Bộ Công Thương họp bàn về công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa ở EVN

Nhàđầutư
Hôm nay 24/8, Bộ Công Thương sẽ tiến hành cuộc họp bàn về công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
NHÂN HÀ
24, Tháng 08, 2018 | 09:25

Nhàđầutư
Hôm nay 24/8, Bộ Công Thương sẽ tiến hành cuộc họp bàn về công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

evn

Hôm nay 24/8, Bộ Công Thương họp bàn về công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa tại EVN

 100% vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ

Được biết, sáng hôm nay 24/8, Bộ Công Thương sẽ tiến hành họp ban về công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa của Tập đoàn Điện lực Việt Nam do thứ trưởng Đặng Hoàng An chủ trì sẽ diễn ra tại trụ sở bộ này số 54 Hai Bà Trưng lúc 9h30 phút, chưa biết cuộc họp này sẽ đi đến quyết định những vấn đề quan trọng gì cho công cuộc tái cơ cấu EVN.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giai đoạn 2017 – 2020 tại Quyết định 852/QĐ-TTg, ngày 14/6/2017.

Mục tiêu của Đề án là xây dựng EVN thành Tập đoàn kinh tế mạnh, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao, nâng cao năng suất lao động, hoạt động hiệu quả, bền vững; giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và an ninh quốc phòng của đất nước, làm nòng cốt để ngành công nghiệp điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, xây dựng thành công hình ảnh một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, phục vụ khách hàng với chất lượng dịch vụ ngày một tốt hơn.

Ngành, nghề kinh doanh chính của EVN là sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện.

Đồng thời quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hoá thuộc dây chuyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện; tư vấn quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.

Theo Đề án, Công ty mẹ - EVN tiếp tục là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Các đơn vị giữ nguyên tổ chức, cơ chế hoạt động và nằm trong cơ cấu Công ty mẹ - EVN gồm các: Công ty Thủy điện Sơn La; Hoà Bình; Ialy; Trị An; Tuyên Quang; Công ty Phát triển Thủy điện Sê San; Công ty Thuỷ điện Huội Quảng - Bản Chát; Ban Quản lý dự án thuỷ điện 1; Ban Quản lý dự án thủy điện 4 (chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành quyết toán các dự án); Ban Quản lý dự án thủy điện 5; Ban Quản lý dự án thuỷ điện 6; Ban Quản lý dự án Nhà máy thủy điện Sơn La; Ban Quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (EVN quyết định đổi tên để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới của Ban Quản lý dự án); Ban Quản lý dự án nhiệt điện 2; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và công nghệ EVN; Công ty Mua bán điện; Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin (đổi tên từ Trung tâm Viễn thông và Công nghệ thông tin); Trung tâm Thông tin Điện lực.

Doanh nghiệp do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia; Tổng công ty Điện lực miền Bắc; Tổng công ty Điện lực miền Trung; Tổng công ty Điện lực miền Nam; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội; Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (chuyển thành công ty TNHH MTV trong giai đoạn 2019 - 2020 theo Quyết định số 168/QĐ-TTg).

Doanh nghiệp do EVN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 1; Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 2.

Cổ phần hóa các Tổng công ty Phát điện 1, 2, 3 (EVN nắm giữ ít nhất 51% vốn điều lệ các Tổng công ty Phát điện đến hết năm 2019, năm 2020 tiếp tục xem xét thoái phần vốn nhà nước còn nắm giữ xuống dưới mức chi phối).

tho dien

Công tác cơ cấu, cổ phần hóa ở EVN đang nhận được rất nhiều quan tâm. ảnh: minh họa

Công ty cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3 (thoái vốn sau khi hoàn thành dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3).

EVN thực hiện thoái toàn bộ vốn tại các doanh nghiệp sau: Công ty Tài chính cổ phần Điện lực; Công ty cổ phần Cơ điện Thủ Đức; Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh - Công ty cổ phần; Công ty cổ phần Phong điện Thuận Bình; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 4.

Tái cơ cấu để hoạt động hiệu quả hơn

EVN là một Tập đoàn kinh tế lớn, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với những đòi hỏi và thách thức từ thực tiễn, EVN cũng đang từng bước tiến hành tái cơ cấu DN để kinh doanh và phục vụ khách hàng tốt hơn.

Với vai trò một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng, đầu tư cho ngành Điện đòi hỏi khối lượng vốn lớn và dài hạn, chủ yếu là nguồn vốn vay, trong khi sản phẩm làm ra và tiêu thụ lại chịu tác động lớn của thời tiết (nắng hạn, mưa, bão…), đặc biệt là sự biến động của giá nguyên liệu đầu vào và tỷ giá ngoại tệ. Sản phẩm điện lại không lưu trữ được. Bên cạnh đó, ngoài nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, EVN còn phải làm nhiệm vụ an sinh xã hội, phục vụ các chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo...

Vượt lên tất cả những khó khăn thách thức đó, ngành Điện nói chung, EVN nói riêng đã luôn kiên trì và sáng tạo, hoàn thành tốt các nhiệm vụ  được giao, đảm bảo cấp điện ổn định cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân cả nước. Tuy nhiên, dù đã làm tốt nhiều nhiệm vụ được giao, vượt qua rất nhiều khó khăn, EVN vẫn không tránh khỏi một số tồn tại khách quan, đối diện với nhiều sức ép từ người dân và dư luận xã hội.

Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng sử dụng điện, EVN đang tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, đổi mới DN một cách toàn diện.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ