Xuất khẩu thủy sản gặp muôn vàn khó khăn

Nhàđầutư
Khó khăn về thị trường xuất khẩu thủy sản trong những tháng đầu năm 2023 đã được các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp xuất khẩu đưa ra dự báo ngay từ những tháng cuối năm 2022. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, những khó khăn đó đã vượt ngoài dự báo.
AN HÒA
17, Tháng 02, 2023 | 14:33

Nhàđầutư
Khó khăn về thị trường xuất khẩu thủy sản trong những tháng đầu năm 2023 đã được các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp xuất khẩu đưa ra dự báo ngay từ những tháng cuối năm 2022. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, những khó khăn đó đã vượt ngoài dự báo.

hung ca 1

Do khó khăn về thị trường, xuất khẩu thủy sản giảm 31% trong tháng đầu năm 2023. Ảnh An Hòa

Khó khăn trùng trùng

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Cafatex cho biết, từ đầu năm đến nay công ty chỉ mới ký kết được một đơn hàng mới với khối lượng 5 container tôm xuất sang thị trường Hoa Kỳ, giao hàng trong tháng 5.

"Mặc dù đơn hàng mới rất hiếm nhưng giá nguyên liệu lúc này cũng cao hơn thời điểm cuối năm. Ở thời điểm hiện nay nhiều doanh nghiệp lâm vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan": Sản xuất nhiều mà đầu ra không có sẽ dẫn đến tồn kho lớn, chi phí lãi vay cao, rất rủi ro; nếu ngưng sản xuất thì cán bộ, công nhân nhà máy sẽ rời công ty đi tìm việc khác. Khi cần huy động lại khi thị trường tốt lên thì sẽ rất khó", ông Kịch chia sẻ.

Cũng theo ông Kịch, do chi phí đầu vào tăng khoảng 30% nên nông dân cũng rất dè dặt trong thả nuôi mới vụ tôm và cá. Bên cạnh đó sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ban ngày và ban đêm như thời điểm hiện nay, tỷ lệ con giống tôm, cá thả nuôi bị hao hụt rất lớn. Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy sẽ có đợt thiếu nguyên liệu trầm trọng khi thị trường tốt lên, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (FIMEX) cho biết, ngoài yếu tố ảnh hưởng lạm phát, suy thoái toàn cầu thì cuối năm rồi ở Hoa Kỳ còn xảy ra các trận bão tuyết, tiệc tùng Giáng Sinh và mừng năm mới bị hoãn, mức tiêu thụ không như ý.

Trong khi đó, từ đầu năm, tôm các nước Nam bán cầu như Indonesia và Ecuador bắt đầu vào vụ. Áp lực bán hàng từ hai cường quốc tôm này khiến giá tôm sẽ tiếp tục đi xuống, rủi ro thêm chồng chất. Các doanh nghiệp phân phối lớn, có tiềm lực tài chính, chấp nhận bán giảm giá nhằm giải phóng tồn kho, mua hàng mới giá. Nhưng các doanh nghiệp nhỏ thì rất khó khăn, bán hàng thì lỗ còn kéo dài thì không đủ tiền trả ngân hàng, dễ bị phá sản.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cũng không ít khó khăn khi khả năng hạn ngạch khai thác cá minh thái trên thế giới sẽ tăng so năm qua; các nước nuôi cá tra như Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Trung Quốc tiếp tục phát triển vùng nuôi để đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới cạnh tranh xuất khẩu với cá tra Việt Nam.

vung nuoi ca VH 1

Chi phí đầu vào tăng cao, diện tích thả nuôi thủy sản mới giảm, dự báo sẽ có đợt thiếu nguyên liệu trầm trọng khi thị trường xuất khẩu tốt lên. Ảnh An Hòa

Doanh nghiệp "đắm đuối"

Theo ông Võ Văn Phục, Tổng Giám đốc Công ty cổ thủy sản sạch Việt Nam, tình hình chiến sự, thiên tai và ảnh hưởng của lạm phát làm cho nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu giảm, trong đó có mặt hàng thủy, hải sản.

"Cung, vượt cầu", các nhà nhập khẩu ép giá nhưng các nhà sản xuất vì muốn duy trì sản xuất đã phải chấp nhận bán với giá vốn, thâm chí bán dưới giá vốn nhằm quay đồng vốn, trả nợ ngân hàng.

"Vì vậy, điều mà doanh nghiệp và nông dân vùng nuôi thủy sản đang trông chờ là các ngành hữu quan, Chính phủ có những giải pháp hỗ trợ về nguồn tín dụng lãi suất thấp; kiểm soát giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí vận chuyển…để giúp ngành hàng xuất khẩu thủy sản vượt qua thời điểm khó khăn này.

Về lâu dài, kiến nghị các ngành chức năng khẩn trương quy hoạch, xác định vùng nuôi trọng điểm và có sự tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng như thủy lợi, điện, sản xuất con giống chất lượng cao…để giúp ngành hàng này phát triển một cách bền vững", ông Phục đề xuất

Cùng quan điểm đó, TS. Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT FIMEX phân tích, các doanh nghiệp lệ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng thì khó khăn gấp bội: Không giao hàng theo kế hoạch, hàng tồn kho thì lấy đâu tiền trả nợ khi tới hạn. Do đó, các doanh nghiệp chọn giải pháp không ai muốn là chấp nhận giảm giá, bán rẻ để luân chuyển dòng tiền. Nhưng đó là vòng tròn đi xuống, khó khăn tài chính sẽ tránh được tạm thời nhưng hệ quả thì khôn lường.

"Còn nhớ vào thời điểm khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007-2008, nhiều doanh nghiệp cũng chọn giải pháp mạo hiểm này, hệ quả là sau đó ít năm, khá nhiều doanh thủy sản đã phải "bỏ cuộc chơi", thậm chí có những chủ doanh nghiệp rơi vào vòng lao lý", ông Lực cảnh báo.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tháng 1/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 600 triệu USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 169 triệu USD (giảm 46%); xuất khẩu cá tra đạt 107 triệu USD (giảm 50%); xuất khẩu cá ngừ gần 60 triệu USD (giảm 32%).

Tuy nhiên, một số loại thủy sản chủ lực các loại cá khác đạt 169 triệu USD (tăng 6%); xuất khẩu mực và bạch tuộc đạt gần 66 triệu USD (tăng 4%).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ