Cơ hội mở ra khi thị trường giảm sâu

Nhàđầutư
Sau khi giảm một mạch gần 250 điểm, gây tâm lý lo sợ bao trùm trên thị trường, chỉ số VN-Index đang dần hồi phục trở lại. Các chuyên gia và nhiều công ty chứng khoán đánh giá đây sẽ là cơ hội để nhà đầu tư giải ngân vào các mã cổ phiếu giá rẻ có nền tảng kinh doanh tốt.
HUY NGỌC
25, Tháng 06, 2018 | 07:00

Nhàđầutư
Sau khi giảm một mạch gần 250 điểm, gây tâm lý lo sợ bao trùm trên thị trường, chỉ số VN-Index đang dần hồi phục trở lại. Các chuyên gia và nhiều công ty chứng khoán đánh giá đây sẽ là cơ hội để nhà đầu tư giải ngân vào các mã cổ phiếu giá rẻ có nền tảng kinh doanh tốt.

chung khoan

Tháng 4- tháng VN-Index giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 9/2011 

Tháng 4- tháng VN-Index giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 9/2011

Quý I/2018, VN-Index ghi nhận mức tăng trưởng 19,33%. Điều này được cho là bởi hiệu ứng tích cực từ đà tăng mạnh lên tới 46,46% của chỉ số này trong năm 2017. Cộng hưởng với đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý I/2018 đạt 7,2% - mức cao nhất cùng kỳ của 10 năm qua và các chỉ số về cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam đều tăng được coi là các yếu tố quan trọng thúc đẩy dòng vốn tiếp tục đổ vào thị trường chứng khoán.

Kết quả là chỉ số VN-Index tiếp tục tăng một mạch và phá đỉnh lập được hồi năm 2007 trong phiên giao dịch ngày 9/4 khi đạt 1.204,33 điểm. Thế nhưng, ngay trước khi đóng cửa phiên ‘đạt đỉnh’ này, hãng tin Bloomberg đã có các cảnh báo đầu tiên với bài viết “MSCI, cuộc chơi rủi ro với nhà đầu tư Việt”. Bài báo ví von: “Sức nóng thời tiết ở TP.HCM và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) những ngày này gần như quá sức chịu đựng”.

Quả nhiên như hãng tin này nhận định, ngay sau khi thiết lập đỉnh mới, chỉ số VN-Index đã rơi vào xu hướng giảm với nhiều bẫy tăng giá khi xuất hiện một loạt các phiên tăng điểm xen kẽ các phiên giảm điểm. Trong hai tháng 4 và 5, thị trường đã trải qua đợt giảm điểm khá mạnh. Trong đó, tháng 4 được đánh giá là tháng giao dịch kém tích cực nhất của chỉ số VN-Index kể từ hồi tháng 5/2011 khi giảm tới 11%. Dư âm này còn tiếp tục kéo sang tháng 5 khi chỉ số VN-Index điều chỉnh với biên độ lớn và mạnh, giảm 7,5%. Nguyên nhân chủ yếu là do áp lực chốt lời tại các mã cổ phiếu vốn hóa lớn, mã bluechip và nhóm cổ phiếu quen thuộc dẫn dắt thị trường là cổ phiếu ngân hàng, sau một thời gian tăng trưởng nóng.

Tâm lý nhà đầu tư càng tiêu cực hơn với các tin đồn liên quan tới việc thắt chặt tỷ lệ cho vay margin, lo ngại về khả năng xảy ra chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng khiến đồng USD tăng giá trên toàn cầu, dù đồng VND vẫn duy trì sự ổn định.

Chính trong lúc này, đã xuất hiện một bộ phận nhà đầu tư tham gia bắt đáy. Thế nhưng bắt đáy xong rồi thị trường vẫn tiếp tục giảm, họ tỏ ra lo lắng không hiểu đáy ở đâu. Bởi, trong khi nhiều công ty ghi nhận lợi nhuận tốt, yếu tố kinh tế vĩ mô được nhiều chuyên gia chứng khoán đánh giá tích cực, vậy tại sao giá cổ phiếu của các công ty này vẫn giảm mạnh.

Và đỉnh điểm, khi VN-Index mất mốc 940 điểm trong phiên giao dịch ngày 28/5, mức thấp nhất so với tháng 11/2017, nhiều nhà đầu tư đã lo sợ kịch bản thị trường rơi vào xu hướng giảm dài hạn sau khi đạt đỉnh như năm 2007 đang tái diễn.

Tóm lại, về tổng thể, tuy chỉ số VN-Index ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong khu vực trong tháng 4, nhưng tính từ đầu năm thì chỉ số này vẫn có mức tăng cao hơn các thị trường trong khu vực với mức tăng 6,7%, so với các chỉ số SET - Thái Lan (tăng 1,5%), JCI - Indonesia (giảm 5,7%) và PCOMP Philippines (giảm 8,6%).

Có ý kiến cho rằng, áp lực chốt lời của khối ngoại từ các cổ phiếu vốn hóa lớn là một trong những nguyên nhân. Kể từ khi thị trường chưa đạt đỉnh 1.209 điểm, khối ngoại liên tục bán mạnh các cổ phiếu vốn hóa lớn, các mã dẫn dắt thị trường.

Cơ hội mở ra khi thị trường giảm sâu

Ngay trong phiên giao dịch sáng 28/5, ngày mà VN-Index mất mốc 940 điểm, ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) đã đăng đàn trấn an nhà đầu tư, rằng đây là lúc nhà đầu tư theo trường phái đầu tư giá trị có cơ hội gia tăng tỷ trọng sở hữu những cổ phiếu này. Liên tục sau đó, các lãnh đạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM đã có những phát ngôn trấn an nhà đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chuyên gia tài chính T.S Đinh Thế Hiển cho rằng, vẫn có khả năng thị trường giảm xuống 850 điểm, tái lập điểm cân bằng mới và trở về mốc 1.100 điểm. Ông nhận định đợt sóng tăng điểm mới chỉ có thể xuất hiện trong tháng 8/2018.

Tuy vậy, ông Hiển cho rằng luôn có cơ hội với nhà đầu tư, kể cả khi thị trường giảm sâu. “Việc thị trường giảm mạnh tạo cơ hội cho một số mã cổ phiếu tốt, thay vì đến từ tất cả các cổ phiếu trên thị trường. Nhà đầu tư nên xem xét giải ngân ở các doanh nghiệp tốt thuộc nhóm ngành hàng tiêu dùng và dầu khí”, ông Hiển khuyến nghị.

Với các công ty chứng khoán, họ cũng có những nhận định rất khác nhau. Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) đánh giá, dù thị trường đã hồi phục trong tuần giao dịch cuối cùng của tháng 5, song dòng tiền dự báo không mạnh và diễn biến thị trường phân hóa sau nhịp hồi phục. BSC đã đưa ra hai kịch bản của thị trường trong những tuần tới.

Ở kịch bản tích cực, BSC cho rằng khối ngoại ngừng bán và quay lại mua ròng do hiệu ứng ngược FED tăng lãi suất. Thị trường phân hóa, các cổ phiếu lớn vẫn thay nhau làm trụ giữ thị trường và dòng tiền chờ công bố kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp. Thanh khoản ở mức trung bình, chỉ số dần ổn định, tạo vùng tích lũy trên 1,000 điểm và phục hồi khi có thông tin hỗ trợ.

Ở trường hợp tiêu cực, VN-Index tiếp tục vận động theo mô hình V-D-V và giảm dưới 900 điểm. Biến động tiêu cực từ thị trường thế giới, hoạt động cắt giảm margin và khối ngoại bán ra là yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý và dòng tiền vào thị trường.

Với Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), họ đánh giá việc đi xuống của chỉ số trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua là một nhịp điều chỉnh thời điểm (time correction). VDSC cho rằng, khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 7 là thời gian thị trường giao dịch kém tích cực.

Sau đợt điều chỉnh, hệ số P/E của VN-Index hiện đã về mức 18,5 lần, tương đương với mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) là 5,4%. Với việc VN-Index đã giảm về vùng giá rẻ, hấp dẫn, nhiều công ty chứng khoán đánh giá đây là cơ hội để nhà đầu tư mua hàng tốt với giá rẻ.

Cụ thể, BSC khuyến nghị các nhà đầu tư để tâm tới nhóm cổ phiếu ngân hàng - tài chính có kết quả kinh doanh cải thiện mạnh và được hưởng lợi từ những qui định pháp lý có liên quan tới việc hỗ trợ tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu. Trong khi đó nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng lại được hưởng lợi từ chu kỳ hồi phục của nền kinh tế. Các cổ phiếu đầu ngành bán lẻ có mức tăng trưởng và cổ tức cao. Nhóm cổ phiếu có tính chất phòng thủ cao thuộc ngành tiêu dùng, dược và năng lượng.

Với VDSC, họ cho rằng thị trường thường mất một khoảng thời gian để hồi phục sau giai đoạn đi xuống, vì vậy không nhất thiết phải vội vã mua với khối lượng lớn. Công ty này lập luận rằng, với việc các doanh nghiệp vẫn đang tăng trưởng, mức định giá của thị trường đã về gần với mức đầu năm, thì đây có vẻ là thời điểm thích hợp để tìm kiếm các cơ hội và dần dần tích lũy cổ phiếu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ