy cơ lạm phát lớn lại xuất hiện những biểu hiện đình trệ do "cầu" giảm vì thu nhập của của phần lớn các tầng lớp dân cư thuyên giảm đáng kể.

Ba là, bên cạnh những khó khăn về kinh tế, thế giới sẽ phải đối mặt với rất nhiều bất ổn về xã hội không kém phần nghiêm trọng như công ăn việc làm, nạn đói nghèo, di dân, thất học, sức khỏe tinh thần…

Bốn là, rơi vào đúng thời điểm Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đang diễn ra, các mối đe dọa phi truyền thống nói trên vô hình chung càng thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cả lao động cũng như lối sinh sống, làm ăn, học hành theo hướng kinh tế số và kinh tế xanh gia tăng mạnh mẽ… Có thể nói, chúng ta đang chứng kiến quá trình hình thành một nền kinh tế mới, một lối sống, một phương thức làm ăn, lẫn quản lý xã hội và cả phương thức chiến tranh mới.

Năm là, đại họa vô hình chung đã làm sống lại chủ nghĩa đa phương mà những sự kiện lớn vừa diễn ra như G-20, COP-26, APEC… là những biểu hiện. Các chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu sẽ từng bước được nối lại với những sự điều chỉnh tùy theo lợi thế so sánh mới và sự tập hợp lực lượng mới.

Nước ta cũng đang dần chuyển sang trạng thái mới theo tinh thần vừa tiếp tục đối phó với dịch bệnh vừa khôi phục hoạt động bình thường an toàn linh hoạt; một Chương trình tổng thể theo hướng này dường như đang được tích cực soạn thảo.

Sự cạnh tranh giữa các nước lớn

Theo cố Phó Thủ tướng Vũ Khoan, một trong những nét nổi bật trong quan hệ quốc tế hiện nay là sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Đây không phải là hiện tượng mới mà đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay. Nguồn gốc của tình trạng này là tác động của quy luật phát triển không đều và sự thịnh - suy của các quốc gia, theo đó những nước vươn lên thành cường quốc thường nuôi tham vọng bành trướng ảnh hưởng, phung phí tiềm năng đi tới suy tàn; ngược lại các nước mới nổi lại nuôi hy vọng vươn lên thành cường quốc và soán ngôi các cường quốc cũ. Trong sự tranh giành ấy nhiều khi đưa tới chiến tranh tàn khốc như nhà lịch sử lừng danh của Hy Lạp cổ đại Thucydides (460 – 395 TCN) coi là "cái bẫy".

Dù sao đi nữa thì trước mắt và trong những thập kỷ tới cuộc cạnh tranh này vẫn sẽ tiếp diễn như dòng chẩy chủ yếu. Hiện nay các nhà nghiên cứu trên thế giới đưa ra rất nhiều dự báo về thời điểm Trung Quốc sẽ vượt Mỹ và trở thành siêu cường hàng đầu.

Cố Phó Thủ tướng Vũ Khoan

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ II tới nay đã diễn ra hai đợt cạnh tranh chiến lược lớn: đợt đầu diễn ra trong thời chiến tranh lạnh (1946 - 1991) giữa hai cực do Mỹ - Xô đứng đầu, trong đó CHNDTH ra đời năm 1949 nhiều lần điều chỉnh theo kiểu "quả lắc đồng hồ": nhất biên đảo, tức là đi với Liên Xô chống Mỹ (1949 - 1959); "vừa phản đế vừa phản tu", tức vừa chống Mỹ vừa chống "xét lại Liên Xô" (1959 - 1969); dần chuyển sang chiến lược đẩy mạnh quan hệ với Mỹ chống Xô (1969 - 1979); cải thiện quan hệ với Liên Xô (1979 - 1991).

Sau khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc phát triển nhanh chóng, một phần nhờ ở mối quan hệ với Mỹ được đẩy mạnh dưới thời Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc phát triển nhanh chóng và trở thành nền kinh tế lớn thứ Hai sau Mỹ vào 2010.

Trong bối cảnh ấy Mỹ tìm cách kiềm chế Trung Quốc thông qua chính sách "can dự" của các chính quyền Clinton, Bush con và cả Obama, tới năm 2015 Mỹ đưa ra chiến lược "xoay trục sang châu Á" mà một trong những mục tiêu là kiềm chế Trung Quốc, khi Trump vào Nhà trắng năm 2016 đã xác định hai đổi thủ chủ yếu là Trung uốc và Nga, đưa ra chiến lược Ấn độ dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) mà một trong những mục tiêu cơ bản là để đối trọng với chiến lược "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc. Những diễn biến này cho thấy cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung dần trở thành trục chính trong cục diện thế giới.

Cuộc cạnh tranh này có một số khác biệt so với cuộc chiến tranh lạnh Mỹ - Xô. Một là, nó không mang tính chất hai phe, hai cực mà là hai nước lớn; hai là, nó không chỉ thể hiện chủ yếu trong sự cạnh tranh quân sự chiến lược và khu vực ảnh hưởng chính trị mà mang tính toàn diện hơn, ngoài sự chay đua về vũ trang và ảnh hưởng chính trị còn bao gồm cả các lĩnh vực kinh tế - thương mại, tài chính - tiền tệ, khoa học - công nghệ, kể cả các lĩnh vực công nghệ cao; ba là, khu vực cạnh tranh chuyển mạnh từ châu Âu sang châu Á - Thài Bình Dương và cả Ấn Độ Dương, điều đó không có nghĩa là hai nước không cạnh tranh ảnh hưởng ở các khu vực khác và cả trên vũ trụ.

Cuộc cạnh tranh này được đẩy lên cao dưới thời Tổng thống Trump; gần đây, dưới thời Biden, đã xuất hiện một số tín hiệu điều chỉnh chính sách của Mỹ theo hướng nối lại chủ nghĩa đa phương, lấy lại vai trò "lãnh đạo" thế giới; Mỹ - Trung tìm cách dàn xếp quan hệ với nhau. Điều đó một lần nữa cho thấy tính tùy thuộc lẫn nhau rất cao trong thế giới ngày nay, không một nước nào dù lớn tới đâu cũng không thể rũ bỏ quan hệ với các nước khác, nhất là với một thị trường khổng lồ với 1,3 tỷ dân.

Dù sao đi nữa thì trước mắt và trong những thập kỷ tới cuộc cạnh tranh này vẫn sẽ tiếp diễn như dòng chẩy chủ yếu. Hiện nay các nhà nghiên cứu trên thế giới đưa ra rất nhiều dự báo về thời điểm Trung Quốc sẽ vượt Mỹ và trở thành siêu cường hàng đầu.

Tuy nhiên, hiện nay, sức mạnh vật chất giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn khoảng cách đáng kể về GDP tính theo đầu người, vị trí đồng tiền, trình độ nhiều lĩnh vực chủ yếu về khoa học công nghệ, kể cả những ngành then chốt, vai trò trong các thể chế toàn cầu, ảnh hưởng văn hóa…

Cục diện trên đặt ra rất nhiều khó khăn đối với mọi nước trên thế giới, trong đó có ASEAN và nước ta. Trong bối cảnh đó, nước ta vừa đứng trước nhiều cơ hội đáng kể, vừa phải ứng phó với những thách thức không nhỏ. Một trong những thuận lợi cơ bản là uy tín và vị thế của nước ta trong thế giới ngày nay đã được nâng cao đáng kể, các nước lớn nhỏ đều coi trọng.

"Bất luận tình hình diễn biến ra sao ta vẫn kiên trì quan điểm lấy lợi ích quốc gia - dân tộc là cao nhất, kiên trì chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa, không chọn bên mà chọn lẽ phải; đó là độc lập cho mọi dân tộc, chủ quyền đối với mọi quốc gia, hòa bình cho mọi dân tộc, hợp tác xây dựng vì sự phát triển", cố Phó Thủ tướng nói.

Ông Vũ Khoan quê huyện Phú Xuyên, Hà Nội; là Ủy viên Trung ương từ khóa 7 đến 9; Bí thư Trung ương Đảng khóa 9; đại biểu Quốc hội khóa 11, 12.

Ông khởi đầu sự nghiệp ở phòng phiên dịch tại Bộ Ngoại giao, nhiệm vụ dịch cho lãnh đạo bộ, vụ, phục vụ các đoàn. "Tôi trưởng thành vì đã được giao những công việc khó và đòi hỏi cao", ông từng chia sẻ.

Năm 1990, ông Vũ Khoan được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Ngoại giao, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 7 năm 1991. Năm 1998, ông được phân công làm Thứ trưởng thứ nhất phụ trách quan hệ với các nước ở châu Á - Thái Bình Dương, quan hệ với ASEAN, ASEM, APEC, công tác nghiên cứu, hợp tác kinh tế, lãnh sự, pháp luật, báo chí, đào tạo.

Năm 2000, ông được Chủ tịch nước phong hàm Đại sứ; tháng 1/2000 được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Thương mại; tháng 8/2002 được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Phó thủ tướng, phụ trách kinh tế đối ngoại; Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về APEC.

Tại Đại hội Đảng lần thứ 8 năm 1996, ông Vũ Khoan tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Đại hội Đảng lần thứ 9 (năm 2001), ông tiếp tục được bầu vào Trung ương, được bầu vào Ban Bí thư.

Tháng 6/2006, được Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó thủ tướng vì lý do sức khỏe. Năm 2007, ông nghỉ hưu tại Hà Nội.

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu: Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhì, hàm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

Ông Vũ Khoan được Chính phủ các nước trao tặng: Huân chương Hữu nghị các dân tộc (Liên Xô cũ), Huân chương Tự do hạng nhất (Lào), Huân chương Mặt trời mọc (Nhật Bản).

  • Cùng chuyên mục
Gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội, vì sao giải ngân nhỏ giọt?

Gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội, vì sao giải ngân nhỏ giọt?

Mặc dù đã chính thức triển khai thực hiện được hơn 1 năm, nhưng đến thời điểm hiện tại tỷ lệ giải ngân vốn vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng ưu đãi cho nhà ở xã hội (NƠXH) mới chỉ đạt 0,5%.

Đầu tư - 14/05/2024 07:45

Thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng: Bắt buộc hay khuyến khích?

Thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng: Bắt buộc hay khuyến khích?

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng đã tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi từ phía bạn đọc, ở đó "phe" ủng hộ hay chưa đồng tình đều có lý lẽ riêng.

Thị trường - 14/05/2024 07:40

Thuế quan mới của Mỹ sẽ tác động đến xe điện và các mặt hàng xuất khẩu khác của Trung Quốc như thế nào?

Thuế quan mới của Mỹ sẽ tác động đến xe điện và các mặt hàng xuất khẩu khác của Trung Quốc như thế nào?

Theo những người quen thuộc với vấn đề, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới dành cho Trung Quốc ngay sau ngày thứ Ba (14/5), nhắm vào các lĩnh vực bao gồm xe điện, vật tư y tế và thiết bị năng lượng mặt trời, hãng tin Reuters cho hay.

Thị trường - 14/05/2024 07:00

Long An tìm nhà đầu tư làm dự án bất động sản trị giá hơn 10.662 tỷ đồng

Long An tìm nhà đầu tư làm dự án bất động sản trị giá hơn 10.662 tỷ đồng

Dự án khu dân cư kết hợp thương mại dịch vụ Thanh Phú, ở xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích gần 85,2 ha, với tổng mức đầu tư hơn 10.662 tỷ đồng và tiến độ thực hiện dự án dự kiến khoảng 6 năm.

Bất động sản - 14/05/2024 06:45

Một doanh nghiệp sắp trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 61%

Một doanh nghiệp sắp trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 61%

Trong tuần này, Nhựa Bình Minh sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức còn lại của năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 61% (tức 1 cổ phiếu nhận 6.100 đồng).

Tài chính - 14/05/2024 06:30

Cầu Bến Rừng gần 2.000 tỷ đồng dự kiến hoàn thành trong tháng 6

Cầu Bến Rừng gần 2.000 tỷ đồng dự kiến hoàn thành trong tháng 6

Hiện Dự án cầu Bến Rừng đã cơ bản hoàn thành các hạng mục, theo kế hoạch, chỉ khoảng một tháng nữa, cầu Bến Rừng và hệ thống đường nối sẽ đưa vào hoạt động.

Sự kiện - 14/05/2024 06:15

Việt Nam mong muốn WHO giúp nâng cao năng lực y tế dự phòng, bảo đảm thuốc, vaccine

Việt Nam mong muốn WHO giúp nâng cao năng lực y tế dự phòng, bảo đảm thuốc, vaccine

Đây là những vấn đề được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu lên tại buổi tiếp TS. Saia Ma'u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương vào ngày 13/5.

Sự kiện - 14/05/2024 06:12

Melinda Gates rời Gates Foundation với 12,5 tỷ USD cho hoạt động từ thiện của riêng mình

Melinda Gates rời Gates Foundation với 12,5 tỷ USD cho hoạt động từ thiện của riêng mình

Melinda French Gates sẽ rời quỹ từ thiện do bà đồng sáng lập cùng với chồng cũ, tỷ phú Bill Gates hơn 20 năm trước và sẽ nhận được 12,5 tỷ USD cho công việc của riêng mình nhằm hỗ trợ cho phụ nữ và các gia đình, bà cho biết hôm thứ Hai, theo Reuters.

Phong cách - 14/05/2024 05:45

Dự kiến tiếp tục thu phí tham quan Vịnh Nha Trang, cao nhất 30.000 đồng/người/lượt

Dự kiến tiếp tục thu phí tham quan Vịnh Nha Trang, cao nhất 30.000 đồng/người/lượt

Tỉnh Khánh Hòa dự kiến sẽ thu phí tham quan Vịnh Nha Trang sau một thời gian tạm dừng, mức phí cao nhất là 30.000 đồng/người/lượt.

Thị trường - 14/05/2024 05:28

Rà soát toàn bộ dự án liên quan Công ty Cây xanh Công Minh tại Quảng Ninh

Rà soát toàn bộ dự án liên quan Công ty Cây xanh Công Minh tại Quảng Ninh

Theo yêu cầu của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, tỉnh Quảng Ninh sẽ rà soát, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan các dự án trồng, chăm sóc cây xanh, chỉnh trang đô thị liên quan đến Công ty TNHH Cây xanh Công Minh (có trụ sở tại tỉnh Bình Phước).

Pháp luật - 13/05/2024 20:03

Đà Nẵng thông xe đường vành đai gần 1.500 tỷ đồng sau nhiều năm trễ hẹn

Đà Nẵng thông xe đường vành đai gần 1.500 tỷ đồng sau nhiều năm trễ hẹn

Dự án đường vành đai phía Tây Đà Nẵng có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng chính thức thông xe sau nhiều năm trễ hẹn.

Đầu tư - 13/05/2024 15:40

Vietjet vừa khai trương đường bay giữa Hà Nội và Hiroshima

Vietjet vừa khai trương đường bay giữa Hà Nội và Hiroshima

Đón hè sôi động, hãng hàng không Vietjet tưng bừng khai trương đường bay thẳng Hà Nội - Hiroshima, đường bay thứ tám của Vietjet giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản và đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Hiroshima.

Doanh nghiệp - 13/05/2024 15:26

Xem xét kỷ luật cựu Tổng Giám đốc Vinafood II

Xem xét kỷ luật cựu Tổng Giám đốc Vinafood II

Sau khi kiểm tra, UBKT Thành ủy TP.HCM sẽ lập đoàn kiểm tra, xử lý kỷ luật ông Trương Thanh Phong, cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) vì đã có khuyết điểm, vi phạm trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động của Vinafood II.

Pháp luật - 13/05/2024 15:26

Học bổng 'Vì trẻ em Việt Nam' đến với học sinh tỉnh Hà Tĩnh

Học bổng 'Vì trẻ em Việt Nam' đến với học sinh tỉnh Hà Tĩnh

60 suất học bổng được Báo Đầu tư trao tận tay đến các em học sinh tại phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sự kiện - 13/05/2024 13:26

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu nguyên nhân giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu nguyên nhân giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn, tình trạng buôn lậu vàng diễn biến phức tạp.

Thị trường - 13/05/2024 13:22

Bidiphar: Sau tranh cãi thượng tầng, người từng bị loại - ông Tạ Nam Bình làm Chủ tịch

Bidiphar: Sau tranh cãi thượng tầng, người từng bị loại - ông Tạ Nam Bình làm Chủ tịch

Đại hội cổ đông Bidiphar diễn ra ngày 27/4 nóng với việc bầu cử HĐQT nhiệm kỳ 2024 – 2029. Ông Tạ Nam Bình bất ngờ bị loại khỏi danh sách bầu cử trình tại đại hội nhưng sau đó đã được đưa vào lại danh sách và trở thành Chủ tịch HĐQT.

Tài chính - 13/05/2024 13:18