Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: 'Buồn là phải soi kính hiển vi mới thấy một ít sản phẩm chăn nuôi Việt Nam xuất khẩu'

Nhàđầutư
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, sau hơn 10 năm triển khai Chiến lược phát triển chăn nuôi, ngành đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Dù là nước xuất khẩu nông sản, nhưng buồn là phải "soi kính hiển vi" mới thấy sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu.
PHƯƠNG LINH
15, Tháng 09, 2020 | 11:17

Nhàđầutư
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, sau hơn 10 năm triển khai Chiến lược phát triển chăn nuôi, ngành đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Dù là nước xuất khẩu nông sản, nhưng buồn là phải "soi kính hiển vi" mới thấy sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu.

Sáng 15/9, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2040, do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong giai đoạn 2008 – 2018, sản lượng thịt các loại tăng 1,5 lần (từ 3,6 triệu tấn lên 5,4 triệu tấn), trứng tăng 2,3 lần đạt 11,6 tỉ quả; sữa tươi tăng 3,6 lần lên 936,7 nghìn tấn; thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng 2,4 lần.

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi đã tạo sinh kế cho 6-6,5 triệu hộ trong số 8,6 triệu hộ sản xuất nông nghiệp, góp phần thay đổi bộ mặt khu vực nông thôn.

IMG_0883

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường

Sau hơn 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật. Đến nay, ngành chăn nuôi về tổng thể có bước tiến vượt bậc, hình thành hệ sinh thái đầy đủ cho ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại, hội nhập.

Bộ trưởng đánh giá, những năm qua, ngành chăn nuôi nước ta đã liên tục phát triển với tốc độ cao, đáp ứng căn bản nhu cầu thực phẩm đa dạng gồm thịt, trứng, sữa… cho 100 triệu dân trong nước.

Mặc dù vậy, ngành chăn nuôi nước ta vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa đóng góp tương xứng vào ngành nông nghiệp và trở thành ngành sản xuất chính. Trong đó, vấn đề lưu ý nhất là 100 triệu tấn phế thải từ chăn nuôi, phải ra tiền chứ sao lại để ô nhiễm? Chúng ta hướng đến mục tiêu xuất khẩu, thì trước hết phải tự sửa làm thật tốt vấn đề này.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, thời gian vừa qua, tốc độ phát triển ngành chăn nuôi rất nhanh nhưng mất cân đối, thịt lợn chiếm tới 70% cơ cấu rổ thực phẩm. Trước đây là hợp lý nhưng bây giờ không hợp lý nữa, vì mức thu nhập bình quân người dân từ chỗ chỉ 400 USD/người/năm thì bây giờ tăng lên 3.000 USD/năm, đòi hỏi thực phẩm phải khác trước và tính toán lại. 

"Tính toán lại thì phải đảm bảo 3 khâu quan trọng nhất, đó là sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Nhưng bây giờ chúng ta mới làm được khâu sản xuất, còn chế biến thì vẫn còn lõm bõm. Chủ yếu là lò giết mổ thủ công, tiêu thụ ở chợ truyền thống, các nhà máy hiện đại chế biến rất ít, kể cả chuỗi gà", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói. 

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, mục tiêu đưa chăn nuôi là ngành chính, tuy nhiên xuất khẩu còn rất khiêm tốn.

"Buồn là phải "soi kính hiển vi" mới nhìn thấy một ít lợn, sữa, trứng muối, thịt gà...xuất khẩu, dù nước ta là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu. Trước những hạn chế đó, Bộ NN&PTNT đã báo cáo xây dựng một chiến lược chăn nuôi mới có tầm nhìn xa hơn", Bộ trưởng nói.

IMG_0884

hội nghị Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2040 sáng 15/9

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nhu cầu thực phẩm về các sản phẩm chăn nuôi trong nước và các nước trong khu vực sẽ tiếp tục tăng cao thời gian tới. Dự kiến đến năm 2030 dân số nước ta gần 107 triệu người, mức thu nhập trên 10 nghìn đô la và ít nhất 50 triệu khách du lịch quốc tế, lúc đó Việt Nam sẽ là thị trường lớn về sức tiêu dùng thực phẩm các sản phẩm chăn nuôi.

Vì vậy, ngành chăn nuôi cần thay đổi nhanh để thích ứng với tác động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu, diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh và thay đổi ngày càng lớn của khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ.

Chiến lược ngành chăn nuôi cần khắc phục những tồn tại căn cốt, tổ chức lại chăn nuôi, xác định những định hướng lớn cho phát triển, lấy 3 trục: Kinh tế, môi trường, an sinh là hiệu quả bền vững của mục tiêu chăn nuôi. 

Xác định lại cơ cấu, nhìn ra điểm yếu rồi thì sẽ không còn chuyện 70% thịt lợn trong cơ cấu rổ thực phẩm nữa mà phải tăng thịt gia cầm, thịt bò, thay đổi kết cấu ngành hàng phù hợp nhu cầu thị trường. 

Đồng thời, lấy mục tiêu xuất khẩu, coi đây là áp lực cần thiết để buộc chúng ta phải làm tốt.

"Để làm được điều này, chúng ta phải tận dụng yếu tố thời đại công nghệ 4.0, đa dạng sinh thái. Đặc biệt, cả 3 khu vực nhà nước, doanh nghiệp, người dân phải cùng vào cuộc", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ