Vì sao hơn 30.000 cây sâm Ngọc Linh 'đột tử', gây thiệt hại lớn tại Kon Tum?

Nhàđầutư
Hàng loạt cây sâm Ngọc Linh trồng ở 2 huyện Tu Mơ Rông, Đắk Glei, tỉnh Kon Tum chết, gây nhiều thiệt hại cho người dân.
NGỌC TÂN
02, Tháng 06, 2022 | 06:15

Nhàđầutư
Hàng loạt cây sâm Ngọc Linh trồng ở 2 huyện Tu Mơ Rông, Đắk Glei, tỉnh Kon Tum chết, gây nhiều thiệt hại cho người dân.

sam ngoclinh

Cây sâm Ngọc Linh giống tại Kon Tum bị nhiễm bệnh. Ảnh: Lê Tiền

Ngày 1/6, Phòng NN&PTNT huyện Tu Mơ Rông đã có báo cáo sơ bộ tình hình thiệt hại sâm Ngọc Linh do sâu bệnh, mưa đã gây ra trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông.

Theo đó, qua thống kê sơ bộ, số lượng cây sâm Ngọc Linh bị thiệt hại do sâu bệnh được ghi nhận là 29.143 cây, trong đó xã Măng Ri là 20.168 cây, xã Tê Xăng là 1.900 cây, xã Ngọk Lây là 7.075 cây.

Bên cạnh đó, số lượng cây bị chết, bị ảnh hưởng do mưa đá là 652 cây, trong đó xã Măng Ri là 639 cây, xã Đăk Sao là 13 cây.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Tu Mơ Rông, hiện nay đơn vị này đang phối hợp với các xã tiếp tục thống kê số lượng cây sâm Ngọc Linh bị thiệt hại do sâu bệnh hại, mưa đá gây ra. Đồng thời, phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, UBND các xã kiểm tra tình hình sâu bệnh hại trên cây sâm Ngọc Linh để có hướng dẫn người dân phòng trừ kịp thời.

Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, với số lượng sâm Ngọc Linh chết vừa nêu, ước tính thiệt hại hơn 8 tỉ đồng. Theo ông Mạnh nhận định, phần lớn sâm Ngọc Linh chết là do bệnh tán thư, thối nhũn do nấm Rhizoctonia solani và nấm Phytophthora sp gây ra và một phần nguyên nhân mưa đá, sương muối.

"Chính quyền địa phương đã khuyến cáo người dân thực hiện các giải pháp bước đầu cho bà con để giảm thiệt hại như che bạt, tạo rãnh thoát nước, ủ mùn. Đối với những nơi bị nặng thì di dời cây khỏi vùng bệnh", ông Mạnh thông tin.

Ngoài huyện Tu Mơ Rông, huyện Đắk Glei cũng là địa phương xảy ra tình trạng sâm Ngọc Linh bị chết cây và nhiễm bệnh. UBND huyện Đắk Glei cho biết, quả kiểm tra thực tế tại 6 vườn sâm của các hộ dân ở 2 xã Mường Hoong và Ngọc Linh, trong tổng số trên 13.500 cây sâm 1 năm tuổi thì có 2.200 cây đã bị chết, số còn lại có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh khoảng 35 - 40%.

Theo Chi cục Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum, các cây sâm Ngọc Linh bị bệnh xuất hiện ở cây sâm 1 năm tuổi, triệu chứng lá bị vàng, một số cây bị teo thắt phần thân tiếp giáp với mặt đất, xuất hiện vết đốm hoặc chấm dạng nước sôi nằm trong phiến lá hoặc mép lá; đa số cây có bộ rễ chưa bị thối. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên được xác định do nấm Rhizoctonia solani và nấm Phytophthora sp gây ra.

Cũng theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum, đơn vị đã đề nghị 2 huyện Tu Mơ Rông, Đắk Glei chỉ đạo các đơn vị liên quan vệ sinh vườn cây để tạo độ thông thoáng, tách những cây bị bệnh ra khỏi luống và trồng vào giá thể mới để tránh bệnh lây lan.

Ngoài ra, cần sửa chữa, bổ sung mái che cho luống trồng để mưa không tác động trực tiếp vào cây sâm nhằm hạn chế nấm lây lan. Bón bổ sung cho vườn cây bằng mùn núi đã được xử lý bằng các chế phẩm sinh học Trichoderma từ 3 - 6 tháng/lần để tăng cường dinh dưỡng cho cây...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ