VAMC lấy đâu ra tiền để tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Nhàđầutư
Đề án Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, vốn điều lệ của VAMC được tăng tiếp lên đủ 10.000 tỷ đồng vào năm 2020. VAMC lấy đâu ra tiền để tăng vốn trong thời gian tới?
ĐÌNH VŨ
21, Tháng 08, 2017 | 13:33

Nhàđầutư
Đề án Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, vốn điều lệ của VAMC được tăng tiếp lên đủ 10.000 tỷ đồng vào năm 2020. VAMC lấy đâu ra tiền để tăng vốn trong thời gian tới?

vamc-tang-von-len-10000-ty

 Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho VAMC tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng vào năm 2020

Theo Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 19/7, lộ trình thực hiện đề án được quy định rõ cho các năm từ nay đến 2020.

Đáng chú ý, giai đoạn 2019 – 2020, các ngân hàng thương mại phải đáp ứng vốn tự có theo chuẩn Basel II, trong đó ít nhất 12-15 ngân hàng triển khai áp dụng Basel II. Riêng vốn điều lệ của VAMC được tăng tiếp lên đủ 10.000 tỷ đồng.

Trong năm 2016 VAMC đã được tăng vốn gấp 4 lần, từ mức 500 tỷ lên 2.000 tỷ đồng. Với cơ chế đã được phê duyệt, vốn điều lệ của công ty này sẽ tiếp tục tăng vọt lên gấp 2,5 lần trong vòng 2 năm tới lên 5.000 tỷ và tiếp tục tăng gấp đôi lên 10.000 tỷ vào năm 2020.

Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu và Đề án tái cơ cấu tổ chức tín dụng gắn với hoạt động xử lý nợ xấu cũng như tăng tiềm lực cho VAMC được kỳ vọng sẽ là tổng hợp các biện pháp tạo thành "cây đũa thần" giúp xóa tan nợ xấu và đưa hệ thống ngân hàng về chuẩn trong sạch, lành mạnh vào năm 2020.

VAMC lấy đâu ra tiền để tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng?

Hồi giữa năm 2016 đã có những tranh luận nảy lửa xung quanh câu chuyện tốc độ xử lý nợ xấu tại VAMC diễn ra 'ì ạch'. Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng cần dùng ngân sách bổ sung vốn cho VAMC để tổ chức này có "tiền tươi thóc thật" để làm ăn. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản bác, cho rằng nợ xấu là của "đại gia" ngân hàng, không thể dùng ngân sách - tiền thuế của dân - để xử lý nợ xấu, đặc biệt trong thời điểm nợ công tăng cao như hiện nay. 

Tính tới thời điểm hiện tại, VAMC vẫn đang là cái "kho" khổng lồ, chứa khoảng 280.000 tỷ đồng nợ xấu đã mua (đã xử lý được khoảng 50.000 tỉ đồng dưới nhiều hình thức khác nhau). Nợ thì VAMC “ôm”, nhưng tài sản đảm bảo cho nợ vẫn nằm ở các ngân hàng và các tổ chức tín dụng vẫn tiếp tục xử lý tài sản này. Một khi xử lý được tài sản, họ sẽ mua lại chính khoản nợ đã bán cho VAMC.

15/8 vừa qua là thời điểm Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu  bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, nợ xấu sẽ được mua bán theo giá thị trường, không còn điều kiện bắt buộc bảo toàn vốn với các khoản nợ xấu đã mua vào và chuẩn bị bán ra. Cùng với đó, nhiều vướng mắc về xử lý tài sản bảo đảm cũng được mở ra về mặt cơ sở pháp lý.

Còn nhớ trước đây, ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch HĐTV VAMC từng nói: “Có cho tiền thật để mua, VAMC vẫn không xử lý được hết nợ xấu” với lý do vướng các quy định pháp lý. Như vậy, với việc Nghị quyết xử lý nợ xấu có hiệu lực, VAMC có thể là người mua bán cuối cùng với các khoản nợ xấu. 

Tuy nhiên, với số vốn 2.000 tỉ đồng, VAMC sẽ chẳng thể làm gì nhiều trong quá trình xử lý khối tài sản đảm bảo. Để được việc, VAMC phải có vốn. Có 2 phương án để VAMC có thể tăng vốn. Một là tiền từ chủ đầu tư, ở đây là nhà nước, và tiền từ nguồn ngân sách. Hai là VAMC có thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp, mọi đối tượng đều có thể mua trái phiếu doanh nghiệp của công ty, kể cả Kho bạc Nhà nước.

Phương án 1 có thể nói là bất khả thi ở thời điểm hiện tại khi trần nợ công Quốc hội quy định vẫn là 65% GDP và nợ công vẫn có nguy cơ vượt trần trong năm nay.

Riêng với phương án thứ 2, VAMC có thể phát hành loại trái phiếu có kỳ hạn và khi VAMC sử dụng tiền có được từ phát hành trái phiếu để mua bán tài sản đảm bảo, công ty bắt buộc phải tính toán thời điểm trả gốc và lãi trái phiếu cho phù hợp. Tuy nhiên, đây cũng sẽ là một bước đi dài, cần có sự tính toán kỹ lưỡng.

Làm sao để có phương án kinh doanh phù hợp, thu hút được nhà đầu tư, đặc biệt lại là kinh doanh trên những khoản nợ xấu (thứ mà các ngân hàng đã "bó tay" mới đẩy sang VAMC) là một bài toán lớn đặt ra cho VAMC trong thời gian tới. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ