Vì sao kinh tế Triều Tiên vẫn sống “khoẻ”?
Với những quan hệ ràng buộc chằng chịt, cả phương Tây lẫn Trung Quốc khó lòng cấm vận triệt để Triều Tiên. Trong khi đó, tại quốc gia biệt lập nhất thế giới, những chuyển biến trong nền kinh tế đang diễn ra một cách âm thầm.
Càng cấm vận, càng tăng trưởng
Vài tháng trở lại, Triều Tiên đã thay thế cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trở thành tâm điểm chú ý của thế giới. Cái chết của sinh viên người Mỹ (Otte Warmbier) vào giữa tháng Sáu mở đầu cho cuộc khẩu chiến không có hồi kết giữa Bình Nhưỡng và Washington. Đáng lo ngại là căng thẳng không dừng lại ở đó, Triều Tiên liên tiếp thử các loại tên lửa; đáp trả, Mỹ điều động thêm phi cơ và tàu chiến. Tổng thống Donald Trump đã đe doạ tấn công phủ đầu quốc gia Đông Bắc Á.
Trong lúc này, chính sách cấm vận của phương Tây và cam kết trừng phạt của Trung Quốc nhằm ngăn chặn chương trình phát triển hạt nhân tỏ ra không mấy hữu hiệu, tác động không nhiều tới nền kinh tế Triều Tiên. Tháng trước, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho hay kinh tế Triều Tiên tăng trưởng 3,9% trong năm 2016, tốc độ nhanh nhất trong 17 năm qua.
Vì sao bị cấm vận tứ bề mà kinh tế Triều Tiên vẫn tiếp tục tăng trưởng ấn tượng?! Đây là câu hỏi không dễ có lời giải đối với thế giới bên ngoài.
Theo một số học giả phương Tây, bởi không phải tất cả các lệnh cấm vận đều nhằm triệt hạ, mà chỉ kiểm soát, giới hạn chặt chẽ không cho Bình Nhưỡng tìm kiếm ngoại tệ để phục vụ chương trình phát triển hạt nhân. Ngoài các biện pháp hỗ trợ như đóng băng và phong toả tài khoản, cấm nhập cảnh đối với một số cá nhân trong chính quyền Bình Nhưỡng; mục tiêu chính của Mỹ và đồng minh là nhằm vào ngành công nghiệp khai khoáng, vốn mang lại phần lớn ngoại tệ cho Triều Tiên.
Dù vậy, phương Tây cho rằng mức độ cấm vận đối với Triều Tiên là chưa đủ. Các quốc gia và cá nhân có quan hệ làm ăn với Triều Tiên vẫn chưa bị áp dụng trừng phạt. Trong quá khứ, những biện pháp nghiêm khắc với bên thứ ba đã giúp Mỹ và phương Tây thành công trong việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran. “Triều Tiên chỉ có duy nhất hai cách thức để kết nối với thị trường tài chính toàn cầu. Thứ nhất là sử dụng các công ty vỏ bọc ở nước ngoài. Cách còn lại là thông qua Trung Quốc”, Anthony Ruggiero, một cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ, người tham gia vào vòng đàm phán gần đây nhất với Triều Tiên, cho biết.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Rex Tillerson vừa qua cũng đã báo cáo Quốc hội nước này về khả năng tiến hành cấm vận đối với những quốc gia không tuân thủ quy định của Liên hợp quốc về vấn đề Triều Tiên. Dù vậy, kể cả nếu được áp dụng thì tính hiệu quả của các phương pháp trên vẫn chưa rõ ràng.
Vai trò của Bắc Kinh
Anwita Basu, chuyên gia kinh tế, chính trị châu Á nhận định với vị thế cường quốc, Mỹ hoàn toàn có khả năng áp dụng các biện pháp rắn tay hơn với Triều Tiên. Tuy nhiên những giải pháp này chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng, khiến Triều Tiên càng bất ổn và lúc đó thì không chắc chắn Bình Nhưỡng sẽ phản ứng ở mức độ nào, đặc biệt trong bối cảnh chương trình hạt nhân của nước này đang được tăng tốc và dự kiến hoàn thành trong vòng 1 năm nữa.
“Điều gần như chắc chắn xảy ra là Triều Tiên sẽ có đầy đủ năng lực sở hữu và chế tạo vũ khí hạt nhân vào cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019”, bà Anwita Basu nhận định, nhấn mạnh nhiều thành viên Liên hợp quốc không muốn gây bất ổn thêm tại Triều Tiên.
Trên thực tế, tháng trước, Bắc Kinh cùng 14 thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã họp bàn về gia tăng cấm vận với Triều Tiên. Chính sách trừng phạt mới có thể làm giảm kim ngạch xuất khẩu của Bình Nhưỡng xuống 1/3, so với mức 3 tỷ USD hiện nay.
Tuy nhiên, mức độ thành công của các lệnh cấm vận này sẽ tuỳ thuộc vào thái độ của Trung Quốc, quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất tới chính quyền của ông Kim Jong Un. Nhiều nhà quan sát nhận định dù không ủng hộ chương trình hạt nhân của Triều Tiên, song Bắc Kinh còn lo sợ bất ổn ở quốc gia láng giềng hơn.
Trung Quốc chiếm tới 90% giao thương quốc tế, là khách hàng nhập khẩu các loại khoáng sản lớn nhất của Triều Tiên. Tuy nhiên hồi tháng Hai, Bắc Kinh khẳng định có thể ngừng nhập khẩu than từ Triều Tiên trong phần còn lại của năm. Và theo số liệu công bố, kim ngạch nhập khẩu than Triều Tiên của Trung Quốc đã giảm tới 75% trong nửa đầu năm.
Để bù đắp lượng ngoại tệ bị hụt đi, Triều Tiên có thể tiếp tục gửi hàng nghìn lao động làm việc ở Trung Quốc, Nga hay Trung Đông, theo một báo cáo gần đây của Liên hợp quốc. Lao động Triều Tiên thường làm việc ở các ngành công nghiệp cần nhiều nhân lực như khai khoáng hay xây dựng. Chính quyền thành phố Dandong của Trung Quốc cho biết trong số 50.000 công nhân trong lĩnh vực may mặc ở thành phố biên giới này, có tới 1/5 là người Triều Tiên. Họ làm việc 12-14 giờ mỗi ngày để nhận mức lương 260 USD hàng tháng.
Cải cách
Mặc dù vẫn bị coi bất hợp pháp trên danh nghĩa, song nhiều dấu hiệu ghi nhận kinh tế tư nhân đã và đang phát triển rất nhanh và được Chủ tịch Kim Jong Un khuyến khích. Năm 2013, ông Kim Jong Un công bố chính sách “Byungjin Line”, cùng lúc phát triển cả về kinh tế lẫn quân sự. Hình ảnh vệ tinh cho thấy số lượng và quy mô của các chợ, nơi trao đổi hàng hoá tăng liên tục, hiện đạt gần , gần 400 chợ cùng hơn 600 nghìn điểm bán hàng đã được chấp nhận.
Nông dân và các nhà máy ngoài việc sản xuất cho nhà nước, thì nay ở một mức độ nào đó, được phép tìm khách hàng cho riêng họ. Ở Bình Nhưỡng hiện đang có 6 công ty taxi hoạt động. Miniso cũng đã trở thành chuỗi cửa hàng tạp hoá nước ngoài đầu tiên tại quốc gia Đông Bắc Á. Tuy nhiên, những điểm giao dịch không chính thức, hay còn gọi là Jangmadang, vẫn đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc nền kinh tế Triều Tiên, ước tính tạo ra 70-90% tổng thu nhập của một gia đình.
Khi mà phương Tây vẫn tập trung nhiều vào tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng, thì cải cách thị trường một cách âm thầm, theo hướng chấp nhận sự xuất hiện của kinh tế tư nhân, đã và đang nâng cao thu nhập và mức sống của nhiều cư dân thành thị. Điều này sẽ làm các nỗ lực trừng phạt của Mỹ và đồng minh trở nên khó khăn hơn.
Một yếu tố hỗ trợ nữa đối với Bình Nhưỡng là Trung Quốc luôn tỏ ra miễn cưỡng khi đề cập đến việc trừng phạt nước này. Bắc Kinh rõ ràng không muốn Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, song cũng không muốn tình trạng tại bán đảo Triều Tiên bất ổn hơn nữa. Mặc dù Trung Quốc đồng ý cấm nhập khẩu than đá của Triều Tiên từ hồi tháng Hai, song nhập khẩu sắt lại tăng và tổng kim ngạch thương mại đi lên 10,5% trong nửa đầu năm nay, chạm mốc 2,55 tỉ USD. Giao thương với Trung Quốc là yếu tố quan trọng giúp kinh tế Triều Tiên tiếp tục tăng trưởng, năm 2016 tăng 3,9% lên 28,5 tỷ USD. Tiền lương của người lao động cũng được cải thiện nhanh chóng với GDP bình quân đầu người đã ngang với Rwanda – một nền kinh tế kiểu mẫu ở châu Phi.
Lược dịch từ Financial Times/ The Economist
- Cùng chuyên mục
Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình 'Cùng nhau giữ nước'
Theo UBND TP. Hà Nội, chương trình nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục về ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Sự kiện - 15/11/2024 20:09
Đột phá phát triển kinh tế để kiến tạo kỷ nguyên mới
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu kết luận tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" của TS. Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.
Sự kiện - 15/11/2024 19:17
Hà Nội rà soát dự án, công trình tồn đọng để chống lãng phí
UBND TP.Hà Nội yêu cầu tổng rà soát toàn bộ các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài thuộc nhiều lĩnh vực để tìm giải pháp hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí.
Sự kiện - 15/11/2024 15:57
CEO FPT: Nhân lực, an ninh mạng, dữ liệu là ba trụ cột quan trọng trong kỷ nguyên mới
Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc, Tập đoàn FPT cho biết, 3 trụ cột mới là lực lượng sản xuất số, tư liệu sản xuất số và phương thức sản xuất số sẽ là 3 điểm nhấn quan trọng
Sự kiện - 15/11/2024 13:43
Hải Phòng trao chứng nhận đầu tư cho loạt dự án với tổng vốn 1,8 tỷ USD
UBND TP. Hải Phòng vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 12 dự án đầu tư mới và mở rộng tiêu biểu trong tháng 11/2024 với tổng số vốn đầu tư thu hút được tăng thêm 1,8 tỷ USD
Sự kiện - 15/11/2024 06:57
Ông Đặng Ngọc Hải làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội
Chiều 14/11, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội.
Sự kiện - 15/11/2024 06:45
Quảng Nam đề xuất dự án chống ngập TP. Tam Kỳ 4.000 tỷ đồng
Tỉnh Quảng Nam giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh lập đề xuất dự án Chống ngập TP. Tam Kỳ, với tổng mức đầu tư dự kiến 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 14/11/2024 15:43
Luật Thủ đô xóa nhiều rào cản hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn
Theo Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Luật Thủ đô đã xóa nhiều rào cản hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, .
Sự kiện - 14/11/2024 14:54
Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã vào năm 2025
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại Hà Nội từ ngày 1/1/2025.
Sự kiện - 14/11/2024 11:31
Hà Nội bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Bắc Từ Liêm
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Bắc Từ Liêm.
Sự kiện - 14/11/2024 10:06
Hà Nội ủy quyền cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc ủy quyền thực hiện cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư trên địa bàn.
Sự kiện - 14/11/2024 09:39
Chính phủ: Đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo về tinh gọn bộ máy trước 20/11
Chính phủ giao Bộ Nội vụ khẩn trương đề xuất việc thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy trước ngày 20/11/2024.
Sự kiện - 14/11/2024 08:35
Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật ông Nguyễn Văn Thể, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT.
Sự kiện - 13/11/2024 20:58
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của Hà Nội.
Sự kiện - 13/11/2024 17:32
Hà Nội dự kiến chi gần 10.000 tỷ đồng mỗi năm tăng thu nhập cho công chức
Nhằm động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội dự kiến chi hơn 9.900 tỷ đồng/năm để tăng thêm thu nhập cho nhóm đối tượng này.
Sự kiện - 13/11/2024 16:47
Bộ trưởng GTVT nói gì về những lo ngại làm đường sắt tốc độ cao?
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, trước đây, làm đường sắt đô thị chưa hình dung được hạng mục đầu tư đoàn tàu ra sao thì đến nay, để làm đường sắt tốc độ cao mọi yếu tố đã rõ ràng từ kỹ thuật, hướng tuyến đến công nghệ.
Sự kiện - 13/11/2024 16:13
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 1 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 1 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 1 week ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 1 week ago