9 nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Công Thương trong năm 2018

Nhàđầutư
Để phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội, Chính phủ giao cho năm 2018, Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung đi thẳng vào giải quyết những vấn đề được coi là điểm nghẽn, là hạn chế trong phát triển của Ngành.
NGUYỄN HỒNG
15, Tháng 01, 2018 | 17:06

Nhàđầutư
Để phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội, Chính phủ giao cho năm 2018, Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung đi thẳng vào giải quyết những vấn đề được coi là điểm nghẽn, là hạn chế trong phát triển của Ngành.

26905751_1258322377644436_422467670_o

 Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị

Ngày 15/1, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018.

Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, năm 2017 là một năm nhiều thử thách nhưng cũng là năm đánh dấu bước chuyển khá căn bản của ngành Công Thương trong quá trình đổi mới và tái cơ cấu ngành. 

Tất cả các chỉ tiêu được Quốc hội, Chính phủ giao cho ngành Công Thương đều thực hiện đạt và vượt, trong đó nhiều chỉ tiêu có mức vượt khá ngoạn mục đã đóng góp tích cực vào kết quả đạt được trong bức tranh kinh tế - xã hội chung của cả nước năm 2017. Cụ thể:

Năm 2017, sản xuất công nghiệp của Việt Nam tăng trưởng mạnh với chỉ số sản xuất toàn ngành tăng 9,4%, cao hơn nhiều so với mức tăng 7,4% của năm 2016 và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đã được đặt ra từ đầu năm (tăng 7,1 - 8%). 

Năm 2017, lần đầu tiên xuất khẩu của Việt Nam đã vượt mốc 200 tỷ USD, với mức tăng trưởng trên 21%. Thương mại nội địa tiếp tục giữ vững được đà tăng trưởng với tốc độ tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ xã hội ở mức 2 con số (cả năm đạt 10,9%), qua đó đã cùng với xuất khẩu và đầu tư là trụ đỡ quan trọng để góp phần vào bảo đảm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.

Cung cầu, giá cả hàng hóa, dịch vụ trong nước được bảo đảm ổn định, không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá, kể cả trong các dịp lễ, tết hoặc ở các địa bàn và ở những thời điểm xảy ra mưa lũ. Phối hợp chặt chẽ và linh hoạt trong công tác điều hành giá các mặt hàng do nhà nước quản lý và triển khai công tác bình ổn thị trường đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả nước năm 2017 ở mức dưới 4%.

Công tác hội nhập được triển khai thực hiện một cách chủ động, sáng tạo, góp phần vào thành công nổi bật của Việt Nam trong tổ chức các sự kiện APEC với tư cách là chủ nhà. Bộ Công Thương đã tham gia chủ trì nhiều sự kiện quan trọng, dẫn dắt các chủ đề thảo luận lớn của năm APEC; xử lý vấn đề về Hiệp định CPTPP được các nước đánh giá cao.

Ngoài ra, năm 2017 cũng đánh dấu bước chuyển biến tích cực, đi đầu của ngành Công Thương khi đã tiên phong cắt giảm và đơn giản hoá hàng loạt thủ tục hành chính và điều kiện đầu tư kinh doanh; tinh giản thu gọn bộ máy và cơ cấu lại nhân sự cho phù hợp và hiệu quả hơn.

Công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã được Bộ Công Thương tập trung xử lý và đạt được những kết quả cụ thể. Điển hình như việc thoái vốn rất thành công tại Tổng công ty Sabeco và đang tiến hành thoái vốn tại một số doanh nghiệp lớn như Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, PVoil, PV Power.

Hoàn thiện Đề án xử lý 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc Ngành và triển khai thực hiện đạt kết quả tốt. Đến nay 5 nhà máy đã đi vào sản xuất, khắc phục dần thua lỗ, các dự án đều đã có lộ trình xử lý cụ thể

Để phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội, Chính phủ giao cho năm 2018, Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung đi thẳng vào giải quyết những vấn đề được coi là điểm nghẽn, là hạn chế trong phát triển của Ngành, đồng thời phát huy những thuận lợi, những kết quả tích cực đã đạt được trong những năm vừa qua để tạo bước phát triển mới.

Trong đó, Bộ Công Thương xác định năm 2018 sẽ tập trung vào 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Một, tiếp tục tập trung vào xây dựng, hoàn thiện thể chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, khơi dậy các nguồn lực phục vụ cho phát triển các lĩnh vực công nghiệp, thương mại. Gắn với đó là việc tiếp tục cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến của ngành Công Thương.

Hai, đẩy nhanh quá trình thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu trong ngành Công Thương theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gắn với triển khai mạnh mẽ và thực chất cuộc Cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư trong các lĩnh vực hoạt động của ngành Công Thương. Trong đó xác định trọng tâm tái cơ cấu trong giai đoạn tiếp theo phải được đẩy nhanh thực hiện trên nguyên tắc chất lượng, lấy tiêu chí nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hiệu quả của đầu tư, khả năng tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi giá trị toàn cầu làm tiêu chí cho quá trình này.

Ba, rà soát, cân đối lại tổng thể cơ cấu các nguồn năng lượng và thực hiện các cơ chế chính sách, biện pháp để bảo đảm cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong dài hạn và theo hướng bền vững trên cơ sở huy động sự tham gia mạnh mẽ hơn của khu vực kinh tế ngoài nhà nước theo đúng tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; và về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Trong đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tập trung để tính toán, cân đối lại bài toán năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong dài hạn và trong bối cảnh, điều kiện mới. Đặc biệt là vấn đề về cơ cấu năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo trong phát triển điện năng; tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, than đá...

Bốn, tập trung hoàn thành việc xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém của các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương, bảo đảm đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém ở các dự án này theo đúng lộ trình và phương án xử lý đã được phê duyệt.

Năm, tập trung xử lý một cách căn bản hơn các vấn đề về xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường ngoài nước. Theo đó, Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung mạnh vào đổi mới, nâng cao hiệu quả của cơ chế phối hợp với các Bộ ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp để tạo sự kết nối, phối hợp đồng bộ hơn trong việc xử lý các vấn đề phát sinh trong thương mại quốc tế như vượt qua các rào cản thương mại, kiểm dịch động thực vật, các vấn đề về chống trợ cấp, chống bán phá giá của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Cùng với đó là thay đổi một cách mạnh mẽ hơn công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Sáu, thực hiện đổi mới một cách căn bản công tác theo dõi, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam, bảo đảm cho quá trình hội nhập của Việt Nam hiệu quả và bền vững hơn.

Tập trung khai thác tốt các FTAs đã hoàn thành đàm phán, ký kết và có liệu lực thực thi. Tính toán lại chiến lược đàm phán các FTAs tiếp theo để bảo đảm lợi ích cao hơn cho đất nước trong bối cảnh mới - Đi vào các FTA song phương với các thị trường ngách mà ta có nhiều lợi thế. Đặc biệt là trong công tác thực thi các cam kết hội nhập, song song với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hội nhập, Bộ Công Thương xác định sẽ hướng trọng tâm vào việc xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện có hiệu quả công tác theo dõi, đánh giá, tổ chức triển khai thực hiện các cam kết hội nhập để có thể nâng cao hiệu quả thực thi cam kết hội nhập nói riêng và bảo đảm cho quá trình hội nhập thành công, bền vững của Việt Nam trong thời gian tới.

Bảy, nhanh chóng tổ chức lại lực lượng quản lý thị trường theo mô hình mới gắn với thay đổi phương thức hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng quản lý thị trường trên địa bàn cả nước. Coi đây là biện pháp để tạo bước chuyển quan trọng trong công tác đấu tranh chống kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại. Qua đó, tạo lập môi trường lành mạnh, công bằng cho sản xuất và kinh doanh trong nước, trực tiếp góp phần vào nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

Tám, tổ chức triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm tạo sự chuyển biến căn bản và bền vững hơn cho khu vực thị trường trong nước, tiếp tục làm trụ đỡ quan trọng cho tăng trưởng kinh tế những năm tiếp theo.

Chín, tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành Công Thương một cách thực chất, thúc đẩy phát triển các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp theo đúng tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ