Ứng dụng mã số mã vạch: Xu hướng thời đại công nghệ số

Một trong những giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp đối phó với nạn hàng giả, hàng nhái trên thị trường là áp dụng mã số mã vạch (MSMV) vào quản lý hàng hóa. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí, kiểm soát tốt dòng tiền, chất lượng sản phẩm hàng hóa được công khai minh bạch hơn.
NGUYỄN TRANG
18, Tháng 11, 2017 | 07:29

Một trong những giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp đối phó với nạn hàng giả, hàng nhái trên thị trường là áp dụng mã số mã vạch (MSMV) vào quản lý hàng hóa. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí, kiểm soát tốt dòng tiền, chất lượng sản phẩm hàng hóa được công khai minh bạch hơn.

MSMV

 Ứng dụng mã số mã vạch là giải pháp hiệu quả nhất chống nạn buôn hàng giả

Ưu điểm vượt trội

Ra đời từ những năm của thập kỷ 70 của thế kỷ trước, MSMV được áp dụng bán hàng đầu tiên ở 1 cửa hàng tự chọn ở nước Mỹ. Thời gian qua, MSMV đã chứng minh chức năng của mình là một trong những công cụ đắc lực phục vụ công tác sản xuất, kinh doanh và quản lý của các DN theo hướng văn minh, hiện đại, minh bạch, công khai và hiệu quả.

Mới đây, tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả ứng dụng MSMV đối với các sản phẩm, hàng hóa trong siêu thị Việt Nam” ông Trần Văn Vinh - Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) cho biết, Việt Nam được công nhận là thành viên chính thức của Tổ chức MSMV quốc tế (GS1) từ tháng 5/1995 và được cấp đầu mã số quốc gia là 893. Ứng dụng MSMV trong chuỗi cung ứng tạo nên phương thức bán hàng văn minh, đáp ứng nhu cầu khách hàng, hàng hóa lưu thông thông suốt, giảm lao động thủ công.

Đến nay, đã có khoảng 23.000 DN Việt Nam đăng ký sử dụng MSMV tạo thuận lợi cho hàng triệu sản phẩm của Việt Nam gắn MSMV đầu 893 lưu thông trên thị trường trong nước và quốc tế.

Với những lợi ích mang lại, việc áp dụng MSMV ngày càng phổ biến với quy mô lớn hơn, các chức năng của MSMV được mở rộng như: Thanh toán tiền hàng cho khách, quản lý giá, dự trữ hàng hóa, chất lượng hàng hóa và hạn sử dụng, phát hiện hàng giả, công tác kho vận (logistic)...  MSMV không chỉ áp dụng vào khâu bán lẻ mà còn lan tỏa sang các lĩnh vực khác như ăn uống, chăm sóc sức khỏe, quản lý hành chính, bảo mật... 

Cần áp dụng rộng rãi

Thực tiễn số lượng các DN ứng dụng công nghệ MSMV vẫn chiếm tỷ lệ thấp, số lượng hàng hóa của Việt Nam sử dụng MSMV chưa nhiều. Việc ứng dụng công nghệ MSMV còn chậm, chưa hiệu quả, đôi khi tự phát, chưa có sự hướng dẫn về công nghệ và kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước, đôi khi các DN đã nhận phải các thiết bị in đọc phần mềm MSMV lạc hậu so với tiêu chuẩn quốc tế hiện hành. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý MSMV vẫn chưa được thống nhất.

Ông Phạm Ngọc Hùng - Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Chống hàng giả cho rằng, hiện nay các cơ quan chức năng đang gặp nhiều khó khăn trong việc thực thi công tác chống hàng giả, gian lận thương mại, buôn lậu. Nếu việc ứng dụng MSMV được triển khai đồng bộ cho nhiều loại sản phẩm hàng hóa trên địa bàn cả nước, sẽ tạo sự liên kết có hệ thống, quản lý chặt chẽ, quy củ hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí phát sinh.

Theo ông Đinh Tiến Thành - Tổng giám đốc Công ty CP Intimex Việt Nam, hiện trong hệ thống siêu thị, các mặt hàng sản phẩm tươi sống như thịt, cá, rau, củ, quả... chưa có mã vạch mà mới chỉ có mã do các siêu thị tự gắn để quản lý hàng hóa. Do đó, Tổng cục TCĐLCL cần xây dựng quy chế riêng về mã vạch cho hàng hóa tươi sống để mỗi siêu thị đăng ký mã riêng giúp người tiêu dùng nhận diện hàng hóa dễ dàng hơn.

Hiện, Tổng cục có kế hoạch sẽ đưa vào vận hành phần mềm chính thống quét mã vạch trên điện thoại di động và cơ sở dữ liệu quốc gia về sản phẩm sử dụng MSMV GS1 theo định hướng phục vụ người tiêu dùng, siêu thị và các đơn vị liên quan vào tháng 3/2018, ông Vinh cho hay.

Cơ sở dữ liệu quốc gia này có vai trò tích cực hỗ trợ công tác quản lý như trao đổi và kiểm soát thông tin về DN và sản phẩm, đảm bảo chất lượng MSMV GS1 đúng quy định, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN, cung cấp thông tin về nhà nhập khẩu khi sử dụng mã nước ngoài, đặc biệt áp dụng trong xác định nguồn gốc sản phẩm.

(Tổng hợp)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ