Vì sao các ông chủ giàu có ở Mỹ lại muốn mua câu lạc bộ Chelsea?

Nhàđầutư
Một số nhà đầu tư ở Mỹ đang nóng lòng mua lại câu lạc bộ bóng đá phía Tây thành phố Luân Đôn, Chelsea FC. Và có vẻ như nhiều người Mỹ giàu có hơn cũng muốn tham gia vào cuộc đua khi hạn chót để bán câu lạc bộ này đang dần kết thúc.
CHÍ THÀNH
22, Tháng 03, 2022 | 11:36

Nhàđầutư
Một số nhà đầu tư ở Mỹ đang nóng lòng mua lại câu lạc bộ bóng đá phía Tây thành phố Luân Đôn, Chelsea FC. Và có vẻ như nhiều người Mỹ giàu có hơn cũng muốn tham gia vào cuộc đua khi hạn chót để bán câu lạc bộ này đang dần kết thúc.

Vụ rao bán chóng vánh và bất ngờ câu lạc bộ bóng đá Chelsea là một phần hậu quả của cuộc tấn công Ukraine từ Tổng thống Nga Putin. 

Chủ sở hữu hiện tại của Chelsea FC là tỷ phú người Nga Roman Abramovich. Trước áp lực về mối liên hệ của mình với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông ấy hứa sẽ bán câu lạc bộ và quyên góp số tiền thu được để cứu trợ Ukraine.

Mặc dầu vậy, chính phủ Anh vẫn đã đóng băng tài sản của vị tỷ phú người Nga, và áp đặt các điều kiện cho quá trình bán câu lạc bộ này để đảm bảo không diễn ra bất cứ một sự bất thường nào. 3 tỷ USD là giá bán dự kiến cho Chelsea FC.

Tại sao người Mỹ lại quan tâm?

chelseaFC

Chelsea FC là một trong những CLB đạt nhiều danh hiệu danh giá trong làng bóng đá Anh và châu Âu. Ảnh Chelsea FC

Chelsea là một trong những câu lạc bộ bóng đá được biết đến nhiều nhất trên thế giới và hiện là chủ nhân của chiếc cúp Champions League danh giá của châu Âu, chiếc cúp mà đội đã từng giành được vào năm 2012. Chelsea cũng là nhà vô địch năm lần của giải Ngoại hạng Anh (EPL).

Nhưng những điều thôi thúc các nhà đầu tư Mỹ sẵn lòng mở hầu bao để mua câu lạc bộ (CLB) này không phải là những gì CLB đã làm được trong quá khứ, mà những thứ Chelsea có thể đạt được trong tương lai.

EPL là giải đấu bóng đá thống trị trên hành tinh và nó có thể trở thành giải đấu thống trị tất cả các môn thể thao có nhiều người xem nhất trên toàn cầu.

Chính điều đó khiến Chelsea FC, một trong những CLB lớn nhất của giải đấu, có một viễn cảnh hết sức hấp dẫn và tươi sáng. Vị trí của CLB tại một trong những quận đắt giá nhất của Luân Đôn cũng là những điều hấp dẫn cho các nhà đầu tư, chưa kể đến việc sân vận động chính của CLB cũng có thể được nâng cấp trong tương lai gần, cũng là một thương vụ tốt cho người sở hữu CLB.

Mục tiêu mở?

Mối quan tâm này của các nhà đầu tư Mỹ đối với bóng đá chuyên nghiệp Anh không phải là điều gì mới mẻ. Trên thực tế, kể từ năm 1998, khi Manchester United tạm thời trở thành đội thể thao giá trị nhất thế giới, các nhà đầu tư Mỹ đã dòm ngó CLB này.

Roman Abramovich-GettyImages

Tỷ phú người Nga Roman Abramovich được cho là đã đầu tư hàng tỷ USD cho Chelsea FC kể từ khi ông mua lại đội bóng này. Ảnh Getty Images

Dòng tiền đến từ truyền hình bắt đầu làm phình to quỹ của các đội bóng hàng đầu của Anh từ đầu những năm 1990 đã kích thích sự quan tâm của các nhà đầu tư Mỹ và dẫn đến hàng loạt vụ thâu tóm, mua lại.

Đến năm 2005, gia đình Glazer, chủ sở hữu của Tampa Bay Buccaneers, đã mua lại Manchester United. Vài năm sau, chủ sở hữu Stan Kroenke của St. Louis Rams bắt đầu mua cổ phần của câu lạc bộ Arsenal ở London, cuối cùng nắm quyền kiểm soát toàn bộ. Năm 2010, chủ sở hữu của Boston Red Sox, John Henry cũng đã mua trọn CLB Liverpool.

Đối với những người vốn đã siêu giàu, việc chuyển sang đầu tư và 'chơi' bóng đá đã được đền đáp. Từ năm 2004 đến năm 2021, giá trị của ba câu lạc bộ này cộng với Chelsea đã tăng từ 2,5 tỷ USD lên 14,3 tỷ USD, một tỷ lệ tăng trưởng trung bình cực kỳ hợp lý, cỡ 11%.

Trong khi Champions League của Châu Âu mang đến cho các câu lạc bộ này cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế, trận chung kết của giải đấu đó vào năm 2020 đã thu hút 328 triệu người xem trên toàn thế giới, sự hấp dẫn trong dài hạn của Chelsea FC 'sáng' hơn bao giờ hết.

EPL hiện tạo ra hơn 50% doanh thu phát sóng từ các hợp đồng ở nước ngoài. Gần đây, họ đã ký một hợp đồng trị giá 2,7 tỷ USD với Hoa Kỳ, mặc dù hầu hết các trò chơi đều phát sóng vào các buổi sáng cuối tuần, có nghĩa là những người sống ở Bờ Tây phải thức dậy lúc 4 giờ sáng để xemmột số trò trận bóng.

Hầu như không có quốc gia nào trên thế giới không can dự các trận đấu trong khuôn khổ của EPL. Trong khi La Liga của Tây Ban Nha và Bundesliga của Đức cũng là những cái tên khá phổ biến, họ tụt hậu xa về doanh thu và phạm vi tiếp cận, và không giải đấu nào khác trên thế giới tạo ra một mức doanh thu thậm chí chỉ bằng một nửa của EPL.

Những rủi ro

Nhưng việc mua lại một câu lạc bộ bóng đá Anh không phải là không có những rủi ro. Hệ thống bóng đá này, cũng như hầu hết các hệ thống bóng đá khác trên thế giới, đều có chế độ thăng hạng và xuống hạng hằng năm.

EPL

Giải Ngoại hạng Anh (EPL) là một trong những giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh. Ảnh EPL

Ba đội cuối bảng ở EPL mỗi năm sẽ bị tụt xuống Giải vô địch hạng hai kém hấp dẫn hơn. Điều này đồng nghĩa là các đội không thắng trên sân sẽ bị đe dọa về doanh thu thương mại nếu họ thất bại trong thể thao.

Và một số chủ sở hữu người Mỹ đã học được các bài học khó nhằn này.

Trước khi John Henry và Fenway Sports Group mua lại Liverpool, câu lạc bộ này thuộc sở hữu của hai người Mỹ khác là Tom Hicks và George Gillett, những người suýt khiến câu lạc bộ này sụp đổ trước khi họ nhanh chân bán được CLB đi.

Randy Lerner, tỷ phú từng sở hữu đội bóng Cleveland Browns, đã mua Aston Villa FC vào năm 2006 với hy vọng mang lại thành công cho một đội bóng lâu đời ở thành phố lớn thứ hai của Vương quốc Anh, Birmingham. Nhưng ông ấy đã quyết định bán CLB một thập kỷ sau đó sau khi Aston Villa FC bị xuống hạng và ra khỏi EPL, khiến nó mất đi một phần lớn doanh thu từ truyền hình.

Tương tự, doanh nhân người Mỹ Ellis Short đã mua Sunderland AFC vào năm 2008 và bán nó vào năm 2018 sau khi CLB này bị xuống hạng vào cuối năm đó.

Fulham FC, người 'hàng xóm' của Chelsea (sân vận động của 2 CLB chỉ cách nhau 1,6 km), được Shahid Khan, chủ sở hữu của Jacksonville Jaguars, mua vào năm 2013 nhưng CLB này ngay lập tức bị xuống hạng. 

Năm 2017, cựu giám đốc điều hành Disney, Michael Eisner, đã mua lại Portsmouth FC - một đội bóng nổi tiếng đang mòn mỏi ở giải hạng ba của bóng đá Anh.

Những vấn đề của Chealsea?

Vì những rủi ro về tài chính và thể thao khi xuống hạng từ Giải Ngoại hạng Anh, các câu lạc bộ thành công phải liên tục đầu tư vào các tài năng, để hy vọng có thể tạo ra lợi nhuận.

Trong 5 năm qua, dựa trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán của câu lạc bộ, Chelsea đã báo cáo khoản lỗ ròng lũy ​​kế là 227 triệu bảng (299 triệu USD) trên doanh thu 2,166 tỷ bảng (2,85 tỷ USD). Các tài khoản cũng cho thấy điều này có thể là do chi phí tiền lương của cầu thủ, đã chiếm trung bình 65% doanh thu trong năm mùa giải qua và đạt 77% doanh thu trong mùa giải 2020/21, khi COVID-19 khiến người hâm mộ không thể đến với sân vận động. 

Giải pháp rõ ràng cho các câu lạc bộ lớn như Chelsea là hạn chế rủi ro bằng cách xóa bỏ hệ thống thăng hạng và xuống hạng, sau đó đưa ra giới hạn tiền lương và các biện pháp hạn chế khác được áp dụng tại các giải đấu của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, khi các câu lạc bộ lớn đề xuất thành lập giải European Super League vào năm 2021 thì gặp ngay phải sự phản đối dữ dội từ người hâm mộ đến mức các câu lạc bộ buộc phải từ bỏ đề xuất này.

Các chủ sở hữu người Mỹ thường đề cập đến một đường cong kinh nghiệm để mô tả việc mua lại một câu lạc bộ bóng đá Anh. Những điểm hấp dẫn rất dễ nhận thấy lại chính là những thứ dễ làm mờ mắt các nhà đầu tư Mỹ chưa hiểu biết về thị trường này.

(Theo The Conversation)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ