Mỹ quản lý tiền kỹ thuật số ra sao?
Hệ thống pháp lý Mỹ về tiền kỹ thuật số hiện là sự pha trộn giữa các luật cũ về chứng khoán, hàng hóa, thuế và chính sách mới thân thiện hơn từ năm 2025.
Cho đến nay, Mỹ chưa có một khuôn khổ pháp lý thống nhất, cụ thể để quản lý tiền kỹ thuật số. Thay vào đó, cùng lúc tồn tại nhiều quy định quy định hiện có từ nhiều cơ quan liên bang và tiểu bang.
Một số cơ quan chính tham gia quản lý loại hình tài sản này bao gồm Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC), Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC), Bộ Tài chính, Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ (OCC) và Sở Thuế vụ Liên Bang (IRS), nhưng mỗi cơ quan áp dụng luật hiện hành theo cách riêng.
Vai trò của các cơ quan liên bang
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC)
SEC muốn phân loại các tài sản số là chứng khoán. Cơ quan này quan tâm đến bảo vệ nhà đầu tư và yêu cầu tất cả các đợt phát hành mà đáp ứng được yêu cầu "hợp đồng đầu tư" phải được đăng ký.

Cơ quan này quản lý các loại tiền kỹ thuật số được coi là chứng khoán dựa trên bài kiểm tra có tên Howey Test. Khi các tài sản vượt qua được bài kiểm tra này, ví dụ token từ đợt phát hành tiền điện tử ban đầu (ICO), chúng sẽ phải tuân thủ Luật Chứng khoán năm 1933 và Luật Giao dịch năm 1934, tức yêu cầu đăng ký và công bố thông tin.
Năm 2023, SEC áp dụng quan điểm quản lý bằng áp chế, theo đó đệ trình một số vụ kiện nhằm vào các công ty như Coinbase. Năm 2024, SEC cho phép các quỹ ETF Bitcoin và Ethereum.
Từ năm 2025, SEC đã có một số thay đổi như giảm bớt các hành động chấp pháp đối với các bên tham gia lớn như Coinbase và lập Nhóm Đặc nhiệm Tiền số vào ngày 21/1/2025 để xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng hơn cho phù hợp với các luật hiện hành.
Ngày 20/1, Tổng thống Trump đã đề cử ông Paul Atkins (một người có quan điểm giảm gánh nặng quy định và ủng hộ đổi mới tài chính) vào vị trí Chủ tịch SEC và vẫn đang chờ Thượng viện phê chuẩn. Ông Atkins là ủy viên SEC trong giai đoạn 2002-2008 dưới thời Tổng thống George W. Bush. Việc đề cử ông Atkins phản ánh rõ ràng cam kết của Trump trong việc thúc đẩy đổi mới trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số với những quy định mềm mỏng hơn.
Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC)
Khác với SEC, CFTC lại cho rằng tiền số là hàng hóa, giống như dầu mỏ và vàng. Cơ quan này quản lý tiền kỹ thuật như đồng Bitcoin và Ethereum theo Đạo luật Giao dịch Hàng hóa. CFTC giám sát các hợp đồng phái sinh và đã can thiệp xử lý các vụ gian lận và thao túng ở thị trường giao ngay. CFTC đã có một số hành động rắn đối với các sàn giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin không đăng ký.
Chính quyền Trump đang nghiêng về việc mở rộng quyền giám sát cho CFTC đối với các tài sản số không phải chứng khoán.
Bộ Tài chính và IRS
Đầu năm 2020, Bộ Tài chính thông báo sẽ có lập trường cứng rắn hơn đối với các loại tiền kỹ thuật số nhằm giảm tội phạm tài chính và đem lại sự minh bạch hơn đối với loại tài sản này.
Mạng lưới Chống tội phạm tài chính (FinCEN), một cơ quan thuộc Bộ Tài chính, áp dụng Luật Bảo mật Ngân hàng, yêu cầu các “doanh nghiệp dịch vụ tiền tệ” như các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số tuân thủ quy định chống rửa tiền (AML) và xác minh danh tính khách hàng (KYC).
IRS coi tiền kỹ thuật số là tài sản để thực hiện các nghĩa vụ thuế, phải khai báo thuế khi mua bán hoặc giao dịch. Các quy định kể từ tháng 6/2024, theo Đạo luật Cơ sở hạ tầng và Việc làm năm 2021, bắt buộc môi giới lưu ký báo cáo tổng số tiền thu được dựa theo biểu 1099-DA kể từ năm sau đối với các giao dịch thực hiện trong năm 2025. Các nhà môi giới tài chính phi tập trung (DeFi) được tạm hoãn thực hiện báo cáo.
Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ (OCC)
OCC giám sát các ngân hàng có tương tác với tiền kỹ thuật số. Năm 2025, theo quan điểm ủng hộ tiền kỹ thuật số, OCC đã nới lỏng quy định, cho phép ngân hàng lưu ký tài sản số dễ dàng hơn và cung cấp các dịch vụ liên quan, đảo ngược chính sách hạn chế trước đây.
Một số diễn biến mới nhất dưới thời Trump 2.0
Ý tưởng lập Kho dự trữ Bitcoin đã được ông Trump đề cập đến trong chiến dịch tranh cử. Khi đó, ông cho biết muốn Mỹ dẫn đầu về tiền số, thậm chí khuyến khích doanh nghiệp tăng đào Bitcoin.
Trước khi trở lại tiếp quản Nhà Trắng, ông Trump đã thể hiện quan điểm ủng hộ tiền kỹ thuật số. Đó cũng là một trong những lý do khiến giá đồng Bitcoin tăng mạnh sau khi có kết quả bầu cử tổng thống Mỹ hồi tháng 11/2024.
Chỉ sau 3 ngày nhậm chức, ông Trump ký sắc lệnh hành pháp về tăng cường vai trò lãnh đạo của Mỹ trong công nghệ tài chính. Theo đó, sắc lệnh cấm phát triển tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC), lập Nhóm công tác về thị trường tài sản số, bảo đảm các công ty tiền điện tử được tiếp cận ngân hàng, và thúc đẩy các đồng stablecoin (tiền điện tử có giá ổn định) gắn với đồng đôla Mỹ. Nhóm làm việc này có 6 tháng (tức trong tháng 7/2025) để trình một khuôn khổ pháp lý liên bang tập trung vào cấu trúc thị trường, bảo vệ người tiêu dùng và quản lý rủi ro.
Các chính sách của chính quyền Trump được cho là dần tháo gỡ các rào cản đối với việc giao dịch tiền số, trong đó có việc đưa tiền số gần hơn với các ngân hàng.
Ngoài ra, ngày 23/1/2025, SEC đã bãi bỏ quy tắc kế toán SAB 121 nghiêm ngặt về lưu ký tiền số, báo hiệu sự thay đổi theo hướng giảm gánh nặng cho các tổ chức tài chính.
Ngày 2/3, trên mạng xã hội Truth Social, Tổng thống Donald Trump nhắc lại kế hoạch lập Kho dự trữ tiền số quốc gia. Ông cho biết đã chỉ đạo giới chức Mỹ tiến hành lập kho dự trữ gồm các token Bitcoin (BTC), Etherum (ETH), Ripple (XRP), Solana (SOL) và Cardano (ADA).
Bốn ngày sau, ông Trump ký một sắc lệnh hành pháp nhằm thành lập "Kho dự trữ Bitcoin chiến lược" của Mỹ. Kho này sẽ chứa tất cả Bitcoin chính phủ Mỹ tịch thu từ vụ phạm tội hoặc liên quan đến các vụ án.

Ngày 7/3, Nhà Trắng lần đầu tiên tổ chức một “thượng đỉnh tiền số”, tập hợp những lãnh đạo chủ chốt của một số công ty tài sản số để bàn thảo cam kết của chính quyền Trump trong việc nới lỏng các quy định từ chính quyền tiền nhiệm. Tại đây, ông Trump hứa đưa nước Mỹ trở thành một cường quốc Bitcoin và thủ phủ tiền số của thế giới.
Ở phía lập pháp, Quốc hội Mỹ đang xem xét khoảng 10 dự luật liên quan đến tiền số, stablecoin và CBDC.
Dự luật Đổi mới và Phục hồi tài chính trên thị trường (FIRM Act) đang được Quốc hội Mỹ xem xét nhằm ngăn ngân hàng từ chối dịch vụ cho các công ty tiền số với lý do “rủi ro về uy tín”. Các thượng nghị sĩ cũng muốn hủy bỏ quy định IRS về DeFi và quy định của Cơ quan Bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB) về ví kỹ thuật số.
Một khuôn khổ chung cho tiền kỹ thuật số ở phía trước?
Về sàn giao dịch có lưu ký, từ năm 2025, các nền tảng lưu ký như Coinbase, Kraken phải báo cáo giao dịch cho IRS, coi tài sản số ngang với tài sản truyền thống như chứng khoán. Quy định này áp dụng đối với các sàn giao dịch, các bên cung cấp ví và xử lý thanh toán, và chưa áp dụng cho DeFi hoặc ví không lưu ký.
Ở Mỹ vẫn còn tranh cãi trong việc phân loại tài sản số như là một chứng khoán hay hàng hóa. SEC coi nhiều token là chứng khoán, trong khi CFTC coi chúng là hàng hóa. Khung pháp lý mới do Nhóm công tác sẽ đệ trình vào giữa 2025 có thể làm rõ hơn vấn đề này.
Trong khi chưa có một khung khổ pháp lý liên bang, việc quản lý tài sản số ở các bang khác nhau. Một số bang như Wyoming và Colorado có quy định thuận lợi cho tiền số như miễn quy định chuyển tiền, nhưng bang New York yêu cầu BitLicense khắt khe.
Nếu như trong quá khứ cách quản lý bằng điều tra và kiện tụng của SEC khiến ngành công nghiệp số khó chịu, như trường hợp các vụ kiện chống Ripple và Uniswap, thì giờ đây chính quyền Trump lại có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn, thể hiện ở việc giảm các vụ kiện và thành lập Lực lượng Tiền số, nhằm cải thiện tính dễ đoán đối với việc quản lý ngành này.
Như vậy, đến giữa năm nay, sẽ có một khuôn khổ pháp lý liên bang thống nhất, trong đó khả năng CFTC được giao quyền quản lý đối với các hàng tài sản không phải là chứng khoán. Ngoài ra, các quy định về ngân hàng liên quan đến tiền số sẽ dễ chịu hơn và việc báo cáo thuế sẽ được rút gọn hơn.
Tuy nhiên, một số quy định chưa rõ ràng, như tình trạng của DeFi, các quy tắc về stablecoin và các mối quan ngại về môi trường (xuất phát từ việc sử dụng năng lượng cho khai thác tiền điện tử). Có lẽ cần chờ thêm báo cáo của Nhóm công tác vào tháng 7 tới và các quyết sách của Quốc hội.
- Cùng chuyên mục
Trung Quốc bổ nhiệm nhà đàm phán thương mại mới
Trung Quốc hôm thứ Tư bất ngờ bổ nhiệm một nhà đàm phán thương mại mới, người đóng vai trò chủ chốt trong bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm giải quyết cuộc chiến thuế quan đang leo thang với Hoa Kỳ.
Thị trường - 16/04/2025 14:09
Flamingo Heritage Onsen & Resort: Thiên đường nghỉ dưỡng mới sắp ra mắt tại Tân Trào
Ngày 25/4 tới đây, Flamingo Holdings sẽ chính thức khai trương khách sạn nghỉ dưỡng Flamingo Heritage Onsen & Resort tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang – vùng đất gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam.
Doanh nghiệp - 16/04/2025 12:12
Petrovietnam - Vinachem: Hợp tác toàn diện để cùng vươn xa, hướng tới tương lai công nghệ cao
Petrovietnam ký hợp tác toàn diện với Vinachem, với mục tiêu phát huy những lợi thế và nguồn lực hiện có của 2 tập đoàn, mở ra cơ hội cùng bứt phá.
Doanh nghiệp - 16/04/2025 12:11
Chứng khoán SHS chốt quyền chi trả 20% cổ tức tiền mặt và cổ phiếu, khẳng định cam kết với cổ đông
Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (HNX: SHS) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để nhận 20% cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu là ngày 25/4 tới đây, thể hiện cam kết mạnh mẽ của SHS trong việc đảm bảo quyền lợi và gia tăng giá trị cho cổ đông.
Doanh nghiệp - 16/04/2025 12:11
Giá vàng tăng từng giờ
Giá vàng thế giới sáng nay tăng mạnh, ghi nhận đỉnh mới, vượt 3.261 USD/ounce. Trong nước, giá vàng tăng từng giờ, hiện đã lên mốc 111 triệu đồng/lượng.
Thị trường - 16/04/2025 10:00
SHB đồng hành cùng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới
Với chiến lược chuyển đổi toàn diện, bứt phá mạnh mẽ, SHB tiếp tục khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường tài chính, vươn tầm khu vực quốc tế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Doanh nghiệp - 16/04/2025 08:22
Giá nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm, nhưng thuế quan vẫn đe dọa lạm phát
Giá nhập khẩu của Hoa Kỳ bất ngờ giảm vào tháng 3, do chi phí cho các sản phẩm năng lượng giảm, dấu hiệu mới nhất cho thấy lạm phát đang giảm trước khi thuế quan toàn diện của Tổng thống Donald Trump có hiệu lực.
Thị trường - 16/04/2025 06:29
Đà Nẵng khai phá thị trường du lịch y tế trăm tỷ USD
Đà Nẵng là địa phương có thế mạnh phát triển du lịch y tế, tuy nhiên, thành phố này vẫn còn nhiều việc phải làm để tận dụng tốt cơ sở vật chất du lịch, y tế cũng như liên kết, phát triển sản phẩm du lịch y tế bài bản, chuyên nghiệp.
Thị trường - 16/04/2025 06:06
Nền kinh tế Mỹ sẽ mất hàng tỷ USD khi du khách bỏ đi
Nền kinh tế Mỹ sẽ mất hàng tỷ USD doanh thu trong năm 2025 do du lịch nước ngoài giảm và du khách tẩy chay các sản phẩm của Mỹ, khiến rủi ro suy thoái kinh tế gia tăng.
Thị trường - 16/04/2025 06:06
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ nội địa Vietcombank Connect24
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức giới thiệu Apple Pay đến với chủ thẻ nội địa Vietcombank Connect24 (chủ thẻ Vietcombank NAPAS) tại Việt Nam. Apple Pay là phương thức thanh toán dễ dàng, an toàn và riêng tư khi thanh toán tại cửa hàng, trong ứng dụng và trực tuyến.
Doanh nghiệp - 15/04/2025 13:58
Thuế quan Trump ảnh hưởng đến hàng triệu công nhân Trung Quốc
Thuế quan 145% của ông Trump đối với hàng hóa của Trung Quốc đang đe dọa xóa sổ khả năng tiếp cận nền kinh tế lớn nhất thế giới của nước này, theo Bloomberg.
Thị trường - 15/04/2025 10:43
Giá vàng trong nước trụ vững trên đỉnh
Sáng nay, giá vàng trong nước tiếp tục tăng dù giá vàng thế giới giảm. Hiện giá vàng miếng SJC đang mua - bán quanh mức 105 - 107,5 triệu đồng/lượng.
Thị trường - 15/04/2025 09:22
Hàn Quốc công bố gói hỗ trợ 23 tỷ USD cho sản xuất chip trong nước
Hàn Quốc hôm thứ Ba đã công bố tăng gói hỗ trợ cho ngành công nghiệp bán dẫn quan trọng của nước này lên 33 nghìn tỷ won (23,25 tỷ USD), tăng khoảng một phần tư so với gói 26 nghìn tỷ won được công bố vào năm ngoái.
Thị trường - 15/04/2025 07:34
Cà chua nhập khẩu từ Mexico vào Hoa Kỳ sẽ phải chịu mức thuế 21% từ 14/7
Bộ Thương mại Hoa Kỳ hôm thứ Hai cho biết hầu hết cà chua nhập khẩu từ Mexico vào Hoa Kỳ sẽ phải chịu mức thuế 20,91% từ ngày 14/7 khi Hoa Kỳ rút khỏi một thỏa thuận được cho là không bảo vệ người trồng cà chua trong nước.
Thị trường - 15/04/2025 07:21
ABBANK hợp tác cùng VBI, chung tay bảo vệ tài chính và sức khỏe cho người Việt
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VBI) đã ký thỏa thuận hợp tác nhằm phân phối các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm sức khỏe - tài chính toàn diện.
Doanh nghiệp - 15/04/2025 07:17
Hoa Kỳ tăng cường điều tra nhập khẩu dược phẩm, chip, mở đường cho thuế quan
Chính quyền Trump đang tiến hành điều tra nhập khẩu dược phẩm và chất bán dẫn như một phần của nỗ lực áp thuế đối với cả hai lĩnh vực này với lý do việc phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất thuốc và chip của nước ngoài là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, hồ sơ nộp lên Công báo Liên bang hôm thứ Hai cho thấy.
Thị trường - 15/04/2025 07:11
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 3 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 4 week ago