126 dự án bất động sản đang chờ TP.HCM ‘cởi trói’

Nhàđầutư
Theo HoREA, trong 3 năm (2015 - 2018), TP.HCM có đến 126 dự án nhà ở thương mại bị “ách tắc” thủ tục công nhận chủ đầu tư, do dự án không đáp ứng điều kiện có 100% đất ở, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp, cho thị trường… và làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, giảm nguồn cung nhà ở.
NGUYÊN VŨ
01, Tháng 04, 2021 | 06:24

Nhàđầutư
Theo HoREA, trong 3 năm (2015 - 2018), TP.HCM có đến 126 dự án nhà ở thương mại bị “ách tắc” thủ tục công nhận chủ đầu tư, do dự án không đáp ứng điều kiện có 100% đất ở, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp, cho thị trường… và làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, giảm nguồn cung nhà ở.

Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng liên quan đến việc “ách tắc” dự án nhà ở chỉ có quyền sử dụng đất nông nghiệp, hoặc đất phi nông nghiệp không có đất ở.

Theo đó, tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chỉ có các trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất ở hoặc có đất khác nhưng “dính” với đất ở, bao gồm các trường hợp nhà đầu tư có 100% đất ở, hoặc có đất ở và các loại đất khác thì mới được công nhận chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại. Đồng thời, trường hợp nhà đầu tư có hàng chục, hàng trăm ha đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, nhưng có vài chục m2 đất ở thì cũng được công nhận chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở.

Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư có quyền sử dụng đất khác nhưng không có đất ở, như các trường hợp chỉ có quyền sử dụng đất nông nghiệp, hoặc đất phi nông nghiệp không có đất ở thì lại không được công nhận chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở do nghị định không quy định thủ tục lựa chọn chủ đầu tư với trường hợp này.

du-an-tphcm

Nhiều dự án bất động sản tại TP.HCM đang bị "tắc" thủ tục chứng nhận đầu tư gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, giảm nguồn thu ngân sách nhà nước và giảm nguồn cung nhà ở. Ảnh Gia Miêu/LĐO

Do đó, HoREA quan ngại với điều khoản này, có thể tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư, nhất là tiêu chí công bằng, bình đẳng, bảo vệ nhà đầu tư. Đồng thời việc “ách tắc” tất cả dự án nhà ở có quyền sử dụng đất nông nghiệp thuần, hoặc đất phi nông nghiệp “thuần”, không “dính” với đất ở, do Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 30/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 18 Nghị định 99/2015/NĐ-CP không quy định thủ tục lựa chọn chủ đầu tư cũng được HoREA đề cập trong văn bản này.

Đơn cử như nhà đầu tư sử dụng 50ha đất trồng cây cao su (100% đất nông nghiệp, không có đất ở) để thực hiện dự án xây dựng nhà ở, dự án khu đô thị có nhà ở, phù hợp với quy hoạch, thì không được công nhận chủ đầu tư dự án, do Điều 18 Nghị định 99/2015/NĐ-CP không quy định thủ tục này.

Hay như việc nhà đầu tư sử dụng 1 ha đất có nguồn gốc là đất nhà xưởng ô nhiễm phải di dời (100% đất phi nông nghiệp, không có đất ở) để thực hiện dự án xây dựng nhà ở, phù hợp với quy hoạch, thì cũng không được công nhận chủ đầu tư dự án.

Theo HoREA, từ những bất cập trên, chỉ riêng năm 2020 tại TP.HCM đã có 39 dự án đầu tư của các doanh nghiệp chưa xử lý được do vướng mắc một số quy định pháp luật cũ. Trong đó, phần lớn là các dự án sử dụng đất nông nghiệp “thuần” không có đất ở (như dự án chỉ có đất nông nghiệp là đất trồng cây hàng năm, hoặc đất trồng cây lâu năm…) hoặc dự án sử dụng đất phi nông nghiệp “thuần” không có đất ở (như dự án sử dụng đất nhà xưởng, trụ sở cơ quan, đất thương mại, dịch vụ…) để đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, dự án khu đô thị có nhà ở, phù hợp với quy hoạch.

Và chỉ tính trong 3 năm, kể từ ngày 10/12/2015 đến tháng 9/2018 đã có hơn 126 dự án nhà ở thương mại tại TP.HCM bị “tắc” thủ tục công nhận chủ đầu tư, do các dự án này không thỏa điều kiện có 100% đất ở. Điều này gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp, cho thị trường bất động sản và cho nền kinh tế, làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước và là một trong các nguyên nhân làm giảm nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở, đẩy giá nhà tăng nóng trong thời gian qua.

HoREA lấy ví dụ bình quân mỗi dự án có mức đầu tư là 1.000 tỷ đồng, tổng mức đầu tư của 126 dự án lên đến 126.000 tỷ đồng, thì Nhà nước có thể thất thu thuế GTGT (10%) là 12.600 tỷ đồng. Nếu những dự án này có lãi 20% với lợi nhuận 25.200 tỷ đồng thì Nhà nước có thể thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp (20%) hơn 5.000 tỷ đồng, chưa tính các nguồn thu khác sau dự án. Nếu chủ đầu tư vay 70% tổng mức đầu tư với lãi suất 10%/năm thì đã phải trả chi phí lãi vay trong 5 năm qua lên đến khoảng 44.100 tỷ đồng, chưa tính các khoản tăng chi phí đầu tư, chi phí quản lý doanh nghiệp, bị đọng vốn, lại bị mất doanh thu, mất cơ hội kinh doanh và ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ