Bộ Công Thương xem xét đề xuất tăng giá điện của EVN

Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ, ngành rà soát theo đề xuất tăng giá điện của EVN, thực hiện đúng nội dung của Quyết định 24/2017 của Thủ tướng.
THANH THƯƠNG
02, Tháng 12, 2022 | 06:05

Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ, ngành rà soát theo đề xuất tăng giá điện của EVN, thực hiện đúng nội dung của Quyết định 24/2017 của Thủ tướng.

z3925937494961_9b63938e596a96eef

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải. Ảnh: Hồng Quang

Bên lề họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 11 chiều 1/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết hiện nay giá đầu vào sản xuất điện cả Việt Nam và trên thế giới tăng khá cao, theo đó sẽ ảnh hưởng đến giá thành điện.

Ông cho biết theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong 6 tháng đầu năm đã ghi nhận mức lỗ hơn 16.000 tỷ đồng, dự kiến cả năm lỗ hơn 31.000 tỷ đồng. Chính vì vậy, EVN đã có đề xuất điều chỉnh giá điện theo đúng Quyết định 24/2017 của Thủ tướng.

"Bộ Công Thương cũng thực hiện theo đúng nội dung tại quyết định này và đang phối hợp với các bộ, ngành để rà soát theo đề xuất của EVN để thực hiện đúng nội dung của Quyết định 24/2017 của Thủ tướng", Thứ trưởng cho hay.

Tuy nhiên, ông Đỗ Thắng Hải không cung cấp thêm thông tin cụ thể về thời gian xem xét.

Trước đó, thông tin sơ bộ về tình hình sản xuất kinh doanh 10 tháng đầu năm, EVN cho biết kết quả không mấy khả quan khi ghi nhận mức lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng. Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cho biết giá mua điện thị trường dự kiến tăng khoảng 39% so với giá bán điện bình quân của đơn vị. Do đó, nếu vẫn giữ giá bán điện theo Quyết định 24/2017 của Thủ tướng, ngành điện khó bù đắp khoản chi phí lỗ.

Tương tự, ông Phan Tử Lượng - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cũng cho biết giá bán điện bình quân ước cả năm của tổng công ty là 1.786 đồng/kWh, trong khi giá mua điện trên thị trường điện của đơn vị là 2.500 đồng/kWh.

Dù cố gắng giảm chi phí nhưng EVN cho rằng vẫn không thể bù đắp chi phí mua điện đầu vào quá lớn. Với tình hình tài chính hiện nay, tập đoàn này dự kiến không chỉ gặp khó khăn trong năm nay mà còn ở các năm tiếp theo.

Để Tổng công ty điện lực miền Bắc nói riêng và ngành điện nói chung, đảm bảo cung cấp đủ điện cho nền kinh tế, lãnh đạo EVN cho rằng Chính phủ, các bộ ngành cần xem xét đến các yếu tố khách quan, để có chính sách điều chỉnh giá điện phù hợp.

Hiện, giá bán lẻ điện bình quân ở mức 1.864,44 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT) duy trì từ tháng 3/2019 đến nay. Cuối tháng 9, Phó tổng giám đốc EVN cũng từng đề nghị cho phép điều chỉnh giá bán lẻ điện kịp thời theo đúng quy định của Quyết định 24/2017 của Thủ tướng.

Trao đổi với Zing, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng việc tăng giá điện hiện nay là nhu cầu tương đối cấp bách đối với tình hình của EVN. "Tuy nhiên, mức tăng giá như thế nào và tăng khi nào là bài toán của cơ quan chức năng để hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp. Song, đây cũng là vấn đề cần tính toán kỹ lưỡng vì tăng giá điện lúc này là vấn đề rất nhạy cảm", ông nhìn nhận.

Bởi theo vị chuyên gia này, hiện nay, lạm phát đang có xu hướng tăng cao; nhiều doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn do chi phí tăng cao trong khi đơn hàng bị cắt giảm mạnh. Do đó, bài toán tăng giá điện trong bối cảnh này là bài toán khó giải.

(Theo Zing)

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ