Vì sao xuất khẩu tôm Việt Nam gặp khó, bài học từ Thủy sản Minh Phú?

Nhàđầutư
Giá thành tôm nuôi ở Ấn Độ, Ecuador thấp hơn nhiều so với giá tôm nuôi ở Việt Nam, điều này cùng một số yếu tố khác như thời tiết, dịch bệnh khiến cho Việt Nam nói chung và công ty CP Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (UpCOM: MPC) nói riêng không bán hàng được suốt thời gian qua.
LIÊN THƯỢNG
27, Tháng 06, 2023 | 06:52

Nhàđầutư
Giá thành tôm nuôi ở Ấn Độ, Ecuador thấp hơn nhiều so với giá tôm nuôi ở Việt Nam, điều này cùng một số yếu tố khác như thời tiết, dịch bệnh khiến cho Việt Nam nói chung và công ty CP Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (UpCOM: MPC) nói riêng không bán hàng được suốt thời gian qua.

F215E862-BBAD-4D04-9712-9B4E94BEBB5D

Tôm Việt Nam mất đi lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Ảnh: MP

Tại ĐHĐCĐ năm 2023, MPC lên kế hoạch kinh doanh của năm 2023 với 12.789,5 tỷ đồng doanh thu, trong đó gần 99% đến từ xuất khẩu; lợi nhuận trước thuế 689,7 tỷ đồng. Con số này là khá khiêm tốn nếu so với kết quả thực hiện 2022, doanh thu 16.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 800 tỷ đồng.

Theo ban lãnh đạo công ty, những tháng đầu năm 2023, sản lượng xuất khẩu, doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm vì dù công ty có hợp đồng với đối tác nhưng các kho ở các nước nhập khẩu đang đầy, các khách hàng không nhập được.

Nguyên nhân do hàng bán ra chậm trong khi giá thành tôm của Ấn Độ và Ecuador thấp, họ đẩy mạnh xuất khẩu, làm cho tôm Việt Nam càng khó bán được.

Tuy nhiên, giai đoạn cuối năm, dự kiến nguyên liệu tôm sẽ bị thiếu hụt do nông dân giảm nuôi vì nguyên liệu giá thấp tại Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador đang bị El Nino gây thiệt hại khoảng 30% vùng nuôi.

Do cuộc chiến tranh Nga và Ukraine, cũng như ảnh hưởng của lạm phát và tăng trưởng kinh tế chậm trên toàn cầu, người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu, tiêu dùng hàng rẻ tiền.

Sau khi hết dịch năm 2022, các nhà nhập khẩu đã dự đoán tình hình tiêu thụ tốt hơn hậu Covid. Cuối năm 2022, các nhà nhập khẩu tăng nhập khẩu, tuy nhiên do sức tiêu thụ yếu, lượng hàng tiêu thụ không cao, tồn kho của các nhà nhập khẩu còn lớn.

Đầu năm 2023 lượng hàng bán ra chậm ở các nhà nhập khẩu, họ đã thực hiện giảm giá để giảm tồn kho nhưng tiêu thụ chưa cao, điều này làm tồn kho đầy, càng đầy thêm.

Dự kiến, lượng nguyên liệu dự kiến sẽ thiếu hụt vào cuối năm, các đơn vị có cơ hội bán và giảm tồn kho. Thêm nữa, cuối năm lễ hội Noel, Tết Nguyên Đán ở châu Á, mức tiêu thụ theo thông lệ sẽ tăng lên.

"Dự kiến kể từ tháng 8/2023 trở đi, giá tôm sẽ tăng, sẽ giải quyết được hàng tồn kho, tình hình kinh doanh của công ty sẽ tốt hơn từ tháng 8/2023. Từ quý III và quý IV/2023, thị trường dự kiến tốt hơn, Minh Phú sẽ đẩy mạnh xuất khẩu hàng tồn kho, sẽ có lợi nhuận. Công ty vẫn tự tin hoàn thành kế hoạch", ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc công ty Minh Phú chia sẻ.

Đồng thời, theo ông Quang, giá thành tôm nuôi ở Ấn Độ rất thấp chỉ 3,4 đến 3,8 USD/kg, tại Ecuador lại còn thấp hơn chỉ 2,2 đến 2,4 USD/kg, còn giá tôm nuôi ở Việt Nam từ 4,8 đến 5 USD/kg, điều này khiến cho Việt Nam nói chung và công ty Minh Phú nói riêng không bán hàng ra được.

Vì thế để nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty Minh Phú cũng như ngành tôm Việt Nam không còn con đường nào khác phải giảm giá thành tôm nuôi xuống bằng Ấn Độ, rồi bằng Ecuador.

Để tăng cạnh tranh, Thủy sản Minh Phú đưa ra bốn giải pháp chính.

Đầu tiên, để không trực tiếp cạnh tranh với giá quá thấp của Ecuador, công ty phải gia tăng sản xuất và xuất khẩu tôm sú, tôm bạc thẻ và tôm đất.

Công ty phải đẩy nhanh, đẩy mạnh gia hoá cải thiện di truyền tôm bố mẹ sú/tôm bố mẹ bạc thẻ/tôm bố mẹ đất, đây là 3 loại tôm bản địa của Việt Nam mà Ecuador không có, tiến tới nâng thị phần của tôm sú từ 20% lên 50%, tôm bạc thẻ và tôm đất từ 5% lên 20%.

Tiếp theo, hợp tác với các công ty tôm bố mẹ ở Hawaii để gia hoá và sản xuất tôm bố mẹ thẻ chân trắng ở Việt Nam, nhằm tạo ra tôm giống có khả năng chống chịu tốt và thích ứng tốt với dịch bệnh, thời tiết, khí hậu và môi trường của Việt Nam, cũng như có giá thành tôm bố mẹ thấp.

Thứ ba, sản xuất ra tôm giống chất lượng cao kháng bệnh và thích nghi với thời tiết khí hậu, môi trường Việt Nam đưa tỷ lệ thành công của ngành nuôi tôm Việt Nam đến năm 2030 đạt trên 60% và đến năm 2035 đạt trên 80%.

Cuối cùng, xây dựng và hoàn thiện các mô hình nuôi tôm sú rừng, tôm sú quảng canh, tôm sú bán thâm canh, tôm sú - lúa, tôm thẻ chân trắng thâm canh và tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao phù hợp với từng vùng miền với giá thành thấp bằng Ấn Độ từ năm 2030 và bằng Ecuador từ năm 2035.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ