Các "đại gia" Việt kiến nghị gì với Thủ tướng?

Nhàđầutư
Là các doanh nhân quyền lực, họ có nhiều kênh để nêu chính kiến. Nhưng phát biểu tại một diễn đàn lớn như Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp hôm nay - 17/5 là cơ hội hiếm có. Qua cách các "đại gia" nay chọn vấn đề phát biểu, có thể biết được mối quan tâm lớn nhất hiện nay của họ.
HỒ MAI
17, Tháng 05, 2017 | 15:40

Nhàđầutư
Là các doanh nhân quyền lực, họ có nhiều kênh để nêu chính kiến. Nhưng phát biểu tại một diễn đàn lớn như Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp hôm nay - 17/5 là cơ hội hiếm có. Qua cách các "đại gia" nay chọn vấn đề phát biểu, có thể biết được mối quan tâm lớn nhất hiện nay của họ.

 Chủ tịch TH: 'Muốn thành bếp ăn thế giới phải làm tử tế ngay trong nước'

Trong phần phát biểu của mình, Chủ tịch Tập đoàn TH - bà Thái Hương nhấn mạnh tới chữ tín trong kinh doanh và sức khoẻ cộng đồng.

Bà Thái Hương đề xuất Chính phủ ban hành ngay quy chuẩn về an toàn thực phẩm đối với từng sản phẩm, đặc biệt là tiêu chuẩn sản phẩm sữa; giải pháp triển khai chương trình sữa học đường.

thai huong

 Bà Thái Hương - Chủ tịch Tập đoàn TH. Ảnh: Zing.vn

Theo bà Hương, dù có tiêu chuẩn sữa học đường nhưng hiện vẫn chưa có tiêu chuẩn cụ thể về dạng sữa lỏng. Bà Hương lo lắng khi hiện sữa học đường vẫn là sữa cân. 

"Ở các nước tiên tiến chỉ sử dụng sữa bột, sữa tươi nhưng ở Việt Nam lạm dụng sữa tiệt trùng, sữa hoàn nguyên. Vẫn chưa ra được tiêu chuẩn dạng sữa lỏng, không hiểu mắc ở đâu", Chủ tịch TH nói.

Theo người đứng đầu TH: "Để biến Việt Nam thành bếp ăn của thế giới thì trước hết phải làm tử tế ngay trong nước, phải ban hành tiêu chuẩn sản phẩm để doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh".

Chủ tịch BRG: ‘Cần cho doanh nghiệp cơ hội sửa sai’

Nhấn mạnh về động lực quan trọng của nền kinh tế, bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch Tập đoàn BRG mong muốn Chính phủ tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển ở mọi ngành, lĩnh vực pháp luật không cấm, khuyến khích hình thành tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu.

Người đứng đầu BRG cũng kiến nghị Chính phủ sớm có văn bản cụ thể hóa tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5, nhằm gia tăng sức cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp tư nhân với khu vực kinh tế khác.

nguyen thi nga

 Bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch Tập đoàn BRG. Ảnh: Zing.vn

Về chủ trương không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự, bà Nga nhắc lại hội nghị “Hội Diên Hồng” năm ngoái, Thủ tướng từng đề cập vấn đề này như một trong những tinh thần lớn nhất.

Bà Nga cũng góp ý cần sớm có văn bản cụ thể hóa chủ trương không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự để bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, nâng cao tư duy dám nghĩ dám làm, mạnh dạn đầu tư và doanh nghiệp có cơ hội được khắc phục nếu có sai sót.

Chủ tịch KOSY: 'Dự án chậm tiến độ không nên thu hồi đất' 

Ông Nguyễn Việt Cường - Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn KOSY đã có 3 kiến nghị rất đáng chú ý liên quan đến vấn đề đất đai tại Hội nghị đối thoại với Thủ tướng.

Về vấn đề thu hồi các dự án chậm tiến độ, ông Cường cho rằng cơ chế thu hồi trắng như hiện nay là bất cập. Khi dự án chậm tiến độ, không nên thu hồi trắng đất dự án bởi đất đai là tài sản của doanh nghiệp. Nếu dự án chậm tiến độ, các giải pháp có thể đưa ra để xử phạt doanh nghiệp đó là đánh thuế lũy tiến, phạt nhà đầu tư bằng tiền để nhà đầu tư tự quyết định hoặc tự tìm nhà đầu tư khác để chuyển nhượng, bán lại hoặc hợp tác đầu tư...

Về vấn đề thời điểm xác định tiền sử dụng đất nộp cho Nhà nước, ông Cường đánh giá, có nhiều bất cập trong việc xác định giá đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nhiều trường hợp, sau khi trúng thầu, dự án vẫn chưa được xác định giá đất. Điều này gây khó khăn cho chủ đầu tư khi triển khai dự án. Ông Cường kiến nghị, trong công tác đấu thầu dự án sử dụng đất, việc xác định giá đất và dự án cần được đưa ra đồng thời từ trước đó.

Về giải phóng mặt bằng, Chủ tịch KOSSY cho rằng, cơ chế nhà đầu tư tự thỏa thuận để chuyển nhận sử dụng đất là phù hợp với lòng dân nhưng rất khó thoả thuận được 100% đất của dự án. Vì vậy, ông Cường kiến nghị, quy định nhà đầu tư được thỏa thuận tối thiểu 70%, Nhà nước quyết định 2 phương thức: Nhà nước thu hồi đất với trường hợp không đồng thuận này và nhà đầu tư được khởi kiện ra tòa, tòa quyết định mức bồi thường và thi hành án.

Chủ tịch Golf Long Thành: Ưu đãi thời gian thu phí cho dự án BOT

Ông Lê Văn Kiểm, Chủ tịch HĐQT Công ty Golf Long Thành kiến nghị ưu đãi thời gian thu phí cho dự án BOT.

Ông Kiểm cho biết, trong các doanh nghiệp hiện nay có những doanh nghiệp đã đầu tư công tác hạ tầng, xây dựng quản lý đường cao tốc đạt sản lượng và chỉ tiêu cao cũng như thu hút được sự tham gia của đối tác nước ngoài.

“Bản thân doanh nghiệp chúng tôi đã liên doanh với tập đoàn của Nhật rất lớn do nguồn vốn đầu tư cao tốc rất lớn mà ngân hàng trong nước chưa hoàn toàn đáp ứng được. Chúng tôi đã thống nhất, liên doanh ký và phía Nhật sẽ lo toàn bộ vốn lên tới hàng tỷ USD nhưng có khó khăn, dự án cao tốc thực hiện trong thời gian dài nhưng tỷ giá thay đổi. Do đó, mong Chính phủ bảo lãnh về tỷ giá để thực hiện dự án, thu hồi vốn và trả nước ngoài cũng như có lợi nhuận. Đồng thời tăng thời gian thu phí nếu biến động tỷ giá lớn”, ông Kiểm kiến nghị.

CEO HSBC: 'Vẫn nên thực hiện các đề xuất TPP'

Theo ông Phạm Hồng Hải – Tổng gián đốc Ngân hàng HSBC, Việt Nam đang nhận được sự quan tâm lớn để trở thành trung tâm sản xuất của thế giới. Mặc dù vậy, đất nước còn rất nhiều thử thách để có thể tận dụng được cơ hội này. Theo ông Hải, Việt Nam cần biết thế mạnh của mình là gì và đầu tư công nghệ để phát triển cạnh tranh bền vững ở những ngành này.

Năng suất lao động của nhân công trong nước, theo ông Hải, là còn thấp. Về giải pháp cho vấn đề này, ông Hải kiến nghị đẩy mạnh cải cách giáo dục, áp dụng công nghệ để phổ biến các ngành nghề khác nhau, bên cạnh việc khuyến khích tư duy phản biện, sáng tạo.

Lãnh đạo HSBC cũng bày tỏ mong muốn Chính phủ xem xét việc tiếp tục thực hiện những cam kết, cải cách đã đề xuất khi tham gia TPP. Mặc dù tương lai của hiệp định này còn chưa rõ ràng, ông Hải cho rằng nếu Việt Nam vẫn thực hiện những đề xuất đề ra để tham gia TPP, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước sẽ tăng cao.

Bầu Đệ: ‘Cái gì doanh nghiệp làm được thì Nhà nước không làm nữa’

Ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Công ty CP Hợp Lực, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiẹp tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam đã có những chia sẻ rất thẳng thắn tại Hội nghị Thủ tướng gặp doanh nghiệp.

Về công tác tổ chức cán bộ, ông đề nghị, muốn có hiệu quả thì cần tăng cường chất lượng tổ chức đội ngũ cán bộ, công chức viên chức.

Về vấn đề y tế, ông Đệ cho rằng không nên cho phép xây bệnh viện tư trong khuôn viên bệnh viện công, vì hậu quả là trong tương lai đây chính là vấn đề tham nhũng, chia chác, gây thất thoát cho nguồn lực của Nhà nước.

bau de

 Ông Nguyễn Văn Đệ - Chủ tịch Công ty CP Hợp Lực. Ảnh: Zing.vn

Cũng liên quan đến vấn đề bệnh viện công và tư nhân, ông Đệ đưa ra sự đồng thuận cao với Nghị quyết Trung ương 5 vừa thành công, trong đó nhấn mạnh quan điểm "cái gì doanh nghiệp làm được thì nhà nước không làm nữa, bởi nếu càng làm thì thất thoát càng cao, lợi ích nhóm càng lớn".

Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị Bộ Y tế và BHXH Việt Nam nên có sự thống nhất về quy trình khám chữa bệnh, công hay tư đều là khám chữa bệnh cho nhân dân.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24580.00 24600.00 24920.00
EUR 26295.00 26401.00 27567.00
GBP 30644.00 30829.00 31778.00
HKD 3103.00 3115.00 3217.00
CHF 27002.00 27110.00 27956.00
JPY 159.74 160.38 167.82
AUD 15898.00 15962.00 16448.00
SGD 18065.00 18138.00 18676.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17897.00 17969.00 18500.00
NZD   14628.00 15118.00
KRW   17.74 19.37
DKK   3535.00 3666.00
SEK   2297.00 2387.00
NOK   2269.00 2359.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ