Các địa phương ảnh hưởng đã chuẩn bị cơ bản để ứng phó với cơn bão số 9

Nhàđầutư
Cơn bão số 9 sắp đổ bộ vào đất liền mang theo mưa lớn, với trọng tâm đi vào 14 tỉnh từ Quảng Nam đến Vũng Tàu và các tỉnh Tây Nguyên, có thể di chuyển đến khu vực Bến Tre. Trong đó, lũ quét, sạt lở dễ xảy ra ở khu vực 9 tỉnh từ Quảng Nam đến Vũng Tàu, Tây Nguyên.
CHU KÝ
24, Tháng 11, 2018 | 09:11

Nhàđầutư
Cơn bão số 9 sắp đổ bộ vào đất liền mang theo mưa lớn, với trọng tâm đi vào 14 tỉnh từ Quảng Nam đến Vũng Tàu và các tỉnh Tây Nguyên, có thể di chuyển đến khu vực Bến Tre. Trong đó, lũ quét, sạt lở dễ xảy ra ở khu vực 9 tỉnh từ Quảng Nam đến Vũng Tàu, Tây Nguyên.

Tình hình diễn biến cơn bão số 9

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 24 giờ tới, cơn bão số 9 (bão Usagi) sẽ di chuyển theo hướng Tây mỗi giờ đi được khoảng 10-15km và đi vào đất liền các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu với cường độ mạnh cấp 7-8.

DBQG_XTND_20181123_2300

Diễn biến hướng di chuyển của cơn bão số 9 trong 24 giờ tới. Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

Đến 22 giờ ngày 24/11, vị trí tâm bão ở khoảng 10,5 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ Kinh Đông, trên bờ biển các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 130km tính từ tâm bão.

Đối với các khu vực trên đất liền như Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu từ sáng ngày 24/11 sẽ có gió mạnh cấp 6 và tăng dần lên khi bão vào đất liền. Khu vực tâm bão khả năng đi vào sẽ có gió mạnh cấp 8 – 9 và gió giật lên tới cấp 11 – 12.

Từ đêm 23/11 đến ngày 26/11, mưa lớn sẽ xuất hiện ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận và Nam Tây Nguyên, lượng mưa rất to (300-500mm/đợt); Bắc Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa to (100-200mm/đợt).

 Riêng TP.HCM, trong chiều và đêm mai 24/11 sẽ có mưa rất to (phổ biến 200-250mm) và có khả năng dông, lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7.

Công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 9, tại các tỉnh thành

Tại tỉnh Khánh Hòa, Lãnh đạ UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương chủ động ứng phó với bão số 9; khẩn trương di dời, sơ tán khoảng 280 ngàn dân đến nơi an toàn và  40.000 lồng bè và hơn 8.000 người lao động đang ở trên trên biển đã được thông báo di chuyển đến khu vực tránh bão.

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương kiên quyết di dời, không để người dân ở lại trên các lồng bè. Các xã, phường bố trí lực lượng chốt gác tại 51 ngầm, tràn, nghiêm cấm người dân qua lại. Đối với các công trình đang xây dựng, địa phương yêu cầu các chủ đầu tư chằng chống, tháo dỡ các công trình nguy hiểm, tránh thiệt hại về người và tài sản.

Tại tỉnh Bình Thuận, Ban Lãnh đạo tỉnh đã có chỉ đạo,  đề nghị các địa phương, sở ngành và đơn vị liên quan khẩn trương lên phương án phòng chống bão. Cụ thể,  triển khai ngay việc đảm bảo an toàn cho tàu thuyền; kêu gọi, hướng dẫn các phương tiện đánh cá và hàng hải không đi vào vùng ảnh hưởng, đảm bảo an toàn cho người dân, khách du lịch tại các khu vực ven biển, khu du lịch, khu sản xuất kinh tế, lồng bè, nuôi trồng thủy sản…

ggffhf

Hiện phần lớn tàu, thuyền đã đucợ neo đậu an toàn tại Cảng và bờ biển trên Đảo Phú Qúy (Bình Thuận). 

Đặc biệt tại đảo Phú Qúy (Bình Thuận), để tránh thiệt hại cho các hộ nuôi cá lồng bè trên biển, huyện đảo Phú Qúy đã huy động các đơn vị bộ đội, cơ quan và Bộ đội biên phòng giúp di dời hải sản vào bờ.

Theo thông tin từ Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận, đến 10 giờ sáng ngày 23/11, toàn bộ 1.419 tàu thuyền/6.908 lao động của huyện đã vào nơi trú ấn an toàn. Trong đó, 1.118 tàu thuyền neo đậu tại Cảng Phú Quý, 300 chiếc đang neo đậu tại các địa phương khác như Phan Thiết, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận và 1 thuyền neo đậu an toàn tại quần đảo Trường Sa. 

Tại tỉnh Bà Rịa -  Vũng Tàu, Theo UBND huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, công tác ứng phó với bão số 9 địa phương đã sẵn sàng. Trên đất liền, huyện đã kêu gọi người dân, các đơn vị khẩn trương tổ chức chằng chống nhà cửa, công sở; phối hợp với Ban quản lý 5 công trình hồ đập tổ trực 24/24 giờ để ứng phó kịp thời sự cố tràn, vỡ đập ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống người dân.

Tính đến sáng ngày 23/11, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có gần 3.300 tàu thuyền di chuyển vào bờ, với trên 15.300 ngư dân. Số tàu thuyền neo đậu tại bến là hơn 3.150 chiếc phương tiện và đến trưa nay, đã có hơn 2.600 tàu với hơn 17.200 ngư dân của Bà Rịa Vũng Tàu đang hoạt động trên biển và được thông báo di chuyển khỏi vùng nguy hiểm; các tàu thuyền này đều được giữ liên lạc thường xuyên để thông tin về cơn bão và có phương án tránh trú an toàn.

Tại huyện Cần Giờ (TP.HCM), Theo chỉ đạo của UBND TP HCM, lãnh đạo huyện đã rà soát, chuẩn bị lực lượng sẵn sàng để ứng phó trước và sau khi bão vào. Cụ thể, từ 13h ngày 23/11 đã có lệnh cấm các tàu thuyền đang đánh bắt trên biển, người dân ở các chòi canh phải về đất liền trước khi lệnh cấm có hiệu lực.

Bên cạnh đó, phía đơn vị cũng đã tiến hành khảo sát toàn bộ các hộ dân ở các vùng thấp trũng, nhà tạm, những khu vực có nguy cơ sạt lở... trong đó, gồm có 2.000 hộ dân (hơn 4.000 người) nằm trong khu vực sẳn sàng di dời trong ngày 24/11.

Ngoài ra,  tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre có gần 120 tàu cá với 801 ngư dân đang neo đậu an toàn. Tại các cảng cá của tỉnh này có hơn 730 tàu thuyền của các tỉnh bạn đang neo đậu an toàn để tránh trú.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ