TP.HCM cần gì để trở lại đầu tàu kinh tế?

ĐÌNH NGUYÊN
16:08 18/04/2023

"Chính phủ cần có cơ chế, chính sách thiết thực hơn để giúp nền kinh tế TP.HCM phục hồi, nhất là nguồn vốn. Trong lúc chờ đợi cơ chế mới chính quyền thành phố cũng phải "tự thân vận động", tìm kiếm cơ hội mới", KTS. Ngô Viết Nam Sơn nhìn nhận.

Với tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý 1 đạt 0,7%, mục tiêu tăng trưởng 7,5 - 8% của TP.HCM trong năm nay rất khó khả thi. Nhiều chuyên gia lo ngại cho đầu tàu kinh tế của cả nước khi tiềm năng, lợi thế của TP.HCM chưa được khai thác hiệu quả.

Theo các chuyên gia, tính vượt trội, sự năng động, sáng tạo, vai trò đầu tàu, động lực, dẫn dắt đối với vùng và cả nước có chiều hướng suy giảm. Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa thật sự bền vững, sức chống chịu và khả năng thích ứng còn hạn chế. Để giữ vững vị thế đầu tàu cả nước, Trung ương, Chính phủ cần cụ thể hóa cơ chế, chính sách cho TP.HCM.

Vừa qua, Chính phủ thường xuyên có các cuộc làm việc để cùng trao đổi về các giải pháp để thúc đẩy TP.HCM phát triển nhanh, bền vững. Tại cuộc làm việc mới nhất (16/4), Thủ tướng đã cho ý kiến với 29 đề xuất, kiến nghị của Thành phố, gồm 24 kiến nghị thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng và 5 kiến nghị thuộc thẩm quyền các bộ, ngành.

Cụ thể hóa cơ chế, chính sách

Trao đổi với Nhadautu.vn, kiến trúc sư (KTS). Ngô Viết Nam Sơn cho biết, cần có một số nhóm giải pháp từ Trung ương đến địa phương để giúp kinh tế TP.HCM phục hồi.

khu-do-thi-moi-thu-thiem

Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhìn từ trên cao. Ảnh: Phạm Nguyễn.

Đối với Trung ương, từ 1-3 năm tới cần tăng vốn đầu tư công cho TP.HCM để thành phố giữ lại thực hiện đầu tư cho một số hạng mục cần thiết. Đơn cử như tuyến Metro số 1, hiện giờ đang không có kinh phí đào tạo cho nhân viên hoặc thiếu nhân viên để vận hành. Nếu thành công tuyến đường sắt đô thị này cũng sẽ tạo động lực cho kinh tế thành phố phục hồi.

"Chính phủ đã dành sự quan tâm lớn cho TP.HCM nhưng cần có thêm những cơ chế, chính sách thiết thực hơn tạo động lực mới cho TP.HCM. Từ đó, kéo kinh tế thành phố trở lại và thành phố lại đóng góp lớn hơn nữa cho cả nước", ông Nam Sơn nói.

Về phía chính quyền TP.HCM, ông Nam Sơn nhìn nhận, trong lúc chờ đợi Trung ương đưa ra những giải pháp, cơ chế cụ thể, trước hết, thành phố cũng phải "tự thân vận động". Trong đó, cần rà soát lại hạng mục đầu tư với mục đích ưu tiên cho hạng mục nào hiệu quả và khả thi cao. Còn các hạng mục kém khả thi thì tạm thời ngưng lại.

"Thực tế, TP.HCM đang rất thiếu vốn, nên chính quyền cần chọn lọc những dự án khả thi, bức thiết để phân bổ nguồn lực cho hợp lý chứ không thể làm đại trà được", ông Nam Sơn cho hay.

Kế đến, TP.HCM cần tìm kiếm cơ hội mới, vận dụng chất xám của chuyên gia để tạo động lực mới phát triển kinh tế mới. Cùng với đó, TP.HCM nên xin Trung ương cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút được nguồn vốn xã hội hóa. Và cuối cùng, TP.HCM cần có tầm nhìn tổng thể chứ không nên cục bộ.

"Ví dụ như việc kêu gọi giải cứu bất động sản là quá cục bộ. Thực tế đây không phải là câu chuyện giải cứu hay không giải cứu mà là chuyện của một ngành nghề, lĩnh vực. Ngành nghề nào cũng có khó khăn, vướng mắc, do đó, chúng ta cần có góc nhìn kinh tế rộng hơn, cân đối giữa tất cả các lĩnh vực", ông Sơn nhận định.

Vị KTS này nói thêm, việc chăm lo đời sống người dân, người lao động cũng rất quan trọng. Bởi, TP.HCM là nơi có lượng người lao động nhập cư vô cùng lớn, là lực lượng chính của nhiều ngành kinh tế. Nhưng trải qua đợt dịch COVID-19, thành phố chưa chăm lo hết được buộc người lao động phải về quê, kéo theo thành phố mất đi nguồn lực. Bây giờ muốn thu hút người lao động quay trở lại thì phải có chính sách để người lao động yên tâm làm việc.

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cùng hiệp hội mong muốn Chính phủ sớm trình Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Cụ thể, cho phép thí điểm thực hiện trở lại dự án áp dụng loại hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) tại TP.HCM và được thanh toán bằng tiền ngân sách Nhà nước của địa phương. Trong đó có dự án đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng BT trên các tuyến đường hiện hữu và xem xét có thể áp dụng chung trên phạm vi cả nước.

Thứ hai, cho phép TP.HCM thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị và rút gọn các bước lập quy hoạch nhằm đẩy nhanh tiến độ lập, điều chỉnh quy hoạch. Việc này, giúp TP.HCM chủ động điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 để tháo gỡ vướng mắc thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư và thủ tục phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với các dự án bất động sản, đô thị, nhà ở thương mại và nhất là dự án nhà ở xã hội.

Thứ ba, cho phép TP.HCM xây dựng, ban hành hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền sử dụng đất đối với tất cả các dự án bất động sản, nhà ở thương mại không phân biệt dự án có giá trị tiền sử dụng đất trên hoặc dưới 30 tỷ đồng theo bảng giá đất, thay vì thuê đơn vị tư vấn thẩm định giá đất.

Thứ tư, có cơ chế xác định các hình thức sử dụng đất để phát triển nhà ở, gồm cả nhà ở xã hội và nhà ở thương mại. Trong đó, hình thức sử dụng đất khác là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và nhà đầu tư phải thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật về đất đai.

Bên cạnh đó, ông Châu cho rằng, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, đô thị trên cơ sở vẫn tuân thủ các quy định của Luật Nhà ở, Xây dựng, Kinh doanh Bất động sản, Quy hoạch đô thị hiện hành.

metro-so-1

Metro số 1, công trình mang tính biểu tượng của TP.HCM. Ảnh: Phạm Nguyễn.

Đồng thời, Tổ công tác của Chính phủ cần sớm báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét có hướng xử lý các dự án thuộc diện rà soát pháp lý do sử dụng quỹ đất có nguồn gốc đất công, đất do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước…

"Cần sớm có kết luận đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, đô thị đang bị vướng mắc pháp lý để các chủ đầu tư biết rõ dự án nào được giải quyết, dự án nào phải chờ hoặc dự án nào không giải quyết được", ông Châu nêu quan điểm.

Lập tổ giám sát, gỡ vướng cho các dự án trọng điểm

Ban chỉ đạo Thành ủy TP.HCM cũng vừa có những chỉ đạo về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác giải ngân vốn đầu tư công, các công trình, dự án trọng điểm tại TP.HCM.

Theo đó, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên làm Tổ trưởng Tổ giám sát các dự án Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên); chống ngập 10.000 tỷ đồng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Hiếu làm Tổ trưởng Tổ giám sát 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm; hoàn thiện đường trục Bắc - Nam trong Khu đô thị Thủ Thiêm; hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc; nút giao thông An Phú; mở rộng Xa lộ Hà Nội và đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - QL1.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Thị Lệ làm Tổ trưởng Tổ giám sát các dự án Kênh Hàng Bàng; nâng cấp TL8; rạch Xuyên Tâm; cầu Long Kiểng và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đường Vành đai 3.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Hồ Hải làm Tổ trưởng Tổ giám sát các dự án vệ sinh môi trường TP.HCM (giai đoạn 2); nâng cấp, mở rộng QL50; nạo vét rạch Xóm Củi; cầu Rạch Đỉa.

Ngoài ra, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM cũng phân công nhiều thành viên giám sát hàng loạt dự án khác.

Sáng 18/4, thông tin bên lề kỳ họp thứ 9, HĐND TP.HCM khóa X, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết, bản thân cùng các lãnh đạo TP.HCM làm tổ trưởng các tổ công tác trực tiếp giám sát, đôn đốc tiến độ hơn 38 dự án trọng điểm. Bởi, năm nay TP.HCM được phân bổ nguồn vốn đầu tư công quá lớn (70.000 tỷ đồng) trong khi sức người có hạn.

"Thành ủy đã có chỉ đạo rà soát các văn bản để phân loại thuộc thẩm quyền các cấp, báo cáo lãnh đạo thành phố", Bí thư Nên nói và cho rằng, việc phân loại này giúp lãnh đạo đánh giá năng lực người được giao nhiệm vụ, đánh giá được việc nào vướng mắc, việc nào làm đúng, việc nào thực hiện chưa tốt… Từ đó, đưa ra giải pháp tháo gỡ kịp thời.

  • Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm ủng hộ hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh

Tổng Bí thư Tô Lâm ủng hộ hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao việc gần đây Singapore cấp phép cho mở cửa thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam.

Sự kiện - 26/03/2025 21:28

VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh

VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh

Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.

Sự kiện - 26/03/2025 16:58

Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'

Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'

Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.

Sự kiện - 26/03/2025 15:04

Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế

Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế

Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.

Sự kiện - 26/03/2025 14:20

Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới

Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới

Để đạt được mục tiêu 24 khu công nghiệp, 47 cụm công nghiệp đến năm 2030, trong vòng 5 năm tới Vĩnh Phúc phải phát triển thêm 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp

Sự kiện - 26/03/2025 11:58

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Sự kiện - 25/03/2025 14:18

Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân

Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân

Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng, các dự án công nghiệp, năng lượng mới giữa Singapore - Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân, thể hiện ý nghĩa to lớn của mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai bên vừa đạt được.

Sự kiện - 25/03/2025 13:42

Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc

Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc

Từ ngày 25/3/2025, tòa soạn Tạp chí Nhà đầu tư chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 5B phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Sự kiện - 25/03/2025 13:41

Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế

Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Việt Nam đang nghiên cứu nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế.

Sự kiện - 25/03/2025 12:54

Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên

Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên

Cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km với điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ và điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh.

Sự kiện - 25/03/2025 08:57

Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Công Thương, Bộ Tài chính Việt Nam đã thông tin, trao đổi những nét chính về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Sự kiện - 25/03/2025 07:03

Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm

Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm

Theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cột mốc Km0 sẽ được đặt tại trung tâm sân khánh tiết, phía trước tượng đài Lý Thái Tổ, giáp đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.

Sự kiện - 24/03/2025 11:04

Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng

Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024", tối 23/3/2025.

Sự kiện - 24/03/2025 07:46

Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng

Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, người dân có thể mua vàng khi giá vàng trong nước và thế giới không chênh lệch quá nhiều.

Sự kiện - 24/03/2025 07:43

Quảng Ninh sẽ có cụm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

Quảng Ninh sẽ có cụm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định thành lập Cụm công nghiệp hỗ trợ tại phường Hà Khẩu, TP. Hạ Long, nhằm phục vụ ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là sản xuất các bộ phận, phụ tùng ô tô và xe có động cơ khác.

Sự kiện - 24/03/2025 06:18

Chủ tịch nước: Quy mô nền kinh tế Bình Phước đã tăng gấp 92 lần

Chủ tịch nước: Quy mô nền kinh tế Bình Phước đã tăng gấp 92 lần

Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ, Bình Phước - một nơi từng là chiến trường ác liệt, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp, đến nay đã trở thành một tỉnh phát triển năng động của vùng Đông Nam Bộ, quy mô nền kinh tế tăng gấp 92 lần so với thời điểm mới giải phóng.

Sự kiện - 23/03/2025 13:28