Vinatex chi gần 1000 tỷ đồng thưởng Tết cho người lao động

Nhàđầutư
Dù doanh thu và lợi nhuận trước thuế không đạt như kỳ vọng, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, mã: VGT) vẫn cố gắng duy trì lương thưởng Tết, bình quân khoảng 16 triệu đồng/người, tương đương 1,7 tháng lương. Với tổng cộng gần 62.000 lao động toàn hệ thống, mức chi thưởng của tập đoàn lên đến 992 tỷ đồng.
LIÊN THƯỢNG
08, Tháng 01, 2024 | 16:08

Nhàđầutư
Dù doanh thu và lợi nhuận trước thuế không đạt như kỳ vọng, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, mã: VGT) vẫn cố gắng duy trì lương thưởng Tết, bình quân khoảng 16 triệu đồng/người, tương đương 1,7 tháng lương. Với tổng cộng gần 62.000 lao động toàn hệ thống, mức chi thưởng của tập đoàn lên đến 992 tỷ đồng.

vinatex

Vinatex cố gắng tăng thu nhập, chăm lo đới sống, giữ chân người lao động. Ảnh: VNT

Ngày 8/1, bà Phạm Thị Thanh Tâm, Chủ tịch Công đoàn Vinatex cho biết theo thống kê sơ bộ, bình quân lương tháng 13 và thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 cho người lao động đạt 16 triệu đồng/người, tương đương 1,7 tháng lương.

Theo tính toán, với lượng lao động lên đến gần 62.000 người, mức chi lương tháng 13 và thưởng Tết của tập đoàn này sẽ lên đến khoảng 992 tỷ đồng. Đây là con số khá lớn, thể hiện nỗ lực đảm bảo mức lương thưởng Tết cao hơn so với mặt bằng chung của Vinatex, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp trong và ngoài ngành phải cắt giảm lao động vì thiếu đơn hàng.

Trong năm 2023, các doanh nghiệp trong hệ thống của Vinatex đã đảm bảo việc làm và thu nhập cho gần 62.000 người lao động, với thu nhập bình quân ước đạt 9,45 triệu đồng/tháng, đạt 96% so với năm 2022, nhưng số giờ làm giảm xuống 15%.

Trong khi đó, Tổng Giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu ước tính, trong năm 2023 doanh thu hợp nhất của tập đoàn đạt khoảng 17.225 tỷ đồng, tăng 4,4% so với kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 377 tỉ đồng, đạt khoảng 101,9% kế hoạch.

"Ngành dệt may chưa bao giờ khó khăn như năm 2023 và chưa biết điểm dừng, trong bối cảnh bất ổn địa chính trị, lạm phát gia tăng trên toàn cầu khiến tổng cầu dệt may thế giới suy giảm. Lần đầu tiên, kể từ khi thành lập tập đoàn, cũng là năm đầu tiên kể từ khi ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu ra thế giới, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may giảm khoảng 10%, nếu không tính năm 2020, đại dịch khiến toàn thế giới "đóng cửa"", ông Hiếu nói và cho biết, nhu cầu mua sắm giảm và hành vi tiêu dùng thay đổi đang là thách thức của doanh nghiệp dệt may. 

"Giữa 2023, các đoàn khảo sát thị trường của Vinatex đi đến các thị trường lớn, văn hóa mặc trang phục đi làm đã thay đổi, thậm chí không ít người mặc quần áo ngủ đi làm. Nhiều văn phòng đóng cửa, chuyển sang làm việc tại nhà, nhu cầu mua sắm giảm rõ rệt", ông Hiếu thông tin.

Đại diện lãnh đạo Vinatex cho biết, bất chấp khó khăn, tập đoàn cố gắng chăm lo đời sống, giữ chân người lao động, chuẩn bị sẵn lực lượng để tận dụng cơ hội thị trường tích cực hơn từ giữa năm sau. 

Sang năm 2024, ông Hiếu dự báo thị trường tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường và khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn. Tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu đạt 17.500 tỷ đồng và lãi trước thuế 390 tỷ đồng, lần lượt tăng gần 2% và 4% so với năm 2023.

Tổng công ty Dệt may Việt Nam tiền thân của Tập đoàn Dệt May Việt Nam được thành lập ngày 29/4/1995. Đến năm 2014, Tập đoàn Dệt May Việt Nam cổ phần hóa thành công theo QĐ 320/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ với vốn điều lệ ban đầu 5.000 tỷ đồng.

Năm 2017, Vinatex chính thức niêm yết và diao dịch trên sàn UPCoM, mã VGT.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ