Bộ Y tế yêu cầu chương trình Sữa học đường phải dùng sữa tươi đạt quy chuẩn

Trước tình hình nhiều địa phương còn bỡ ngỡ trong triển khai chương trình sữa học đường, sự mập mờ trong cách gọi tên loại sữa dẫn đến tình trạng có doanh nghiệp lợi dụng đưa sữa bột pha lại vào trường học, Bộ Y tế đã ra công văn chỉ đạo sát sao về vấn đề này.
PV
05, Tháng 12, 2018 | 15:33

Trước tình hình nhiều địa phương còn bỡ ngỡ trong triển khai chương trình sữa học đường, sự mập mờ trong cách gọi tên loại sữa dẫn đến tình trạng có doanh nghiệp lợi dụng đưa sữa bột pha lại vào trường học, Bộ Y tế đã ra công văn chỉ đạo sát sao về vấn đề này.

th

Các quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn sữa học đường nhằm đảm bảo lợi ích dinh dưỡng cho trẻ em

Đó là nội dung đáng chú ý của công văn số 7162/BYT-BM-TE do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia Chương trình Sữa học đường vừaban hành. Công văn nhấn mạnh yêu cầu “Sản phẩm dùng trong Chương trình Sữa họcđường phải sử dụng nguyên liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệutheo Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn”. Nguyên liệu sữa tươi này khi sản xuất thành sản phẩm Sữa học đườngphải đạt yêu cầu theo quy định tại Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của BộY tế.

Đây là động thái mạnh mẽ của Bộ Y tế nhằm minh bạch thông tin về nguyên liệu sảnxuất sữa học đường để các tỉnh có căn cứ vững chắc khi thực hiện đấu thầu và nhàtrường, phụ huynh có thể giám sát.

Theo Thông tư 29 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sữa tươi nguyên liệu để sản xuất sữa học đường phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, trong đó có Yêu cầu về chỉtiêu cảm quan và chỉ tiêu lý, hóa; Giới hạn về số lượng tế bào soma (giới hạn về số lượng tế bào soma có trong 1 ml sữa không lớn hơn 1 000 000 tế bào.); Kiểm soát vi khuẩn,Độc tố vi nấm (Aflatoxin M1); Kim loại nặng; Dư lượng thuốc thú y; Dư lượng thuốcbảo vệ thực vật; Yêu cầu về bảo quản, vận chuyển… Với những quy định rõ ràng về tiêu chuẩn sữa tươi nguyên liệu sẽ đảm bảo tiêu chí an toàn chất lượng sản phẩm là hàng đầu.Đây cũng là cơ sở để UBND các tỉnh kiểm tra được năng lực doanh nghiệp cung cấp sữahọc đường. Đồng thời, phụ huynh sẽ dựa trên tiêu chí này để giám sát được nguồn gốc và chất lượng sữa học đường mà con mình đang uống.

Mới đây nhất, một tỉnh phía Nam công bố kết quả trúng thầu sữa học đường, có 3 doanhnghiệp tham gia đấu thầu thì có tới 2 doanh nghiệp chỉ buôn bán sữa (không có cơ sở sảnxuất) và không có thông tin trong dữ liệu về nhà thầu. Như vậy, với quy định chặt chẽcủa Bộ Y tế, các doanh nghiệp dạng “quân xanh quân đỏ” hoặc doanh nghiệp không cónăng lực sản xuất sữa tươi sẽ khó có cơ hội trục lợi, buôn bán sữa trong trường học.

Bên cạnh những đề nghị của Bộ Y tế gửi đến các địa phương trong kế hoạch tăng cường triển khai chương trình Sữa học đường, Bộ này còn chỉ đạo rất sát sao các Cục, Vụ trực thuộc Bộ Y tế nhanh chóng, khẩn trương thực hiện Kế hoạch hoạt động triển khai thực hiện Quyết định số1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Sữa họcđường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng caotầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 bằng việc ban hành quyết định 7091/QĐ-BYT.

Tại quyết đinh 7091/QĐ-BYT có nêu rõ: Yêu cầu Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng Kế hoạch hoạt động triển khai Chương trình Sữa học dưỡng của Bộ Y tế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Cục An toàn Thực phẩm chịu trách nhiệm xây dựng ban hành quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường đến năm 2020 đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng nhãn mác sản phẩm riêng cho các loại sữa tham gia Chương trình sữa học đường (logo dành cho sản phẩm của Chương trình) hay Viện Dinh Dưỡng phối hợp với các đơn vị Xây dựng định mức quy định sữa phù hợp với lứa tuổi nhằm đáp ứng các chỉ tiêu của Chương trình Sữa học đường;… Các yêu cầu đều được đề nghị hoàn thành trong tháng11 và 12 năm nay để kịp thời ban hành các văn bản liên quan nhằm thúc đẩy chương trình thực hiện thông suốt.

Một loạt quyết định “khẩn trương” nói trên thể hiện tầm nhìn, vai trò, trách nhiệm, sựnhất quán của Bộ Y tế theo đúng Quyết định 1340/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,Quyết định 5450/QĐ-BYT của Bộ Y tế đối với chương trình Sữa học đường quốc gia.Đặc biệt các chỉ đạo này thể hiện tinh thần, khách quan, lắng nghe ý kiến đóng góp từ cácdoanh nghiệp để minh bạch cho chương trình sữa học đường đầy nhân văn.

Như vậy, ngoài việc ban hành quy định chương trình sữa học đường phải sử dụng sữatươi đạt chuẩn, sắp tới khi Bộ Y tế sẽ sớm hoàn thiện việc xây dựng các tiêu chuẩn, chỉtiêu, nhãn mác cho chương trình.

Box: Trong công văn 7162/BYT-BM-TE về việc tăng cường triển khai Chương trình Sữa học đường (ban hành ngày 26/11) gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc địa phương, Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần: Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình Sữa học đường tại địa phương, giao Sở Y tế làm đầu mối phối hợp với các Sở/ngành địa phương xây dựng và triển khai “Kế hoạch hành động thực hiện chương trình sữa học đường” của địa phương.Tuy nhiên, thực tế một số tỉnh hiện nay đầu mối triển khai lại là Sở Giáo dục và Đào tạo,chưa có sự thống nhất về các tiêu chí dinh dưỡng, can thiệp dinh dưỡng để đảm bảo nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ theo Quyết định 1340/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ