1,7ha rừng đặc dụng Thân Sa biến thành đình chùa, văn phòng công ty khai thác vàng

Nhàđầutư
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Thái nguyên, khu vực văn phòng và đền, chùa do Công ty khoáng sản Thăng Long xây dựng có diện tích 1,7ha thuộc quy hoạch rừng đặc dụng Thần Sa.
THỦY TIÊN
11, Tháng 09, 2018 | 12:05

Nhàđầutư
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Thái nguyên, khu vực văn phòng và đền, chùa do Công ty khoáng sản Thăng Long xây dựng có diện tích 1,7ha thuộc quy hoạch rừng đặc dụng Thần Sa.

Cuối tháng 8 vừa qua, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT), chủ trì phối hợp với một số cơ quan chức năng tiến hành xác minh thông tin “Mượn danh xây dựng nông thôn mới để phá rừng đặc dụng”.

Mới đây, Sở NN-PTNT Thái Nguyên đã có báo cáo gửi UBND tỉnh này. Theo báo cáo nêu rõ, Con đường nông thôn mới từ ngã ba Ngọc Sơn 2 vào xóm Xuyên Sơn có tổng diện tích sử dụng 0,75ha, dài khoảng 1.870,3m, rộng 4m.

duong-than-sa

"Đường nông thôn mới" xây dựng trên đất rừng đặc dụng

Công trình này chồng lấn lên khu vực rừng đặc dụng (phân khu phục hồi sinh thái) khoảng 0,45ha (dài gần 1,2km). Toàn bộ khu vực này chưa có thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng sang mục đích khác.

Phần diện tích còn lại thuộc quy hoạch rừng sản xuất, cũng chưa có thủ tục chuyển đổi. Ngoài ra, con đường này còn chồng lấn lên 0,18ha đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp.

Về khu vực văn phòng và đền, chùa, kết luận kiểm tra cho thấy có 1,7ha thuộc quy hoạch rừng đặc dụng. Như vậy, diện tích lấn chiếm rừng đặc dụng để xây dựng công trình trái phép nói trên là gần 2,5ha.

than-sa3

Báo cáo của Sở NN-PTNT

Kết luận cũng cho biết: Theo báo cáo của chính quyền địa phương, khu vực đình, đền, chùa Bản Ná có trước khi xác lập khu bảo tồn, quy hoạch dừng đặc dụng. Đơn vị xây dựng là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long (Công ty khoáng sản Thăng Long) đã trùng tu, nâng cấp đình, đền chùa Bản Ná trên nền cũ.

rung-dac-dung-than-sa2

Khu văn phòng, đình, chùa được xây dựng trên 1,7ha đất rừng đặc dụng

Tuy nhiên, căn cứ trên “bản đồ quy hoạch 3 loại rừng” của khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng; căn cứ trên các mốc tọa độ được định vị, một chuyên gia trong lĩnh vực địa chất đã tính toán và khẳng định, phần chồng lấn lên rừng đặc dụng khi làm con đường “nông thôn mới” nói trên khoảng 15ha, lớn hơn rất nhiều so với số liệu mà Sở NN-PTNT đưa ra.

than-sa

Diện tích xâm lấn vào rừng đặc dụng đựoc chuyên gia tính toán

Còn Chủ tịch UBND xã Thần Sa Lê Văn Thanh cho biết, con đường nông thôn mới từ ngã ba Ngọc Sơn 2 vào xóm Xuyên Sơn là đường bê tông rộng 3,5m, nền đường 6m, dài 530m với tổng mức đầu tư 748 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách là 521 triệu đồng. Đây cũng là những số liệu thể hiện trong hồ sơ dự án do UBND xã Thần Sa lập dự án. 

Số liệu này khác hoàn toàn với “con đường nông thôn mới”mà Sở NN-PTNT vừa kết luận. Mặt khác, hệ thống các công trình tâm linh (đền, chùa Bản Ná) vừa được xây mới nằm trong khuôn viên nhà chỉ huy của công trường, không có bất kỳ một nhà dân nào trong khu vực này.

Con đường bê tông rộng 4m không đi qua xóm nhà dân nào và chạy thẳng đến công trường khai thác vàng Bản Ná khiến dư luận đặt câu hỏi, chủ dự án đang “mượn danh” nông thôn mới để làm đường công vụ? Mặt khác, công trình này cũng là cái cớ để chủ mỏ được xả thải hợp pháp hàng triệu m3 đất đá thải từ công trường.

Dọc tuyến đường gần 2km này, có những bãi tập kết chất thải khổng lồ từ khai trường vàng Bản Ná. Toàn bộ diện tích này cũng thuộc đất rừng đặc dụng Thần Sa - Phượng Hoàng. Tuy nhiên, những sai phạm này không được Sở NN-PTNT nêu trong báo cáo.

rung-dac-dung-than-sa

Báo cáo của Sở NN-PTNT không hề nhắc đến các moong vàng của Công ty khoáng sản Thăng Long trong rừng đặc dụng Thần Sa

Trong quyết định 3068  năm 2008, UBND tỉnh cấp phép chỉ giới cho Công ty khoáng sản Thăng Long  khai thác mỏ vàng Bản Ná 32,6ha, giới hạn bởi 4 điểm tọa độ khép góc (A - B - C - D; hệ tọa độ VN 2000). Điểm cuối cùng của mỏ vàng này thể hiện trên bản đồ cách đập Xuyên Sơn vài trăm mét. Tuy nhiên, trên thực tế, đơn vị này đã khai thác vượt chỉ giới khoảng 35ha.

Lập đoàn kiểm tra lại

Trả lời báo chí ngày 9/9, ông Đoàn Văn Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, cho biết UBND tỉnh đã chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra lần thứ 2 về thông tin báo chí phản ánh việc phá rừng đặc dụng Thần Sa, thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng để tìm vàng.

Đoàn kiểm tra liên ngành có sự tham gia của Sở TN-MT, Sở NN-PTNT, UBND H.Võ Nhai, Chi cục Kiểm lâm, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng và các cơ quan, ban, ngành liên quan. ‘

‘Sau khi kiểm tra xong sẽ có báo cáo với lãnh đạo UBND tỉnh. Đoàn kiểm tra lần 1 vẫn chưa làm kỹ, làm rõ các nội dung mà báo chí phản ánh nên tỉnh yêu cầu kiểm tra lại”, ông Tuấn nói.

Trước đó, cuối tháng 8, theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở NN-PTNT đã chủ trì phối hợp với một số cơ quan chức năng tiến hành cuộc kiểm tra nêu trên. Báo cáo của cơ quan này sau đó kết luận, có việc mở đường ‘‘nông thôn mới’’ trong khu vực rừng đặc dụng Thần Sa cùng với việc một số công trình xây dựng trong khai trường khai thác vàng của mỏ vàng Thần Sa đã chồng lấn lên đất rừng quy hoạch rừng đặc dụng gần 2,5 ha.

Tuy nhiên, báo cáo của Sở NN-PTNT cũng cho biết việc phân định các loại rừng trong Khu bảo tồn Thần Sa đang phức tạp khi báo cáo của địa phương và bản đồ quy hoạch có sự vênh nhau về các loại rừng.

Trong khi đó, trả lời PV Nhadautu.vn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Lâm nghiệp cho biết, chưa nhận được báo cáo của Sở NN-PTNT Thái Nguyên về việc phá rừng đặc dụng Thần Sa.

Đoàn liên ngành làm việc trong quán nhậu

Theo sự chỉ đạo phân công, ngày 23/8, Sở Nông Nghiệp do ông Nông Xuân Bắc, Phó Giám đốc sở cùng với Sở Tài nguyên, UBND huyện Võ Nhai, Kiểm lâm, Ban quản lý xuống thực địa tại Công ty khoáng sản Thăng Long để kiểm tra nhưng cho đến 15h cùng ngày phóng viên liên hệ làm việc với các cán bộ trong đoàn đi xác minh vẫn thấy ngồi trong quán nhậu “đặc sản thú rừng” cùng với doanh nghiệp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24580.00 24605.00 24925.00
EUR 26271.00 26377.00 27542.00
GBP 30600.00 30785.00 31733.00
HKD 3104.00 3116.00 3217.00
CHF 26884.00 26992.00 27832.00
JPY 159.53 160.17 167.59
AUD 15865.00 15929.00 16416.00
SGD 18063.00 18136.00 18675.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17891.00 17963.00 18494.00
NZD 0000000 14617.00 15106.00
KRW 0000000 17.67 19.28
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ