Chủ tịch Quốc hội: 'Thích đề ra chính sách chi để chi cho nhiều, còn động đến thu không chịu làm'

Nhàđầutư
"Người ta thích đề ra chính sách chi để chi cho nhiều, còn động đến thu không chịu làm. Sở, ngành nào cũng trình chính sách chi mà không chịu trình phương án thu, trong khi thu là quan trọng, tạo nguồn lực", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
BẢO LÂM
13, Tháng 07, 2021 | 13:32

Nhàđầutư
"Người ta thích đề ra chính sách chi để chi cho nhiều, còn động đến thu không chịu làm. Sở, ngành nào cũng trình chính sách chi mà không chịu trình phương án thu, trong khi thu là quan trọng, tạo nguồn lực", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Sáng 13/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về dự kiến các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025, kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2021-2025; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng các báo cáo của Chính phủ cũng như của cơ quan thẩm tra có chất lượng tốt, bám sát các nghị quyết và cơ bản phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, nội dung cần đánh giá đúng, làm nổi bật thành tựu của 4 năm nhiệm kỳ khoá XIV cũng như sự "vượt khó" của năm 2020.

Bo cáo cũng cần làm rõ thêm những vướng mắc, khó khăn khi vận hành cơ chế mới của đầu tư công. Thực tế cho thấy 5 năm qua, cơ bản khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp. Sau khi sửa Luật Đầu tư công kết hợp sự điều hành, tỷ lệ giải ngân năm 2020 rất cao, đạt gần 98%.

Kế hoạch tài chính đảm bảo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên. Cơ cấu thu tích cực khi thu nội địa cao (như Hà Nội là 93%). Cơ cấu tỷ lệ chi tích cực khi giảm mạnh chi thường xuyên. Tuy vậy, ông Vương Đình Huệ cũng đặt vấn đề, tại sao nhiều địa phương thực hiện tốt việc này nhưng nhiều nơi khác lại chưa làm được.

vuong-dinh-hue

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Quốc hội.

Về giải pháp, định hướng, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, trước hết phải thể chế hoá kịp thời chủ trương, định hướng Nghị quyết Đại hội XIII, nhất là nhiều điểm mới hoặc có điểm trước đây đã có nhưng nay tư duy và cách nhìn mới.

Đề cập vấn đề thể chế, ông Vương Đình Huệ cho rằng, nếu rà soát lại luật, nghị định, thông tư hướng dẫn thì còn rất nhiều vấn đề và cần khắc phục khuynh hướng bảo thủ, thấy sai mà không sửa và cứ kêu, đổ thừa cho cơ chế.

"Xu hướng đổ thừa nổi lên rất mạnh. Có luật, có thông tư, nghị định thì cấp nào rà soát, xác định sửa cái gì, sửa thế nào? Cứ kêu mà không sửa. Lần này chủ động rà soát để khắc phục, quan trọng là xác định vướng chỗ nào, cái gì phải chỉ ra chứ không chỉ kêu; không làm được lại đổ thừa thể chế", ông Vương Đình Huệ nêu vấn đề.

Đáng chú ý, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ còn đề nghị đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế đặc thù cho các địa phương. "Người ta thích đề ra chính sách chi để chi cho nhiều, còn động đến thu không chịu làm. Sở, ngành nào cũng trình chính sách chi mà không chịu trình phương án thu, trong khi thu là quan trọng, tạo nguồn lực", Chủ tịch Quốc hội nhận định và yêu cầu báo cáo Quốc hội hàng năm thực hiện như thế nào, tránh việc nghị quyết được ban hành mà không thực hiện hoặc chỉ thực hiện một vế.

Về thực hiện Luật Đầu tư công, Chủ tịch Quốc hội cho biết công tác chuẩn bị đầu tư khi hàng trăm dự án, trong đó có dự án trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia mà "chưa biết hình dáng". "Quay đi quay lại chúng ta sẽ hết năm thứ nhất, cần nhìn thẳng vào vấn đề này để triển khai quyết liệt hơn nữa", ông Vương Đình Huệ lưu ý.

Đồng quan điểm trên về vấn đề thể chế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định góp ý, nhiều địa phương, nhiều nơi kêu vướng thể chế, kêu vướng luật, nhưng lại không nêu là vướng như thế nào, nên sửa ra sao.

"Ở Khánh Hòa khi tôi về làm Bí thư Tỉnh ủy, một số sở, ngành khi đụng đến việc cứ kêu vướng luật, khó làm. Cứ 15 ngày, tôi yêu cầu họp một lần nghe các bên báo cáo, cuối cùng có phải vướng đâu, là do cách tổ chức thực hiện", ông Nguyễn Khắc Định chia sẻ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ