‘Tần suất hàng hoá Việt bị kiện phòng vệ thương mại duy trì ở mức cao, trung bình 1 vụ/1 tháng'

Nhàđầutư
Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại cho biết, 7 tháng đầu năm 2019, tần suất các vụ kiện PVTM với hàng hóa xuất khẩu của ta vẫn duy trì ở mức độ cao (trung bình 1 vụ/1 tháng).
HẢI ĐĂNG
10, Tháng 08, 2019 | 08:07

Nhàđầutư
Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại cho biết, 7 tháng đầu năm 2019, tần suất các vụ kiện PVTM với hàng hóa xuất khẩu của ta vẫn duy trì ở mức độ cao (trung bình 1 vụ/1 tháng).

thep

Thép là mặt hàng có nguy cơ cao bị kiện phòng vệ thương mại. Ảnh minh họa

Trung bình mỗi tháng 1 vụ kiện phòng vệ thương mại

Thông tin tại buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ Công Thương - Trần Tuấn Anh với Cục Phòng vệ Thương mại ngày 9/8, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại cho biết, 7 tháng đầu năm 2019, tần suất các vụ kiện PVTM với hàng hóa xuất khẩu của ta vẫn duy trì ở mức độ cao (trung bình 1 vụ/1 tháng).

Theo ông Lê Triệu Dũng, hiện nay Bộ Công Thương đang tiến hành xử lý 7 vụ việc phòng vệ thương mại (5 vụ việc chống bán phá giá, 2 vụ việc trợ cấp) khởi xướng điều tra với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đang tiếp tục xử lý 7 vụ việc khởi xướng từ năm 2018, 4 vụ việc rà soát biện pháp PVTM đã áp dụng, trong đó có những vụ việc có kim ngạch xuất khẩu lớn như cá tra, tôm. Trong 7 vụ việc khởi xướng điều tra mới, thị trường Ấn Độ dẫn đầu với 4 vụ việc, Hoa Kỳ 2 vụ việc, Malaysia 1 vụ việc.

"Đối với các vụ việc giải quyết tranh chấp tại WTO, trong 7 tháng đầu năm 2019, Bộ Công Thương đang xử lý 3 vụ việc, trong đó 1 vụ đã kết thúc với kết quả tích cực (Indonesia hủy bỏ biện pháp áp dụng với tôn lạnh), 2 vụ việc đang trong quá trình tham vấn (chương trình thanh tra cá da trơn của Hoa Kỳ và phương pháp tính biên độ trong vụ việc Hoa Kỳ rà soát CBPG đối với cá tra)", ông Dũng nói.

Cục trưởng Cục PVTM nhận định, thông qua các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của Bộ Công Thương, nhiều vụ việc đã có kết quả tích cực như Canada công nhận ngành sản xuất ống thép hàn các-bon của Việt Nam hoạt động theo các nguyên tắc kinh tế thị trường, từ đó thay đổi phương pháp tính toán và áp dụng mức thuế CBPG thấp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Hoa Kỳ áp dụng mức thuế chống trợ cấp thấp đối với sản phẩm bao túi dệt bằng chất dẻo của Việt Nam; Ấn Độ không áp dụng thuế chống trợ cấp đối với một số doanh nghiệp xuất khẩu ống thép không gỉ của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn; Ấn Độ xác nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường và không áp dụng phương pháp tính toán biên độ CBPG bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Lê Triệu Dũng cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế còn tồn tại như sự bất cập trong các quy định pháp luật, thực thi pháp luật về PVTM; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan; cơ sở dữ liệu xuất nhập khẩu; nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhập khẩu chưa ý thức được hậu quả lâu dài của việc không áp dụng biện pháp PVTM

Chia sẻ về việc có quan niệm phê phán biện pháp PVTM, cho rằng, PVTM làm mất đi cơ hội của người tiêu dùng tiếp cận với hàng giá rẻ (điển hình như vụ việc phân bón DAP gần đây), Thứ trưởng Bộ Công Thương - Trần Quốc Khánh cho biết, một biện pháp PVTM bao giờ cũng có 2 chiều, một mặt bảo vệ cho sản xuất trong nước và giúp sản xuất trong nước được cạnh tranh công bằng nhưng mặt khác người nhập khẩu phải chịu phí cao hơn, do đó, doanh ngiệp nhập khẩu đã "kêu ca, phàn nàn". Thực chất, các doanh nghiệp nhập khẩu chưa ý thức được hậu quả lâu dài của việc không áp dụng biện pháp PVTM khi chỉ phụ thuộc vào một thị trường. 

"Hôm nay rẻ đấy nhưng một ngày nào đó sẽ lại đắt lên như quá khứ đã từng xảy ra", và "Doanh nghiệp cũng không hiểu rằng khi đã đủ bằng chứng thì pháp luật yêu cầu Bộ Công Thương phải điều tra và nếu kết quả điều tra là đúng thì phải áp dụng biện pháp PVTM"- Thứ trưởng nhấn mạnh.

Một vấn đề được Thứ trưởng chia sẻ là xu hướng lạm dụng PVTM, cứ thấy bán hàng khó, doanh thu giảm là áp dụng biện pháp PVTM. Việc này xảy ra, theo Thứ trưởng, là trách nhiệm của việc tuyên truyền chưa tốt, chưa chủ động, thời gian tới phải đẩy mạnh hơn nữa để doanh nghiệp và người dân hiểu rõ về bản chất của PVTM.

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, những biện pháp PVTM gắn chặt với hoạt động hội nhập, bảo vệ lợi ích cho sản xuất trong nước, theo đó, hội nhập thành công được đến mức độ nào phụ thuộc vào điều này.

Trong những tháng cuối năm, để hoàn thành nhiệm vụ, Bộ trưởng yêu cầu: Một, Cục PVTM chủ động phối hợp chặt chẽ với Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi theo dõi diễn biến các xung đột và tranh chấp thương mại, từ đó cập nhật kịp thời và dự báo những vấn đề "nóng" liên quan đến PVTM để cảnh báo sớm cho doanh nghiệp.

Hai là, xây dựng kế hoạch tăng cường hợp tác với các đối tác tại các quốc gia, phòng tránh tranh chấp thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp.

Ba là, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác PVTM. Bộ trưởng khẳng định Lãnh đạo Bộ sẽ tạo cơ hội tốt nhất để tiếp tục đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ PVTM.

Bốn là, tích cực đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền.

Năm là, thường xuyên tổ chức đối thoại với các cộng đồng doanh nghiệp, có sự tham dự của các Bộ ngành trong đó lồng ghép nội dung về PVTM.

Sáu là, Cục PVTM chủ động nghiên cứu Đề án 824, tập trung thực hiện và nêu rõ trách nhiệm phối hợp của các đơn vị thuộc Bộ trong việc triển khai thực hiện; cụ thể hóa cơ chế làm việc, phối hợp, thực thi nhiệm vụ cụ thể trong việc đấu tranh chống gian lận xuất xứ.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng yêu cầu lực lượng quản lý thị trường xác định nhiệm vụ bảo vệ thị trường, đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại phải lồng ghép nội dung PVTM.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ