Cần tập trung đầu tư, hỗ trợ chính sách KH&CN đối với mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Nhàđầutư
GS.TS Ngô Xuân Bình, Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH&CN cho biết, vẫn còn rất nhiều điểm yếu cốt lõi trong hầu hết các sản phẩm của Việt Nam. Do đó, cần tập trung đầu tư, hỗ trợ chính sách KH&CN đối với một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh.
PHƯƠNG LINH
13, Tháng 10, 2020 | 12:16

Nhàđầutư
GS.TS Ngô Xuân Bình, Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH&CN cho biết, vẫn còn rất nhiều điểm yếu cốt lõi trong hầu hết các sản phẩm của Việt Nam. Do đó, cần tập trung đầu tư, hỗ trợ chính sách KH&CN đối với một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh.

Sáng 13/10, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Diễn đàn Nông dân quốc gia lần thứ V với chủ đề: "Vốn và công nghệ trong liên kết 6 nhà".

Theo ông Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, năm 2020 là một năm thế giới có nhiều biến động, dịch COVID-19 đã lây lan ra phạm vi toàn cầu, gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng con người và thiệt hại về kinh tế xã hội, trong đó có Việt Nam.

Trong bối cảnh khó khăn của năm 2020 bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19, nông dân, doanh nghiệp, HTX đã nỗ lực vượt khó vươn lên, cùng cả nước thực hiện có hiệu quả nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

Cũng nhờ tinh thần và sức mạnh ấy mà nông nghiệp, nông thôn nước ta trong năm 2020 một lần nữa lại chứng tỏ là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, có đóng góp góp to lớn vào sự ổn định, hội nhập và phát triển.

unnamed (14)

Diễn đàn Nông dân quốc gia lần thứ V với chủ đề: "Vốn và công nghệ trong liên kết 6 nhà" sáng 13/10

Tuy nhiên, trước cơ hội hội nhập sâu rộng theo hiệp định thương mại tự do FTA, trong đó có CPTPP và EVFTA được mở rộng thị trường, thay đổi công nghệ, thay đổi cách quản trị hay thay đổi về thể chế, pháp luật thì chúng ta cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trong điều kiện xuất phát điểm thấp và thiếu kết nối theo chuỗi giá trị. 

Điều này đòi hỏi mỗi chủ hộ kinh tế, giám đốc HTX và giá đốc doanh nghiệp phải được giải phóng bằng kiến thức của không chỉ của nhà sản xuất mà hơn nữa là phải là của nhà kinh doanh nông nghiệp tức là nhà kinh tế trí thức nông nghiệp với cuộc chuyển đổi lớn về các yếu tố của năng lực khởi nghiệp sáng tạo và quản trị.

Tại diễn đàn, GS.TS Ngô Xuân Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH&CN khẳng định, một trong những vấn đề mang tính chất quyết định đến sự phát triển bền vững của sản phẩm đó là "chất lượng sản phẩm".

Yếu tố này không chỉ thể hiện ở bản thân chất lượng của hàng hóa được kết tinh ở khâu sản xuất nguyên liệu, công nghệ chế biến, chế tạo được giám định kỹ lưỡng về tiêu chuẩn, mà còn đi kèm với kiểu dáng, mẫu mã, bao bì, đóng gói sao cho hấp dẫn và thuận tiện nhất khi đưa ra thị trường. Điều đó rất cần tác động của KH&CN.

"Thực tế cho thấy vẫn còn rất nhiều điểm yếu cốt lõi trong hầu hết các sản phẩm của Việt Nam", ông Bình nói.

Theo ông Bình, Việt Nam là nước có điều kiện thiên nhiên ưu đãi và có nhiều mặt hàng nông sản được người nước ngoài ưa chuộng nhưng những năm trước đây các doanh nghiệp chỉ tập trung sản xuất thật nhiều mà chưa quan tâm đến việc sản phẩm làm ra bán cho thị trường nào, bao bì mẫu mã ra sao nên những ưu điểm đó đã không thể phát huy được, các doanh nghiệp không thể tập trung diện tích đất lớn để ứng dụng khoa học công nghệ toàn diện, đạt năng suất, hiệu quả cao nhất.

Ông Bình cho biết, trên thực tế, Bộ KH&CN quan tâm hỗ trợ cho các địa phương thông qua việc triển khai một số nhiệm vụ KH&CN theo đề xuất từ địa phương, đồng thời các cơ quan Trung ương cũng đề xuất nhiều nội dung nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương (Các nhiệm vụ thuộc Chương trình KH&CN quốc gia).

Cũng theo ông Bình, bài toán cần giải ở đây đang đặt ra là cần phải tiếp cận theo hướng xem xét, lựa chọn và phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù của địa phương rất cần sự vào cuộc đồng bộ cả từ Trung ương đến địa phương trong việc xác định đầu tư phát triển sản phẩm. Yếu tố khoa học và công nghệ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đến tất cả các khâu trong từng sản phẩm và cần phải được đi trước một bước.

Vì vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ để phát triển một số sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương có ý nghĩa rất lớn, nó sẽ tạo ra được sản phẩm được khẳng định từ vai trò của KH&CN, trực tiếp tạo ra giá trị và đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.

Ông Bình kiến nghị cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung hệ thống các cơ chế, chính sách KH&CN phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp bao gồm các Luật, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm khuyến khích doanh nghiệp/ người dân đầu tư trực tiếp hoặc liên kết tổ chức, cá nhân để nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ.

Ưu tiên đầu tư, triển khai cơ chế, chính sách đồng bộ, theo chuỗi giá trị của sản phẩm nhằm hỗ trợ phát triển sản phẩm quốc gia, sản phẩm truyền thống, đặc sản, ứng dụng KH&CN mới, nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ phục vụ xuất khẩu.

Tập trung đầu tư, hỗ trợ chính sách KH&CN đối với một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, mang lại hiệu quả cao thông qua các hoạt động như: xây dựng trang trại thông minh, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, công tác dồn điền đổi thửa trong nông nghiệp; sáp nhập, hợp tác liên kết, liên doanh trong phát triển các sản phẩm làng nghề, tiểu thủ công nghiệp...

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cao trong doanh nghiệp, hợp tác xã để nâng cao năng lực tiếp thu tiến bộ KH&CN, quản lý tổ chức phát triển mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã có hiệu quả cao. Ứng dụng, phát triển công nghệ tạo chuyển biến nhanh trong sản xuất, để tạo ra chuỗi sản xuất vừa đảm bảo giá trị cao, đồng thời giảm chi phí sản xuất.

Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu phát triển thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt với các thị trường mới có tiềm năng và giá trị gia tăng cao.

Đẩy mạnh việc bảo hộ tài sản trí tuệ, xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc thù, thế mạnh, chủ lực của địa phương, giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, thành lập doanh nghiệp KH&CN, liên kết thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ