Chuyện ‘buồn’ của những doanh nghiệp tổ chức ĐHĐCĐ muộn

Nhàđầutư
Từ giờ tới cuối tháng 6/2018 sẽ có thêm khoảng hơn 20 doanh nghiệp tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2018.
HÓA KHOA
25, Tháng 06, 2018 | 15:37

Nhàđầutư
Từ giờ tới cuối tháng 6/2018 sẽ có thêm khoảng hơn 20 doanh nghiệp tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2018.

nhadautu - chuyen buon tai cac dhdcd to chuc muon

 

Bên cạnh một số cái tên đáng chú ý như Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco – mã BHN), Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời (mã LTG),… chưa tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), nhiều ĐHĐCĐ 'muộn' của một số doanh nghiệp lại mang nỗi buồn 'khó tỏ cùng ai' của các cổ đông, đặc biệt là các cổ đông 'nhỏ lẻ'. 

Công ty CP Sữa Hà Nội (mã HNM): Bị cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên 2017 chất vấn việc chậm nộp BCTC kiểm toán 2016 dẫn đến việc bị đưa vào diện kiểm soát, Hanoimilk vẫn tái phạm và bị đưa vào diện hủy niêm yết

Đây có lẽ sẽ là vấn đề được các cổ đông chất vấn Chủ tịch HĐQT HNM, Hà Quang Tuấn, nhiều nhất tại ĐHĐCĐ thường niên 2018.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2017, nhiều cổ đông đã bày tỏ sự đồng cảm với Chủ tịch HĐQT và Ban điều hành Hanoi Milk trước những khó khăn nội tại của doanh nghiệp. Song, vấn đề được cổ đông quan tâm nhiều nhất vẫn là tại sao công ty lại chậm nộp BCTC kiểm toán 2017, để rồi cổ phiếu HNM bị đưa vào diện kiểm soát?

Tại thời điểm đó, ông Hà Quang Tuấn chia sẻ, do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long (T.D.K) - công ty kiểm toán BCTC 2016 của HNM - bất ngờ bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ tư cách kiểm toán BCTC 2016. Vậy nên HNM không ‘kịp trở tay’ và dẫn đến việc chậm nộp BCTC.

Ông Tuấn cũng cho hay doanh nghiệp đã gửi công văn xin đổi đơn vị kiểm toán khác, tuy nhiên vẫn chưa nhận được văn bản trả lời của UBCK Nhà nước.

Song tính đến ngày 10/5/2018, doanh nghiệp này tiếp tục chậm nộp BCTC kiểm toán 2017. Đây là năm thứ ba liên tiếp HNM chậm nộp BCTC kiểm toán.

Do đó, HNX đánh giá Hanoi Milk sẽ bị hủy niêm yết theo quy định tại điểm k, khoản 1, điều 60 của Nghị định 58 ngày 20/7/2012 của Chính phủ.

Điều đáng nói, cổ phiếu của Hanoi Milk rơi vào diện hủy niêm yết chỉ vài tháng sau khi được giao dịch bình thường trở lại.

Nếu tại ĐHĐCĐ thường niên 2017 ông Hà Quang Tuấn có thể viện dẫn chuyện kiểm toán T.D.K và việc UBCKNN không phản hồi công văn của HNM, thì tại sao lần này doanh nghiệp lại chậm nộp BCTC kiểm toán 2017?

Hiện tại, tài liệu phục vụ ĐHĐCĐ được gửi trước tới các cổ đông của HNM chỉ bao gồm: Mẫu thư mời cổ đông, chương trình đại hội, thư xác nhận tham dự, giấy ủy quyền họp thay và giấy ủy quyền Chủ tịch họp thay.

Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng không công bố tài liệu nào thêm.

Quý I/2018, Hanoimilk lãi sau thuế 103 triệu đồng, giảm 51% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến 31/3, Hanoimilk còn lỗ lũy kế 2 tỷ đồng. Và lẽ dĩ nhiên, thị trường đã phần nào phản ánh giá trị nội tại của HNM. Tính đến phiên giao dịch 22/6, thị giá HNM đạt 2.700 đồng/cổ phiếu, trong khi một năm trước mã này vẫn được giao dịch quanh mức giá 5.000 đồng/cổ phiếu.

Công ty CP Tập đoàn Đại Dương (mã OGC): Phải gửi ‘email’ cho những cổ đông cầm vài chục cổ phiếu lẻ đến họp

Thoạt tiên, điều này nghe có vẻ không lạ lùng. Bởi, vẫn có trường hợp doanh nghiệp gửi thư mời đến những cổ đông chỉ sở hữu vài chục cổ phiếu.

Tuy vậy, OGC lại là một trường hợp đáng đề cập tới. Bởi doanh nghiệp này những năm gần đây đã có truyền thống không hội đủ số cổ đông đại diện cho số cổ phần có quyền biểu quyết đến họp để tổ chức ĐHĐCĐ.

Trong năm 2017, sau 2 lần tổ chức bất thành thành, ĐHĐCĐ thường niên của OGC mới diễn ra ‘trót lọt’ ở lần thứ ba. Điều này cũng đã diễn ra tương tự trong năm 2016.

Nếu lần tổ chức ĐHĐCĐ thường niên tới đây (dự kiến vào ngày 30/6) không thành công, OGC dự tính sẽ tổ chức lại vào các ngày 27/7 và 15/8.

Trong tài liệu ĐHĐCĐ, Tập đoàn này dự kiến năm 2018 doanh thu đạt 1.393 tỷ đồng, tăng 23% so với năm trước và mục tiêu lãi ròng là 188 tỷ đồng. Tài liệu cũng cho hay, doanh nghiệp sẽ tiếp tục tập trung vào lĩnh vực bất động sản và kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng.

Công ty CP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội – Kinh Bắc (mã HKB): Lỗ 4 quý liên tiếp, đâu là động lực để HĐQT đề ra kế hoạch có lãi trong năm 2018?

Trong năm 2018, HKB đề ra kế hoạch doanh thu hợp nhất 500 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế dự kiến ở mức 5 tỷ đồng. Kế hoạch này có phần tự tin khi năm 2017 HKB chỉ đạt doanh thu 139,2 tỷ đồng và lỗ trước thuế đến 67,4 tỷ đồng.

Năm 2017 HKB lỗ do phải hạch toán các khoản mục chi phí như giảm trừ giá trị lợi thế thương mại 45 tỷ đồng, trích lập khấu hao tài sản cố định 5 tỷ đồng. Các khoản mục bút toán này chiếm tới trên 75% trị giá hạch toán lỗ trong BCTC hợp nhất của HKB.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không đưa ra lý do cụ thể cho kế hoạch lãi năm 5 tỷ đồng trong năm 2018.

Trong quý I/2018, HKB ghi nhận lỗ gần 12 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước công ty  lãi 3 tỷ đồng. Nguyên nhân được HKB đưa ra là do hạch toán khoản giảm trừ giá trị lợi thế thương mại với số tiền gần 11,3 tỷ đồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ