Triển vọng nào cho ngành xây dựng trong năm 2019?

Nhàđầutư
Công ty Chứng khoán FPTS cho hay, ngành xây dựng sẽ tăng trưởng 7,23% trong năm 2019.
HÓA KHOA
09, Tháng 01, 2019 | 07:15

Nhàđầutư
Công ty Chứng khoán FPTS cho hay, ngành xây dựng sẽ tăng trưởng 7,23% trong năm 2019.

nhadautu - nhom nganh xay dung se giam toc tang trong trong nam 2019

 

Đến năm 2017, Việt Nam có khoảng 67.000 doanh nghiệp xây dựng, chiếm 13% tổng số doanh nghiệp nhà nước. Cạnh tranh trong ngành xây dựng được quyết định chủ yếu bởi (1) quy mô tài chính (2) công nghệ thi công và (3) khả năng quản lý dự án. Xét trên các tiêu chí này, FPTS nhận định nhóm nhà thầu nước ngoài có khả năng cạnh tranh cao nhất tại Việt Nam, sau đó là nhóm doanh nghiệp tư nhân trong nước, cuối cùng là nhóm doanh nghiệp nhà nước.

a1

 

Tính đến hết tháng 12/2018, cổ phiếu nhóm ngành xây dựng đã giảm 48%.

a2

 

FPTS đánh giá, tăng trưởng của nhóm này trong năm 2018 dự phóng đạt 8,02%, thấp hơn mức tăng trưởng 9 tháng đầu năm (8,62%) do tăng trưởng mạnh trong quý IV/2017. Với mức tăng trưởng này, ngành xây dựng bước vào năm thứ ba trong chu kỳ giảm tốc. FPTS nhận định: “Đây là dấu hiệu ngành xây dựng đang bước qua khỏi quá trình tăng trưởng sau Đổi mới (1986) và bước vào giai đoạn tái cấu trúc”.

Do đó, FPTS đánh giá đà tăng trưởng của nhóm ngành xây dựng trong năm 2019 sẽ tiếp tục giảm tốc, chủ yếu do xây dựng nhà ở, nhà không để ở và cơ sở hạ tầng đều kém khả quan so với năm 2018, duy nhất xây dựng công nghiệp sẽ tăng tốc (tuy nhiên, lĩnh vực này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong xây dựng, chỉ ở 12% trong năm 2016).

Dự phóng của BMI, ngành xây dựng sẽ tăng trưởng 7,23% trong năm 2019.

Bên cạnh đó, công ty chứng khoán này cũng đưa ra nhận định với các yếu tố biến động ảnh hưởng tới nhóm ngành xây dựng.

Về chi phí nguyên liệu, biến động giá thép xây dựng và xi măng được dự báo có ảnh hưởng tích cực. Cụ thể, FPTS nhận định giá thép sẽ giảm do nguồn cung trong nước tăng khoảng 20%, đến từ các dự án lớn hoàn thành. Cùng với đó, họ cũng cho rằng giá xi măng sẽ tiếp tục giảm nếu Chính phủ thắt chặt xuất khẩu xi măng.

Về chi phí nhân công, chi phí nhân công trong ngành xây dựng chịu ảnh hưởng từ mức lương tối thiểu vùng do phần lớn lực lượng lao động trong ngành xây dựng có trình độ thấp, chưa qua đào tạo chuyên nghiệp.

Trung bình từ 2010 – 2019, lương tối thiểu vùng tăng 17%/năm với mức tăng cao nhất trong năm 2012 do lạm phát cao tại thời điểm đó (lần lượt 18,7% và 9,1% trong 2011 – 2012). Tuy nhiên, tốc độ tăng lương tối thiểu vùng chậm lại từ năm 2012 với mức tăng dự kiến năm 2019 thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Mức tăng lương tối thiểu được công bố sớm làm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xây dựng: chi phí tăng lên sẽ được tính toán trong hồ sơ dự thầu và chuyển đến khách hàng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24900.00 24980.00 25300.00
EUR 26270.00 26376.00 27549.00
GBP 30688.00 30873.00 31825.00
HKD 3146.00 3159.00 3261.00
CHF 27021.00 27130.00 27964.00
JPY 159.49 160.13 167.45
AUD 15993.00 16057.00 16546.00
SGD 18139.00 18212.00 18746.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 17952.00 18024.00 18549.00
NZD   14681.00 15172.00
KRW   17.42 18.97
DKK   3528.00 3656.00
SEK   2270.00 2357.00
NOK   2259.00 2348.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ