Xuất khẩu thủy sản liệu có đạt mục tiêu 10 tỷ USD?

Nhàđầutư
Theo nhận định của đại diện Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP): Với những cơ hội thị trường, dự báo xuất khẩu thuỷ sản năm 2022 sẽ chạm ngưỡng 10 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2021. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu trên đòi hỏi sự nỗ lực quyết liệt của cả chuỗi ngành hàng.
AN HÒA
28, Tháng 06, 2022 | 05:51

Nhàđầutư
Theo nhận định của đại diện Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP): Với những cơ hội thị trường, dự báo xuất khẩu thuỷ sản năm 2022 sẽ chạm ngưỡng 10 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2021. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu trên đòi hỏi sự nỗ lực quyết liệt của cả chuỗi ngành hàng.

thieu lao dong

Khó khăn của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu hiện nay là thiếu lao động và thiếu nguyên liệu. Ảnh An Hòa

Thiếu nguyên liệu, thiếu lao động 

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn khi nhu cầu của các thị trường chính đều tăng mạnh sau COVID-19. Các phân khúc nhà hàng, khách sạn, du lịch đã mở cửa trở lại, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thủy sản đã hồi phục, giá các sản phẩm thuỷ sản cũng tăng theo xu hướng lạm phát giá trên thị trường thế giới.

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn có được lợi thế về ưu đãi thuế quan do tham giá các Hiệp định Thương mại tự do EVFTA, CPTPP, UKVFTA, RCEP… khi xuất khẩu sang các thị trường như EU, Australia, Canada, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Anh…

Mặt khác, do chiến sự Nga – Ukraine với các lệnh cấm nhập thực phẩm và thuỷ sản Nga tại nhiều quốc gia đã tạo cơ hội cho thuỷ sản Việt Nam, nhất là cá tra có thể thay thế một phần cho cá thịt trắng minh thái Nga tại các thị trường như EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh…

Với những yếu tố thuận lợi về mặt thị trường như nêu trên, ông Nam đã đưa ra dự báo: Quý III là thời điểm tăng tốc của các doanh nghiệp thuỷ sản với kim ngạch có thể đạt khoảng 3 tỷ USD, tương đương với quý II và tăng 33% so với cùng kỳ năm 2021.

Dự báo xuất khẩu thuỷ sản cả năm 2022 sẽ chạm ngưỡng 10 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2021. Trong đó dự báo xuất khẩu tôm đạt 4,2 tỷ USD, cá tra 2,5 -2,6 tỷ USD, cá ngừ gần 1 tỷ USD, mực, bạch tuộc khoảng 650 triệu USD, còn lại là các mặt hàng hải sản khác khoảng 1,6 tỷ USD.

Tuy nhiên, ông Nam cũng cho rằng để có thể đạt mục tiêu trên thì cả chuỗi ngành hàng phải vượt qua thách thức thiếu nguyên liệu do nông, ngư dân và doanh nghiệp chế biến thuỷ sản khó tiếp cận vay vốn để phục hồi sản xuất; cước vận tải biển tăng gấp 6-10 lần so với trước dịch, thiếu container để vận chuyển; các quy định, rào cản của thị trường nhập khẩu như cảnh báo thẻ vàng IUU của EU, chương trình kiểm soát thuỷ sản nhập khẩu của Mỹ (SIMP); cạnh tranh gay gắt với các nước khác như Ấn Độ, Ecuador về nguồn cung, giá thành và giá khẩu…

Chia sẻ tại diễn đàn "tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản-góc nhìn của người trong cuộc" do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần thuỷ sản Sóc Trăng (STAPIMEX), cho biết ngoài những khó khăn mà ông Nam nêu trên, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long còn gặp khó khăn vì thiếu lao động.

"Yêu cầu lao động làm việc tại công ty thủy sản hiện nay không phải là lao động phổ thông mà phải là lao động qua đào tạo, có tay nghề do đó mặc dù nguồn lao động tại địa phương nhiều nhưng số lao động đáp ứng được yêu cầu công việc thì lại rất thiếu", ông Phú cho hay.

XK thuy san

Các doanh nghiệp cho biết sẽ đẩy mạnh đầu tư dây chuyền tự động hóa, giải phóng sức lao động, giải quyết bài toán thiếu lao động trong sản xuất. Ảnh TL

Doanh nghiệp sẽ xoay xở như thế nào?

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng) cho rằng, Việt Nam có diện tích nuôi tôm hàng năm trên 800.000 ha nhưng sản lượng chưa năm nào đạt trên 1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu chỉ khoảng trên 4 tỷ USD/năm.Trong khi Ecuador có diện tích nuôi tôm ít hơn Việt Nam nhưng sản lượng tôm hàng năm luôn đạt trên 1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu tôm trên 5 tỷ USD mỗi năm.

Nguyên nhân diện tích nuôi tôm của Việt Nam nhiều hơn nhưng sản lượng tôm ít hơn Ecuador là là do 90% diện tích nuôi tôm của ta là các cơ sở nuôi nhỏ lẻ.

Giai đoạn khủng hoảng trong nuôi tôm 2010-2015 đã khiến hầu hết các hộ nuôi nhỏ lẻ mất vốn, giấy đất đã cầm ở ngân hàng, do thiếu vốn nên những hộ này chỉ nuôi cầm chừng. Mặc dù Chính phủ, ngành nông nghiệp đã có nhiều giải pháp hỗ trợ nhưng do các quy định về tài sản đảm bảo trong tín dụng mà người nuôi tôm rất khó tiếp cận tín dụng để phát triển ngành hàng này.

"Nhằm tháo gỡ khó khăn trên, hiện nay ở một số nơi đã, đang thí điểm mô hình liên kết giữa ngân hàng, doanh nghiệp và hộ nuôi, mô hình này bước đầu cho kết quả khá tốt, cần được nghiên cứu phát huy để nâng quy mô sản xuất cho nông hộ, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến", ông Lực đề xuất.

Còn theo ông Phú, Phó tổng giám đốc STAPIMEX, trong lúc sản xuất nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng đơn hàng xuất khẩu thì doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu để chế biến. Tuy nhiên, để có thể dự trữ nguyên liệu đủ cho chế biến thì doanh nghiệp rất cần các chính sách về tín dụng trung, dài hạn với lãi suất thấp để đầu tư kho bảo quản nguyên liệu.

Lý giải về nguyên nhân các doanh nghiệp thủy sản tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thiếu lao động trầm trọng, ông Ong Hàng Văn, Phó giám đốc Công ty Thủy sản Trường Giang (Đồng Tháp) cho biết, hiện hoạt động sản xuất tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.... đã phục hồi trở lại khi một lượng lớn lao động tại địa phương lại tiếp tục đỗ về đây. Trong khi đó, tại địa phương các doanh nghiệp thủy sản cũng đang có sự cạnh tranh gay gắt về nguồn lao động.

Theo ông Văn để giải quyết bài toán thiếu lao động, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh chuyển đổi số, thay thế một số khâu bằng máy móc hiện đại như ở khâu phân loại cá, trước đây do công nhân phân loại bằng tay thì hiện nay đã có những máy móc thay thế. Công ty cũng đang đầu tư các loại băng chuyền chuyên dụng, thiết bị tự động cân đong, phân loại, đóng gói... để giảm bớt nhân công, nâng cao năng suất.

"Bên cạnh việc đầu tư máy móc thay thế sức lao động của con người, các doanh nghiệp thủy sản cũng điều chỉnh tăng các chế độ đãi ngộ cho lao động như lương, trợ cấp, thưởng năng suất…nhằm tạo môi trường làm việc hấp dẫn, giữ chân lao động", đại diện một số doanh nghiệp thủy sản cho biết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ