Cao su Phước Hòa dự kiến có lợi nhuận lớn nhờ... chuyển nhượng đất

Nhàđầutư
Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa (mã PHR) đã lên kế hoạch chuyển nhượng 800 – 1.000 ha đất cho Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) với chi phí đền bù dự kiến khoảng 1,5 tỷ đồng cho mỗi hecta.
LÊ ANH MINH
25, Tháng 07, 2017 | 16:03

Nhàđầutư
Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa (mã PHR) đã lên kế hoạch chuyển nhượng 800 – 1.000 ha đất cho Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) với chi phí đền bù dự kiến khoảng 1,5 tỷ đồng cho mỗi hecta.

Mu cao su

 

Quá trình chuyển nhượng đất cho VSIP dự kiến bắt đầu trong năm 2017 và kéo dài trong khoảng 5 năm (mỗi năm chuyển giao khoảng 150 - 200 ha).

PHR cũng sẽ chuyển nhượng 350 ha đất cho công ty liên kết là Công ty KCN Nam Tân Uyên (mã NTC) với mức giá khoảng 917 triệu đồng/ha. Trong năm nay dự kiến PHR sẽ chuyển cho NTC 50 ha.

Hiện PHR cũng đầu tư vào các dự án khu công nghiệp. Theo đó, công ty hiện sở hữu 80% vốn tại KCN Tân Bình và 32,8% tại KCN Nam Tân Uyên. Ngoài ra, Tập đoàn công nghiệp Cao Su (VRG) có chủ trương thoái phần vốn đầu tư (20,42%) tại KCN Nam Tân Uyên và nhượng lại cho PHR (hiện tỷ lệ sở hữu của PHR tại đây là 32,85%) theo giá thị trường. KCN Tân Bình với diện tích hiện tại khoảng 250 ha sẽ mở rộng lên 1.250 ha và KCN Nam Tân Uyên dự kiến mở rộng từ 630 ha hiện tại lên khoảng 1.000 ha.

Với tình hình thu hút đầu tư của tỉnh Bình Dương đang khả quan, các kế hoạch mở rộng diện tích các khu công nghiệp cũng như việc nâng tỷ lệ sở hữu tại các doanh nghiệp sở hữu khu công nghiệp của PHR sẽ mang về kết quả kinh doanh tích cực cho PHR trong tương lai.

Giá thanh lý vườn cây cao su cũng sẽ tăng mạnh (từ 150 triệu đồng/ha lên mức khoảng 180-200 triệu đồng/ha), do giá cây gỗ tăng. Sau khi chính sách bảo vệ thiên nhiên và cấm chặt phá rừng tại Trung Quốc được đưa ra, nhu cầu gỗ cao su ở Việt Nam tăng mạnh trong năm 2017.

Với việc thu nhập từ thanh lý cây trong 3 năm gần đây của công ty luôn đứng ở mức 90-100 tỷ đồng (thanh lý khoảng 800 ha/năm) và việc PHR dự kiến thanh lý khoảng 1.000 ha cây trong năm 2017, dự báo thu nhập từ thanh lý cây trong năm tới của công ty sẽ tăng khoảng 2-3 lần.

Về mảng kinh doanh mủ cao sau, giá cao su trong nước trong 6 tháng đầu năm tăng hơn 50% so với mức giá trung bình của năm 2016. Giá bán bình quân của PHR trong nửa đầu năm nay đạt gần 45 triệu đồng/tấn, cao hơn 54,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Giá cao su sau khi tăng mạnh vào quý 1/2017 do đầu cơ và tình hình giảm cung, đã giảm trong quý 2 và sau đó lại tăng nhẹ trở lại trong thời gian gần đây. Dự báo giá cao su sẽ dần phục hồi kể từ quý 3 năm nay do trong tương lai tình hình thiếu cung sẽ tiếp diễn (theo báo cáo của ANRPC - Association of Natural Rubber Producing Countries).

Bất kỳ sự phục hồi nào của giá cao su sau năm 2017 có thể khiến triển vọng kinh doanh của PHR khả quan hơn đáng kể, do biên lợi nhuận của PHR phụ thuộc nhiều vào giá cao su.

Capture

 

Vườn cây cao su tại Campuchia với diện tích 9.622 ha của PHR đã bắt đầu đóng góp sản lượng từ năm 2016 với gần 500 ha cây bắt đầu cho thu hoạch. Dự kiến trong năm 2017 công ty sẽ đưa thêm 2.000 ha cây cao su trồng năm 2010 vào khai thác và trong tương lai 5 năm tới sẽ đưa toàn bộ 7.622 ha cây cao su tại Campuchia vào khai thác lấy mủ.

Dự án trồng rừng tại Đăk Lăk của công ty có thể mang lại 10.000 ha đồn điền cao su và 17.000 ha rừng từ năm 2020 trở đi, trong đó 3.500 ha sẽ nằm trong khu vực rừng phòng hộ theo quy định nhà nước.

Hiện tại hơn 50% diện tích vườn cây của PHR ở độ tuổi trên 20 năm tuổi, có năng suất thu hoạch thấp. Do vậy, trong giai đoạn 3 - 5 năm tới, PHR sẽ tập trung thanh lý vườn cây cũ, đẩy mạnh trồng tái canh với kỳ vọng năm 2020 sẽ đạt được cơ cấu tuổi hợp lý cho vườn cây.

Việc liên tục thanh lý cây từ năm 2014 đến nay khiến sản lượng mủ thu hoạch của PHR liên tục giảm (từ 20.000 tấn năm 2011 xuống còn 16.450 tấn năm 2016, và tiếp tục giảm), chỉ đáp ứng được khoảng 50% công suất sản xuất hiện tại, do vậy phần còn lại đến từ thu mua với mức biên lợi nhuận gộp thấp hơn nhiều. Triển vọng biên lợi nhuận của công ty sẽ phục hồi cao sau khi hoàn thành trồng tái canh tại các dự án Campuchia, Đắk Lắk...

PHR đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017, theo đó công ty đã chế biến được 11.677 tấn mủ thành phẩm các loại và tiêu thụ được 10.771 tấn mủ thành phẩm, giá bán bình quân gần 45 triệu đồng/tấn (cao hơn 54,8% so với cùng kỳ năm 2016). Tổng lợi nhuận trước thuế ước đạt 161,2 tỷ đồng, hoàn thành 59,4% kế hoạch cả năm, tăng 94,2% theo năm.

Năm 2017 công ty đặt kế hoạch doanh thu 1.327 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 271 tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Do 3 năm gần đây doanh thu thực tế của PHR luôn vượt kế hoạch từ 20 - 50%, lợi nhuận sau thuế vượt 25 - 118% nên dự phóng mức doanh thu và lợi nhuận sau thuế của PHR trong năm 2017 lần lượt là 1.464 tỷ đồng và 534 tỷ đồng, tăng tương ứng 24,3% và 139,2% so với năm trước.

Cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2017 dự kiến sẽ tăng mạnh so với mức 18% của năm trước nếu việc chuyển nhượng đất thực hiện thành công trong năm 2017. Cổ phiếu của công ty hiện đang giao dịch ở mức P/E dự phóng 5,3 lần, thấp hơn nhiều so với P/E chung của ngành.

Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm nay (25/7) cổ phiếu PHR đóng cửa ở mức 36.500 đồng/cổ phiếu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ