8 tháng đầu năm, ngành dệt may xuất khẩu 30,2 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ

Nhàđầutư
Theo báo cáo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm, ngành dệt may xuất khẩu 30,2 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua.
ĐĂNG KIỆT
01, Tháng 10, 2022 | 10:23

Nhàđầutư
Theo báo cáo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm, ngành dệt may xuất khẩu 30,2 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua.

70931DDC-5002-47DC-A60B-30A18BB1544E

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Vitas phát biểu trước báo chí. Ảnh: Đăng Kiệt

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, Việt Nam chưa chủ động được trong việc sản xuất nguyên liệu may mặc như xơ, bông… nên phải nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Trung bình mỗi năm, nước ta nhập khẩu hơn 4 tỷ USD bông (từ 4,1 đến 4,4 tỷ USD).

"Trong 8 tháng đầu năm nay, riêng về bông chúng ta nhập khẩu hơn 3 tỷ USD từ Hoa Kỳ. Dù giá bông Hoa Kỳ đắt đỏ, nhưng ngành dệt may Việt Nam đã nhập khẩu nguyên liệu chất lượng cao này hơn 20 năm qua" – ông Giang cho biết và thông tin thêm, là quốc gia xuất khẩu may mặc hàng đầu thế giới, Việt Nam phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu chất lượng cao này, bất chấp giá bông biến động do tình hình thế giới và nhiều yếu tố khác.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhập khẩu bông từ Hoa Kỳ, người đứng đầu Vitas cũng đề ra giải pháp để tiết kiệm chi phí nhập khẩu nguồn nguyên liệu này. Theo ông Giang, việc  xây dựng kho ngoại quan Việt Nam cho bông Mỹ sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước.

"Ở Việt Nam chưa có nhà kho như vậy, dù là nhà đầu tư Mỹ hay Việt Nam xây dựng đều được hoan nghênh. Bông Mỹ nhập khẩu đã được các công ty dệt may Việt Nam ưa chuộng và sử dụng trên diện rộng từ nhiều năm nay nhưng họ cũng đã chờ đợi quá lâu để thấy một cơ sở như vậy. Kho này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, cắt giảm chi phí vận chuyển cũng như giảm chi phí vốn, đồng thời tăng tính tiếp cận của nguồn nguyên liệu chất lượng cao này" – chủ tịch Vitas khẳng định.

Trong khi đó, ông Vũ Mạnh Hùng, đại diện Hiệp hội Bông Mỹ (CCI) cho biết, Cotton Day 2022 do Vitas và CCI phối hợp tổ chức tại TP.HCM vào ngày 4/10 chính là một trong những diễn đàn quan trọng để ngành dệt may Việt Nam cập nhật thông tin thị trường bông trên toàn cầu.

"Là quốc gia nhập khẩu bông hàng đầu từ thị trường Hoa Kỳ, đã đến lúc ngành dệt may Việt Nam cần phải bắt kịp xu thế để duy trì vị thế xuất khẩu của mình. Phát triển bền vững, canh tác và sản xuất xanh, rút ngắn quy trình, tiết kiệm thời gian chính là xu hướng của hiện tại", ông Hùng nhận định.

Theo báo cáo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm, ngành dệt may xuất khẩu 30,2 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua.

Còn dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, tổng doanh thu xuất khẩu toàn ngành 44 tỷ USD cho năm nay. Con số này vượt xa so với tổng doanh thu xuất khẩu của năm ngoái là 40,3 tỷ USD.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25455.00
EUR 26817.00 26925.00 28131.00
GBP 31233.00 31422.00 32408.00
HKD 3182.00 3195.00 3301.00
CHF 27483.00 27593.00 28463.00
JPY 160.99 161.64 169.14
AUD 16546.00 16612.00 17123.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18239.00 18312.00 18860.00
NZD   15039.00 15548.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3601.00 3736.00
SEK   2307.00 2397.00
NOK   2302.00 2394.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ