Xu hướng cởi mở trong quản lý tiền số ở một số nước

QUANG MINH
08:38 03/05/2025

Khi các tài sản số tiếp tục phát triển, các nước sẽ chỉnh sửa quy định nhằm cân bằng giữa đổi mới công nghệ và bảo vệ người tiêu dùng và bảo đảm ổn định tài chính quốc gia.

Sự phát triển mạnh “như nấm sau mưa” của các đồng tiền số, còn gọi là tiền kỹ thuật số hay tiền mã hóa, khiến nhiều quốc gia và ngân hàng trung ương trên thế giới nhanh chóng hành động để quản lý loại tài sản này.

Theo trang CoinMarketCap, tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền số đến ngày 1/5/2025 khoảng 3.000 tỷ USD, trong đó đồng Bitcoin chiếm hơn 60% giá trị. Để so sánh, riêng vốn hóa của đồng Bitcoin tương đương 6% GDP của Mỹ và gấp hơn 3 lần GDP của Việt Nam năm 2024. Đồng tiền này hiện có giá dao động quanh mức 85.000 USD, lùi so với đỉnh 109.000 USD đạt được vào tháng 1/2025.

Bitcoin là đồng tiền số có giá trị nhất hiện nay. Ảnh: Verdict

Bên cạnh giá trị vốn hóa lớn, các đồng tiền số đã len lỏi sâu vào trong đời sống kinh tế ở các nước. Không chỉ đóng vai trò là đồng tiền thanh toán, thậm chí dự trữ, tiền số còn được giao dịch sôi động. Theo dữ liệu từ cổng thanh toán tiền điện tử Triple-A, tính đến giữa năm ngoái, có đến hơn 1/5 dân số Việt Nam sở hữu tiền ảo, chỉ sau Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) với tỷ lệ 34,4%.

Điều này đặt ra yêu cầu cho các quốc gia phải quản lý loại hình tài sản này để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính – tiền tệ và lợi ích của người dân. Tuy vậy, mỗi nước có một cách tiếp cận khác nhau, từ cấm đoán đến chấp nhận.

Chính sách thắt chặt

Trong số các nền kinh tế lớn, Trung Quốc là nước có quan điểm cứng rắn nhất đối với tiền số, coi đó là một mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính và phương tiện để thực hiện các hành vi vi pháp như rửa tiền.

Kể từ năm 2013, chính quyền Trung Quốc liên tục thắt chặt các quy định đối với sloại tài sản này. Năm 2013, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cấm các tổ chức tài chính thực hiện các giao dịch liên quan đến Bitcoin, cho rằng đó là một hàng hóa ảo, không có giá trị pháp lý. Bốn năm sau, Trung Quốc cấm phát hành coin lần đầu (ICO) và cho đóng cửa các sàn giao dịch tiền số trong nước.

Đến năm 2021, Trung Quốc ban hành lệnh cấm toàn diện đối với các giao dịch tiền số và cả hoạt động "đào" tiền. PBOC tuyên bố tất cả các hành vi liên quan đến tiền số là "hoạt động tài chính phi pháp", với lý do chúng gây bất ổn kinh tế. Ngay cả các sàn giao dịch ở hải ngoại phục vụ người Trung Quốc giao dịch cũng trở thành mục tiêu. Đầu năm nay, nước này ban hành thêm quy định thắt chặt, trong đó yêu cầu các ngân hàng báo cáo các giao dịch tiền số đang ngờ.

Tuy thế, nền kinh tế thứ hai thế giới lại cho ban hành đồng nhân dân tệ số do PBOC phát hành, cho thấy nước này ưu tiên nền tài chính số do nhà nước kiểm soát, thay vì các tiền số bị thả nổi. Hơn nữa, nước này cũng thúc đẩy công nghệ blockchain, đầu tư nhiều cho các ứng dụng phi tiền số như chuỗi cung ứng và dịch vụ chính phủ.

Chính sách thân thiện với tiền số

Nhật Bản có một chế độ quản lý tiền điện số phát triển. Kể từ năm 2017, nước này đã công nhận tiền số là một tài sản hợp pháp theo Đạo luật Dịch vụ Thanh toán, có giá trị mua bán, đồng thời ban hành luật buộc tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử phải đăng ký với Cơ quan Dịch vụ tài chính (FSA). FSA cũng yêu cầu các chính sách KYC (xác minh danh tính khách hàng) và chống rửa tiền (AML) nghiêm ngặt, mang lại sự bảo vệ lớn hơn cho nhà đầu tư khi giao dịch. Hiệp hội Giao dịch Tài sản ảo và mã hóa là cơ quan tự điều tiết và ban hành các tiêu chuẩn.

Đầu năm nay, FSA đề xuất phân loại tiền số là sản phẩm tài chính, có thể cho phép các quỹ ETF liên quan và áp dụng các quy tắc giao dịch nội bộ, gợi mở về một sự chuyển đổi theo hướng tích hợp tiền số vào tài chính chính thống, đồng thời vẫn giám sát chặt chẽ.

Tương tự, Liên minh châu Âu (EU) coi tiền số là tài sản có thể giao dịch. Quy định MiCA (Các thị trường tàu sản mã hóa), có hiệu lực đầy đủ vào tháng 12/2024, thiết lập một khung khổ toàn diện cho các tài số, dung hòa các quy định giữa các nước thành viên.

Để bảo vệ nhà đầu tư, MiCA yêu cầu tất cả nhà cung cấp dịch vụ tiền điện tử phải đăng ký và tuân thủ giám sát, đồng thời đặt ra giới hạn nghiêm ngặt về stablecoin (một dạng tiền mã hóa được thiết kế để duy trì giá trị ổn định, thường được gắn với một tài sản cụ thể như đồng đôla Mỹ) để ngăn chặn rủi ro hệ thống. EU cũng đang xem xét khả năng phát hành đồng euro kỹ thuật số để tăng cường vai trò quốc tế của đồng tiền này, nâng cao hiệu quả thanh toán và đối trọng với sự trỗi dậy của các tiền số và stablecoin.

Tại Anh, chính phủ nước này có quan điểm chủ động và tiến bộ đối với tài sản số, đặt mục tiêu trở thành trung tâm toàn cầu về công nghệ tiền điện tử và blockchain, đồng thời bảo vệ tốt người tiêu dùng và duy trì ổn định tài chính. Cơ quan Quản lý Tài chính yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ quy định AML và KYC, đồng thời hỗ trợ stablecoin và tài sản kỹ thuật số.

Quy định về tiền số còn khác nhau ở nhiều nước. Ảnh: Bitcoinist

Ngay cạnh Việt Nam, Singapore là một trong những quốc gia thân thiện với tiền điện tử nhất. Nước này đưa ra các hướng dẫn rõ ràng cho các nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử theo Đạo Luật Dịch vụ thanh toán. Đạo luật này quy định các điều kiện tiên quyết liên quan đến token thanh toán kỹ thuật số, bao gồm cả các biện pháp AML và chống tài trợ khủng bố, qua đó đưa Singapore thành điểm đến lý tưởng cho các start up trong lĩnh vực tiền điện tử.

Còn ở Trung Đông, Dubai là một trung tâm tiên phong trong lĩnh vực tiền điện tử. Cơ quan Quản lý tài sản ảo Dubai có nhiệm vụ thực thi các quy định về tiền điện tử và tiểu vương quốc này tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhiều sàn giao dịch tiền điện tử lớn. Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp tiền điện tử tại đây phản ánh tham vọng của khu vực trong việc đa dạng hóa nền kinh tế.

Mỹ hướng tới cởi mở với tiền số

Cho đến nay, Mỹ chưa có một khuôn khổ pháp lý thống nhất, cụ thể để quản lý tiền kỹ thuật số. Thay vào đó, cùng lúc tồn tại nhiều quy định quy định hiện có từ nhiều cơ quan liên bang và tiểu bang.

Một số cơ quan chính tham gia quản lý loại hình tài sản này bao gồm Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC), Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC), Bộ Tài chính, Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ (OCC) và Sở Thuế vụ Liên Bang (IRS), nhưng mỗi cơ quan áp dụng luật hiện hành theo cách riêng.

Ở cấp liên bang, SEC muốn phân loại các tài sản số là chứng khoán. Năm 2023, SEC áp dụng quan điểm quản lý bằng áp chế, nhưng từ đầu năm 2025, SEC đã có một số thay đổi như giảm bớt các hành động chấp pháp đối với các bên tham gia lớn như Coinbase và lập Nhóm Đặc nhiệm Tiền số vào ngày 21/1/2025 để xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng hơn cho phù hợp với các luật hiện hành.

Ngay trong giai đoạn tranh cử năm 2024, ông Donald Trump đã đề cập đến ý tưởng lập Kho dự trữ Bitcoin và muốn Mỹ dẫn đầu về tiền số, thậm chí khuyến khích tăng đào Bitcoin. Chỉ sau 3 ngày tiếp quản Nhà Trắng, ông Trump ký sắc lệnh hành pháp về tăng cường vai trò lãnh đạo của Mỹ trong công nghệ tài chính. Các chính sách của chính quyền Trump được cho là dần tháo gỡ các rào cản đối với việc giao dịch tiền số, trong đó có việc đưa tiền số gần hơn với các ngân hàng.

Như vậy, khi các tài sản số tiếp tục phát triển, các nước sẽ chỉnh sửa quy định nhằm cân bằng giữa đổi mới công nghệ và bảo vệ người tiêu dùng và bảo đảm ổn định tài chính quốc gia.

  • Cùng chuyên mục
Diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026–2030, định hướng đến 2045

Diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026–2030, định hướng đến 2045

Ngày 15/7/2025, tại Khách sạn Hà Nội Daewoo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam giao cho Viện Kinh tế Việt Nam và Thế giới chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Diễn đàn Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026 – 2030, định hướng đến năm 2045”.

Doanh nghiệp - 14/07/2025 17:46

Khi sáng tạo khởi nguồn từ tâm, đổi mới là hành trình gieo hạnh phúc

Khi sáng tạo khởi nguồn từ tâm, đổi mới là hành trình gieo hạnh phúc

Khi sáng kiến bắt nguồn từ trái tim và được dẫn dắt bởi trí tuệ, giá trị mang lại không chỉ là hiệu quả công việc, mà còn là sự lan tỏa tích cực và bền vững.

Doanh nghiệp - 14/07/2025 17:45

Vasep chỉ ra 3 thách thức với tôm Việt Nam

Vasep chỉ ra 3 thách thức với tôm Việt Nam

Vasep đánh giá với mức thuế quan mới, cộng thêm bối cảnh kinh tế toàn cầu bất định, xuất khẩu tôm Việt sang Mỹ đang đối diện với nhiều áp lực chưa từng có.

Thị trường - 14/07/2025 14:24

Ô tô điện tại Việt Nam: 7 năm và triển vọng tăng trưởng 2 chữ số

Ô tô điện tại Việt Nam: 7 năm và triển vọng tăng trưởng 2 chữ số

Không phải cho đến hiện tại, khi các mẫu VinFast, BYD, Tesla, MG, Wuling… tràn ngập khắp đường phố Việt Nam, người ta mới nói về sự phát triển của thị trường ô tô điện. Kỳ thực, thị trường ô tô trăm triệu dân đã có sự chuyển dịch rõ rệt sang xu hướng xanh hoá từ rất lâu, và được kỳ vọng sẽ tăng trưởng hai chữ số nhờ vào chính sách, hạ tầng, sự nỗ lực của các hãng và cơ cấu tiêu dùng trẻ.

Thị trường - 14/07/2025 14:16

Đảng bộ PV GAS VUNG TAU hoàn thành xuất sắc công tác 6 tháng đầu năm 2025

Đảng bộ PV GAS VUNG TAU hoàn thành xuất sắc công tác 6 tháng đầu năm 2025

Đảng ủy Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu (PV GAS VUNG TAU) đã nỗ lực vượt khó, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng đầu năm 2025.

Doanh nghiệp - 14/07/2025 14:15

Quảng Ngãi lấy Lý Sơn, Măng Đen làm trụ cột để phát triển du lịch

Quảng Ngãi lấy Lý Sơn, Măng Đen làm trụ cột để phát triển du lịch

Tỉnh Quảng Ngãi sẽ ưu tiên tập trung xây dựng và phát triển đảo Lý Sơn trở thành trung tâm du lịch biển đảo đặc sắc, xứng tầm là điểm đến hàng đầu khu vực, đồng thời phát triển Khu du lịch Măng Đen thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao mang tầm quốc gia.

Thị trường - 14/07/2025 14:13

Tiêu chí xác định xuất xứ hàng hóa 'sản xuất tại Việt Nam' không đơn giản

Tiêu chí xác định xuất xứ hàng hóa 'sản xuất tại Việt Nam' không đơn giản

Việc xây dựng tiêu chí xác định xuất xứ hàng hóa "sản xuất tại Việt Nam" cần được thiết kế linh hoạt, có lộ trình và có sự tham vấn rộng rãi với doanh nghiệp (DN), hiệp hội ngành hàng và cơ quan quản lý chuyên ngành để đảm bảo tính khả thi và đồng thuận cao trong thực tiễn áp dụng.

Thị trường - 14/07/2025 10:57

Giá vàng miếng neo đỉnh 1 tháng

Giá vàng miếng neo đỉnh 1 tháng

Mở cửa tuần giao dịch ngày 14/7, giá vàng miếng SJC tiếp tục duy trì ở mức cao kỷ lục trong vòng một tháng, trong bối cảnh giá vàng thế giới tăng mạnh và kỳ vọng chính sách tiền tệ nới lỏng từ Fed.

Thị trường - 14/07/2025 09:57

Sunshine Group livestream tối 11/7: Khách đặt giá trúng nhà phố Noble Palace Tay Thang Long rẻ hơn 2,5 tỷ đồng

Sunshine Group livestream tối 11/7: Khách đặt giá trúng nhà phố Noble Palace Tay Thang Long rẻ hơn 2,5 tỷ đồng

Một khách hàng đã chốt deal thành công "Nhà phố Thủ đô" Noble Palace Tay Thang Long với giá 11 tỷ đồng, rẻ hơn 2,5 tỷ đồng so với giá thị trường trong phiên livestream đặt giá trên NobleGo tối ngày 11/7/2025.

Doanh nghiệp - 14/07/2025 08:00

EU hoãn trả đũa thương mại Mỹ sau khi ông Trump dọa áp thuế 30%

EU hoãn trả đũa thương mại Mỹ sau khi ông Trump dọa áp thuế 30%

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen kêu gọi hai bên đưa ra giải pháp cho tranh chấp thương mại thông qua đàm phán.

Thị trường - 14/07/2025 07:28

Sửa Nghị định 24: 'Cởi' hay 'trói' thị trường vàng miếng?

Sửa Nghị định 24: 'Cởi' hay 'trói' thị trường vàng miếng?

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng dự kiến sẽ được trình Chính phủ trước 15/7. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những ý kiến băn khoăn.

Thị trường - 13/07/2025 13:38

Ngân hàng 'lấn sân' sang lĩnh vực sản xuất vàng?

Ngân hàng 'lấn sân' sang lĩnh vực sản xuất vàng?

Không những chưa giải quyết được những bất cập của Nghị định 24/2012/NĐ-CP về kinh doanh vàng miếng, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định này bất ngờ bổ sung đối tượng được tham gia sản xuất vàng miếng là các ngân hàng…

Thị trường - 13/07/2025 06:45

Bamboo Airways bay đúng giờ nhất toàn ngành trong 6 tháng đầu năm 2025

Bamboo Airways bay đúng giờ nhất toàn ngành trong 6 tháng đầu năm 2025

Theo thống kê sơ bộ từ Cục Hàng không Việt Nam, Bamboo Airways là hãng hàng không dẫn đầu về tỉ lệ bay đúng giờ (OTP) trong 6 tháng đầu năm 2025, với 81% chuyến bay cất cánh đúng giờ, đồng thời là hãng ít hủy chuyến nhất toàn ngành hàng không nội địa.

Doanh nghiệp - 12/07/2025 13:21

Logistics xanh: 'Lá chắn kinh tế' giữa biến động toàn cầu

Logistics xanh: 'Lá chắn kinh tế' giữa biến động toàn cầu

Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, logistics xanh không còn là một lựa chọn mà đã trở thành “lá chắn kinh tế” giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức.

Thị trường - 12/07/2025 09:16

Bảo hiểm PVI chinh phục loạt giải thưởng quốc tế danh giá

Bảo hiểm PVI chinh phục loạt giải thưởng quốc tế danh giá

Năm 2025 đánh dấu một cột mốc tự hào đối với Tổng Công ty Bảo hiểm PVI (Bảo hiểm PVI), khi liên tiếp đón nhận nhiều giải thưởng danh giá từ các tổ chức uy tín hàng đầu trong lĩnh vực bảo hiểm khu vực châu Á.

Doanh nghiệp - 12/07/2025 09:00

'Cơn khát' căn hộ hạng sang tại Hà Nội: Thời cơ tạo sóng cho nhà đầu tư?

'Cơn khát' căn hộ hạng sang tại Hà Nội: Thời cơ tạo sóng cho nhà đầu tư?

Giữa thị trường Hà Nội, Long Bien Central tiên phong kiến tạo dòng căn hộ hạng sang theo phong cách resort tại trung tâm thủ đô, định hình biểu tượng sống sang xứng tầm cư dân tinh anh.

Doanh nghiệp - 12/07/2025 08:00