Vì sao doanh nghiệp Việt vẫn khó sử dụng công cụ phòng vệ thương mại?

Nhàđầutư
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) cho rằng, hiện nay chúng ta sử dụng biện pháp PVTM lại rất khó bởi số lượng vụ việc tương đối ấn tượng, thế nhưng so với các vụ việc hàng hóa Việt Nam đối mặt ở nước ngoài chưa là gì.
PHƯƠNG LINH
27, Tháng 10, 2020 | 11:44

Nhàđầutư
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) cho rằng, hiện nay chúng ta sử dụng biện pháp PVTM lại rất khó bởi số lượng vụ việc tương đối ấn tượng, thế nhưng so với các vụ việc hàng hóa Việt Nam đối mặt ở nước ngoài chưa là gì.

Theo báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong lĩnh vực công thương vừa gửi đến các đại biểu Quốc hội, tính đến hết tháng 9, Bộ Công Thương đã ghi nhận và xử lý 193 vụ việc phòng vệ thương mại (PVTM) nước ngoài áp dụng đối với Việt Nam, bao gồm 108 vụ việc chống bán phá giá, 22 vụ việc chống trợ cấp, 23 vụ việc chống lẩn tránh thuế, 40 vụ việc tự vệ.

Trong 9 tháng qua, tổng số vụ việc mới khởi xướng điều tra với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là 31 vụ, gấp gần 2 lần so với toàn bộ vụ việc khởi xướng năm 2019. Các thị trường thường xuyên điều tra PVTM với hàng xuất khẩu Việt Nam là Mỹ, EU, Ấn Độ, Canada và Úc. 62% các vụ việc bị điều tra đến từ những nước này. Tuy nhiên, gần đây các nước ASEAN cũng tích cực điều tra PVTM với Việt Nam, với tỷ lệ đã tăng lên con số 20%.

Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 4 bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhiều trên thế giới. Các hàng hóa bị điều tra PVTM là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như nhôm, thép, thủy sản, gỗ dán, vật liệu xây dựng...

PVTM1

 

Với 13 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) có hiệu lực, mà gần đây nhất là FTA với EU (EVFTA), Việt Nam đã và đang mở cửa mạnh thị trường nội địa cho hàng hóa từ 51 nước đối tác FTA. Điều này giúp thị trường Việt Nam sôi động và cạnh tranh hơn. 

Theo Bộ Công Thương, thương mại hàng hóa giữa hai nước sẽ gia tăng do đại đa số các dòng thuế nhập khẩu sẽ được đưa về mức 0%, từ đó, có thể dự đoán rằng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU sẽ tăng nhanh, dẫn tới khả năng tăng số lượng vụ việc phòng vệ thương mại giữa hai bên (để bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước sự gia tăng hàng hóa nhập khẩu).

Việc thực thi Hiệp định EVFTA đòi hỏi các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm vững các cam kết trong Hiệp định, kể cả các quy định về PVTM để có thể chuẩn bị, khai thác các lợi ích mà Hiệp định đem lại, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. 

Bên cạnh đó, việc gia tăng số lượng các vụ việc PVTM có thể tạo ra một số khó khăn nhất định cho cơ quan điều tra PVTM của Việt Nam do bị hạn chế về nguồn lực.

Ngoài ra, do các lợi ích mà Hiệp định EVFTA đem lại là rất lớn nên không loại trừ nguy cơ một số doanh nghiệp tìm cách gian lận xuất xứ hoặc lẩn tránh biện pháp PVTM mà EU đang áp với nước khác để hưởng lợi bất chính. 

Trong bối cảnh đó, các hoạt động PVTM cần tập trung cảnh báo, ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp này. Tuy nhiên, chưa nhiều doanh nghiệp, hiệp hội biết về các chính sách, pháp luật PVTM hay có kỹ năng sử dụng hiệu quả công cụ này.

Sáng 27/10, tại trụ sở VCCI, Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI tổ chức hội thảo Phòng vệ thương mại: Công cụ bảo vệ lợi ích ngành sản xuất nội địa trong bối cảnh hội nhập.

Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn khắp nơi do dịch COVID-19 và xu hướng bảo hộ thương mại đã xảy ra trước khi có dịch, rõ ràng chúng ta có nhiều lý do lo ngại hơn bởi nguồn hàng dư thừa tồn đọng có thể chuyển hướng sang Việt Nam và cạnh tranh không lành mạnh.

Do đó, theo bà Trang, việc các nước sử dụng công cụ PVTM là rất cao.

"Tuy nhiên, chúng ta sử dụng biện pháp PVTM lại rất khó bởi số lượng vụ việc tương đối ấn tượng, thế nhưng so với các vụ việc hàng hóa Việt Nam đối mặt ở nước ngoài chưa là gì. Và chưa là gì so với những nguy cơ trên thực tế mà hiện nay chúng ta chưa nhìn nhận được hết", bà Trang nói.

Bà Trang cho hay, theo khảo sát của Hội đồng Tư vấn phòng vệ thương mại Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI thực hiện từ cuối năm 2014 với hơn 1.000 DN cho thấy: Khoảng 60-70% các doanh nghiệp được hỏi đã biết về công cụ phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, việc khởi kiện PVTM đòi hỏi phải có chi phí lớn, vì vậy nếu không có sự chuẩn bị về nguồn lực, hiệu quả sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại sẽ rất hạn chế.

Tại hội thảo, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục PVTM (Bộ Công Thương), cho biết kể từ vụ việc đầu tiên hồi năm 2003 đến nay, các vụ việc bị khởi xướng điều tra đã khiến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng khoảng 12 tỷ USD.

Ông Lê Triệu Dũng thừa nhận, số vụ khởi xướng điều tra PVTM với hàng Việt Nam chắc chắn còn gia tăng. Nhưng ngược lại, cơ quan quản lý cũng khuyến cáo các doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước khi thấy hàng hóa nước ngoài có dấu hiệu lẩn tránh, trợ cấp của Chính phủ thì cũng yêu cầu điều tra để bảo vệ sản xuất nội địa.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, điều đáng mừng là các DN trong nước từ chỗ rất sợ khi nghe tin nước ngoài khởi xướng điều tra, thì đến nay đã rất chủ động để phòng tránh. Ông Dũng thông tin, trước đây có nhiều DN khi cơ quan quản lý vào làm việc để hỗ trợ thủ tục, giải trình các vụ kiện điều tra thì họ “ngớ người ra, không hiểu vì sao”. Nhưng đến nay hầu như tuần nào, tháng nào Cục PVTM cũng nhận được đề xuất làm việc của các hiệp hội để tìm hiểu về nguy cơ bị điều tra, kể cả các ngành hàng nguy cơ thấp.

Bộ Công Thương cho biết đã xây dựng hệ thống theo dõi tình hình xuất nhập khẩu của một số ngành hàng quan trọng với các đối tác có kim ngạch lớn, đồng thời phân tích dữ liệu và thông tin từ các nguồn khác nhau, từ đó nhận diện nguy cơ hàng hóa xuất khẩu của VN bị điều tra, áp dụng biện pháp PVTM cũng như hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến, gây thiệt hại cho sản xuất trong nước.

Bộ này cũng đã ban hành Danh mục hàng hóa cảnh báo sớm gồm 13 mặt hàng xuất khẩu sang 3 thị trường Mỹ, EU, Canada.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ