Bộ Công Thương đề xuất nhiều giải pháp chấn chỉnh giá gạo 'nhảy múa'

Nhàđầutư
Thông tin tại hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo, diễn ra vào ngày 4/8, tại Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, năm 2023, Việt Nam không thiếu gạo xuất khẩu, tuy nhiên hiện nay đang có tình trạng tranh mua, tranh bán, lật kèo làm cho giá lúa gạo "nhảy múa".
PHÚ KHỞI
04, Tháng 08, 2023 | 17:57

Nhàđầutư
Thông tin tại hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo, diễn ra vào ngày 4/8, tại Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, năm 2023, Việt Nam không thiếu gạo xuất khẩu, tuy nhiên hiện nay đang có tình trạng tranh mua, tranh bán, lật kèo làm cho giá lúa gạo "nhảy múa".

hoi nghi

Bộ trường Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết xuất khẩu gạo năm 2023 có khả năng lập mức kỷ lục từ 7,5 - 8 triệu tấn. Ảnh PK

Nhu cầu gạo toàn cầu tăng, nhưng nguồn cung giảm

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, trong những tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam rất thuận lợi với khối lượng xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm đạt trên 4,8 triệu tấn, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng nhưng tăng đến 30% về giá trị. Cơ cấu, chủng loại gạo xuất khẩu đi đúng hướng với cơ cấu gạo thơm, gạo chất lượng cao tăng mạnh.

Bên cạnh thị trường truyền thống như: Philippines, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Bờ Biển Ngà…, một số thị trường khác cũng có sự tăng trưởng vượt bậc như thị trường EU.

Tuy nhiên, từ giữa tháng 7 đến nay, thị trường xuất khẩu đã có sự thay đổi lớn khi quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ ban hành quy định dừng xuất khẩu gạo Non-Basmati; tiếp đó, UAE, Nga cũng ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo. Cùng với đó nhiều quốc gia do lo ngại hiện tượng thời tiết cực đoan, El Nino đã tăng mua dự trữ lương thực càng làm cho chênh lệch cung, cầu mặt hàng gạo càng lớn hơn, dẫn đến giá gạo xuất khẩu tăng cao.

Theo báo cáo từ ngành nông nghiệp cho biết năm 2023, sản lượng thóc của Việt Nam có thể đạt trên 43 triệu tấn, sản lượng thóc quy gạo phục vụ cho xuất khẩu có khả năng đạt 8 triệu tấn. Do đó, định hướng ngành xuất khẩu gạo Việt Nam hiên nay với các mục tiêu, đó là: Tận dụng cơ hội xuất khẩu, mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu hạt gạo Việt Nam ra thế giới; nhưng đồng thời phải  đảm bảo chất lượng, thương hiệu mặt hàng gạo, đảm bảo an ninh lương thực, tránh để xảy ra tình trạng sốt ảo giá gạo làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

"Hiện nay đã có tình trạng tranh mua, tranh bán; xuất khẩu qua đường tiểu ngạch không được kiểm soát. Để chấn chỉnh tình trạng này, Bộ Công Thương đã đề xuất Chính phủ nhiều giải pháp. Trong đó có giải pháp cần củng cố chuỗi sản xuất từ nông dân đến doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và giữa doanh nghiệp với nhau nhằm tránh tranh mua, tranh bán, lật kèo, tạo ra sốt ảo.

Trong qua trình dự thảo sửa đổi Nghị định 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh, xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương sẽ đưa các điều kiện ràng buộc doanh nghiệp xuất khẩu phải có vùng nguyên liệu để chủ động nguồn hàng. Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong xuất khẩu, để đảm bảo chất lượng, thương hiệu hạt gạo Việt khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế", Bộ trưởng Diên cho hay.

Đồng quan điểm đó, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, ngay sau khi nhiều quốc gia như Ấn Độ, UAE, Nga ban bố lệnh dừng xuất khẩu gạo, thì mới đây Thái Lan - quốc gia xuất khẩu gạo thứ hai thế giới cũng vừa đưa ra khuyến cáo nông dân chuyển một phần diện tích trồng lúa sang cây trồng khác do lo ngại El Nino thiếu nước tưới.

"Tuy nhiên, đứng trước thông tin như thế chúng ta cần hết sức bình tỉnh không tạo ra áp lực cho mình bởi vì thực tế vẫn còn nhiều yếu tố khác. Chẵng hạn như mới đây, Philippines cho biết sẽ giảm nhập khẩu gạo từ Việt Nam và đang đàm phán cấp Chính phủ để mua gạo từ Ấn Độ.

Tôi khẳng định sản lượng lương thực sản xuất trong năm 2023 sau khi trừ nhu cầu tiêu dùng nội địa, làm thức ăn gia súc, làm giống…thì sản lượng gạo dành cho xuất khẩu không thiếu và cao hơn mọi năm nên không có gì phải lo lắng cả", Thứ trưởng Nam khẳng định.

Mặc dù nguồn cung gạo xuất khẩu không thiếu nhưng theo phản ánh của các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu gạo thì hiện nay giá lúa, gạo tăng từng ngày khiến cho doanh nghiệp không dám ký hợp đồng mới.

Bà Huỳnh Thị Bích Huyền, Giám đốc Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Ngọc Quang Phát (Cần Thơ), cho biết, nghịch lý hiện nay là mặc dù giá gạo tăng cao nhưng doanh nghiệp không dám ký hợp đồng xuất khẩu số lượng lớn.

"Hiện nay doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu gạo với giá 620 - 630 USD/ tấn, tăng gần 100USD/tấn so với thời điểm cuối tháng 6 nhưng vẫn bị lỗ vì giá gạo và giá lúa tăng hàng ngày. Doanh nghiệp cũng không dám ký hợp đồng xuất khẩu số lượng lớn vì hiện nay không biết lúa, gạo đi đâu mà tìm mua rất khó, giá tăng từ 300 - 500 đồng mỗi ngày", bà Huyền nêu khó khăn.

gao 1

Giá thóc, gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long đang tăng từng ngày. Ảnh Hoàng Vũ

Chưa kiểm soát được khối lượng đã ký hợp đồng

Một vấn đề đáng quan tâm được nêu ra tại hội nghị điều hành xuất khẩu gạo, đó là hiện nay việc quản lý khối lượng gạo xuất khẩu được các doanh nghiệp ký kết với khách hàng giao trong các tháng cuối năm chưa được kiểm soát.

Theo bà Bùi Thị Thanh Tâm, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1), hiện nay cơ quan quản lý chỉ nắm được sản lượng sản xuất, xuất khẩu và dự báo được sản lượng thóc, gạo cả năm nhưng không nắm được khối lượng gạo mà các doanh nghiệp đã ký hợp đồng.  Khi mà khối lượng ký hợp đồng cao hơn sản lượng sản xuất sẽ dẫn đến doanh nghiệp tranh mua nguyên liệu, gây ra sốt giá cục bộ, rất nguy hiểm. Nếu doanh nghiệp không có đủ nguồn hàng giao theo hợp đồng thì sẽ bị phạt hợp đồng và làm mất uy tín ngành hàng lúa gạo. Do đó, bà Tâm đề xuất các cơ quan quản lý cần kiểm soát chặt chẽ khối lượng gạo mà các doanh nghiệp đã ký kết xuất khẩu từ nay đến cuối năm, nhằm cân đối nguồn cung, tránh gây sốt ảo.

Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) Nguyễn Ngọc Nam cho rằng, tác động lệnh dừng xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã được các doanh nghiệp VFA lường trước, nên việc này không đột ngột.

Tuy nhiên, do một số doanh nghiệp không có vùng nguyên liệu nên khi nhu cầu thị trường được đẩy lên cao thì bị đứt gãy chân hàng, không mua được nguyên liệu chế biến, xuất khẩu.  Do đó, dù trước mắt hay lâu dài thì doanh nghiệp xuất khẩu phải đẩy mạnh hợp tác, liên kết để xây dựng vùng nguyên liệu cho riêng mình.

"Trước diễn biến bất thường thời tiết và việc dừng xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể kéo dài qua năm sau, do đó các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần tập trung phát triển ổn định vùng nguyên liệu; khi có sẵn nguồn hàng thì mới ký kết hợp đồng xuất khẩu để tránh rủi ro ký giá thấp, mua nguyên liệu giá cao và thiếu nguyên liệu dẫn đến tranh mua tranh bán, gây sốt ảo cho thị trường lúa gạo", ông Nam khuyến cáo.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, nguồn cung gạo xuất khẩu không thiếu nhưng vì sao có doanh nghiệp tìm được nguồn hàng nhưng cũng có doanh nghiệp không mua được.

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên là do sự liên kết trong sản xuất còn lỏng lẻo, chưa đi vào thực chất. Qua thống kê cho thấy chỉ có 12% nông dân có ký kết tiêu thụ với bán cho doanh nghiệp, 31% có ký kết bán qua hợp tác xã còn lại trên 50% là bán qua thương lái.

Trong số 180 doanh nghiệp xuất khẩu gạo thì chỉ có 30 doanh nghiệp có liên kết sản xuất, còn lại 150 tự mua tự bán "trôi nổi" theo mùa vụ, đây chính là lý do khi thị trường có nhu cầu lớn thì những doanh nghiệp này khó tìm được nguồn cung và tình trạng tranh mua, tranh bán đã xảy ra.

lien ket

Bộ NN&PTNT khuyến cáo đẩy mạnh liên kết sản xuất, phát triển ngành hàng lúa gạo bền vững. Ảnh Hoàng Vũ

"Để chấn chỉnh tình trạng này, ngành nông nghiệp đang phối hợp cùng các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ sản xuất cá thể vào tổ hợp tác, hợp tác xã. Khi tập hợp được hộ cá thể vào làm ăn tập thể thì doanh nghiệp chỉ cần ký kết hợp đồng tiêu thụ thông qua các đầu mối này. Làm được như thế thì ngành hàng này mới có thể phát triển bền vững được", Thứ trưởng Nam cho biết.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng cho biết, trong lúc này cần củng cố chuỗi sản xuất từ nông dân đến doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và giữa doanh nghiệp với nhau nhằm tránh cạnh tranh không lành mạnh lẫn nhau.

"Tại sao có chuyện khan hàng, tại sao có hiện tượng mua gạo không chất lượng trộn vào để bán, tại sao bán chính ngạch không đủ vẫn có bán tiểu ngạch sang các nước láng giềng. Đây là những vấn đề mà trong qua trình dự thảo sửa đổi Nghị định 107 Bộ Công Thương sẽ đưa các điều kiện ràng buộc doanh nghiệp xuất khẩu phải có vùng nguyên liệu để chủ động nguồn hàng. Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong xuất khẩu, như kiểm soát khối lượng doanh nghiệp đã ký hợp đồng vì lúa gạo là thương hiệu quốc gia nên dứt khoát phải có vai trò quản lý của nhà nước để hạt gạo được bảo đảm chất lượng, thương hiệu trên thị trường quốc tế", Bộ trưởng Diên nhấn mạnh.

Theo số của liên Bộ, ước tính đến hết tháng 7 năm 2023, Việt Nam sẽ xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân ước đạt 534 USD/tấn, tăng 9,2% so cùng kỳ năm 2022.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến ngày 27/7, giá thóc nội địa tăng khoảng từ 368 – 441 đồng/kg so với tháng trước; giá gạo các loại tăng từ 850 - 940 đồng/kg. So với cùng kỳ năm 2022, giá thóc tăng khoảng từ 1.300 – gần 1.900 đồng/kg; giá gạo các loại tăng từ 2.400 – gần 3.400 đồng/kg.

Giá thóc, gạo trong nước ở mức cao đặc biệt trong quý II do nhu cầu tăng mạnh tại nhiều thị trường (như: Indonesia công bố nhập khẩu 2 triệu tấn, Philippines gia tăng nhập khẩu để kiềm chế lạm phát, Trung Quốc nhu cầu mua tăng hơn so với cùng kỳ năm 2022, …) và nguồn cung gạo toàn cầu khu vực giảm do ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của biến đổi khí hậu tại một số quốc gia sản xuất.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ