TP.HCM đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu

Nhàđầutư
Tổng kết tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng, nhiều chỉ số kinh tế của TP.HCM như chỉ số công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa, du lịch, dịch vụ thương mại, chuyển đổi số và thu hút FDI của TP.HCM đều ở mức phục hồi và tăng trưởng nhẹ dù bối cảnh kinh tế chung còn nhiều thách thức.
THIÊN KỲ
29, Tháng 09, 2023 | 06:40

Nhàđầutư
Tổng kết tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng, nhiều chỉ số kinh tế của TP.HCM như chỉ số công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa, du lịch, dịch vụ thương mại, chuyển đổi số và thu hút FDI của TP.HCM đều ở mức phục hồi và tăng trưởng nhẹ dù bối cảnh kinh tế chung còn nhiều thách thức.

z4645573039592_02e2c669e298e56932928e65fa62fff1

Tăng trưởng trong lĩnh vực bán lẻ được coi là điểm nhấn ấn tượng của TP.HCM trước bối cảnh khó khăn và chưa có dấu hiệu hồi phục của thế giới. Ảnh: Thiên Kỳ

Nhiều gam màu sáng

Số liệu từ Cục Thống kê TP.HCM qua 9 tháng cho thấy chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 3,2% so với cùng kỳ (tăng tương ứng qua các quý 1, 2, 3 là 5%, 7,7% và 12,9% ).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 871.198 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Trước đó, xu hướng tăng của chỉ số này cũng thể hiện rõ qua các quý I, II, III với lần lượt -0,9%, 4,0% và 6,2% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thành phố đã cấp phép mới 860 dự án, tăng 51,7% so với cùng kỳ và vốn đăng ký đạt 406,1 triệu USD, tăng 16,7%. Một điểm sáng khác là ghi nhận về hoạt động chuyển đổi số của thành phố.

Còn theo thông tin từ Bộ Thông tin và truyền thông vừa công bố, TP.HCM đứng thứ nhì cả nước về chỉ số chuyển đổi số trong năm 2022. Đặc biệt, tỷ lệ đóng góp của kinh tế số trong GRDP của thành phố năm 2022 ước đạt 18,66%.

Hiệp hội các Nhà bán lẻ Việt Nam thông tin, từ tháng 7 đến 9/2023, ngành bán lẻ trong nước có những tín hiệu phục hồi khá tích cực khi đạt mức tăng trưởng trên 7% so cùng kỳ năm trước. Riêng tại TP.HCM, tổng mức bán lẻ được nhận định tăng trưởng ấn tượng trước bối cảnh tổng cầu thế giới vẫn giảm mạnh và chưa có dấu hiệu phục hồi.

Còn theo thông tin từ Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, từ tháng 4 đến nay chỉ số sản xuất công nghiệp của địa phương đã tăng nhẹ kể từ tháng 5 đến nay. Ngành du lịch duy trì mức tăng ổn định, sẽ tác động lan tỏa tới nhiều ngành dịch vụ khác như vận tải, lưu trú, ăn uống, lữ hành, nghệ thuật, vui chơi, giải trí...

Thị trường tiền tệ cũng có dấu hiệu tích cực với lãi suất cho vay hợp lý, hạn mức tín dụng tăng. Các doanh nghiệp đang được kích thích vay vốn, mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.

Trêm thực tế, các chính sách kích cầu như giảm 2% thuế giá trị gia tăng, giãn thời gian nộp thuế, giảm thuế, phí sử dụng đất, đẩy mạnh triển khai các chương trình khuyến mãi tập trung, chính sách visa du lịch, giảm lãi suất cho vay... đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. 

Ông Phạm Văn Nam, Giám đốc khối hành chính nhân sự Acecook Việt Nam cho biết, bên cạnh các chính sách kích cầu như giảm 2% thuế giá trị gia tăng thì doanh nghiệp này còn được giảm thêm 5% thuế VAT từ tháng 7-9/2023. Điều này giúp Acecook có thêm động lực trong sản xuất, giảm bớt gánh nặng nguyên liệu đầu vào đang tăng giá và hướng đến các chương trình bình ổn, trợ giá mạnh mẽ cho người tiêu dùng ở mảng thực phẩm.

Một tín hiệu vui cho cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố (TP) là HĐND TP.HCM đã thông qua nghị quyết ban hành về quy định hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư được Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) cho vay, thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM nhận định, để hỗ trợ doanh nghiệp duy trì ổn định đà phục hồi tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cần đẩy mạnh việc bơm vốn vào nền kinh tế thông qua việc giảm bớt thủ tục và điều kiện vay vốn, ký kết hợp tác giữa các ngân hàng và UBND các quận huyện, cũng như giảm điều kiện thế chấp tiền vay.

"Các sở ngành đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhanh chóng giải quyết các yêu cầu cấp bách và chính đáng của doanh nghiệp như việc hoàn thuế giá trị gia tăng, thủ tục đầu tư, cấp phép xây dựng, chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép lao động", ông Hòa kiến nghị.

Vẫn còn rào cản

Dù đạt được nhiều chỉ số tăng trưởng khả quan nhưng theo Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho rằng việc TP được mục tiêu tăng trưởng cả năm ở mức 7,5% là một thách thức lớn khi tăng trưởng kinh tế của TP vẫn sẽ phụ thuộc vào diễn biến toàn cầu. Đơn vị này còn dự báo với bối cảnh kinh tế toàn cầu và cả nước như hiện nay, nhiều khả năng TP.HCM chỉ đạt mức tăng trưởng 6,08% trong năm 2023.

Ông Nguyễn Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM chia sẻ: "TP.HCM đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Từ đầu năm đến nay, thành phố đã đón tiếp nhiều tập đoàn nước ngoài đến tìm kiếm nguồn cung ứng sản phẩm từ doanh nghiệp Việt Nam, điều này mở ra rất nhiều cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp"

Tuy nhiên vị này đưa ra cảnh báo một số nguy cơ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế TP.HCM những tháng cuối năm. Nhất là việc các đơn hàng xuất khẩu giảm sẽ dẫn tới tình trạng cắt giảm lao động. Điều này sẽ khiến địa phương đối mặt hệ lụy là nguy cơ chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực chính thức sang phi chính thức, xuất hiện vấn đề di cư ngược, nguy cơ tăng mâu thuẫn mối quan hệ giữa người lao động và chủ doanh nghiệp, vấn đề tệ nạn và gánh nặng an sinh xã hội.

Bên cạnh đó dù tình hình giải ngân vốn đầu tư công của TP.HCM được cải thiện, nhưng tốc độ giải ngân chưa đạt như kỳ vọng do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm, thiếu sự phối hợp đồng bộ. Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư còn thiếu chủ động trong theo dõi, kiểm tra, làm phát sinh khối lượng, hạng mục dự án.

Nhận định về vấn đề này, TS Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý TP.HCM cho biết, công tác giải ngân của TP chậm một phần do những tháng đầu năm tập trung vào bồi thường, giải phóng mặt bằng cho dự án Vành đai 3. Trong khi đó, việc bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án khác nhìn chung còn chậm, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ