TP.HCM cần 280.000 - 310.000 chỗ làm việc mới trong 2022

Nhàđầutư
Nếu tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế - xã hội, dự kiến nhu cầu nhân lực năm 2022 ở TP.HCM cần khoảng 280.000 chỗ làm việc. Trong khi đó, ở chiều hướng tốt hơn, nhu cầu nhân lực có thể cần tới 310.000 chỗ làm việc mới.
MAI BÙI
04, Tháng 01, 2022 | 06:55

Nhàđầutư
Nếu tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế - xã hội, dự kiến nhu cầu nhân lực năm 2022 ở TP.HCM cần khoảng 280.000 chỗ làm việc. Trong khi đó, ở chiều hướng tốt hơn, nhu cầu nhân lực có thể cần tới 310.000 chỗ làm việc mới.

thi-truong-lao-dong-tphcm-2022

TP.HCM được dự báo cần khoảng 310.000 chỗ làm việc năm 2022 nếu như tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt. Ảnh minh họa/LĐO

Năm 2021, TP.HCM nói chung và các tỉnh phía Nam chịu nhiều tác động của dịch COVID-19 với những biến chủng mới, lây lan nhanh, gây ảnh hưởng rất lớn đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong đó có cả thị trường lao động, tình trạng thiếu việc làm, mất việc làm dẫn đến mất thu nhập có xu hướng tăng.

Để khắc phục khó khăn, TP.HCM đã triển khai thực hiện mục tiêu kép, vừa kiểm soát tốt dịch bệnh vừa triển khai phục hồi kinh tế; điều chỉnh định hướng, chiến lược phòng, chống dịch gắn liền với phát triển kinh tế, xã hội theo hướng kinh tế số, xã hội số, thương mại điện tử...

Bên cạnh đó, TP.HCM đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động.

Sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội, đến đầu tháng 10 tình hình dịch bệnh tại TP.HCM cơ bản được kiểm soát, nhiều doanh nghiệp đã dần khôi phục, quay trở lại sản xuất và thực hiện kế hoạch tuyển dụng nhân sự đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn còn hoạt động cầm chừng, vừa làm vừa thăm dò tình hình dịch bệnh, đặc biệt lực lượng lao động thiếu hụt trầm trọng trong các khâu sản xuất trực tiếp. Vì vậy, để tạo sự ổn định và khôi phục hoàn toàn thị trường lao động, cần có thêm thời gian và cần sự đồng lòng chung tay của cả doanh nghiệp, người lao động cũng như của TP.HCM và các tỉnh, thành trên cả nước.

Nhiều lĩnh vực như khoa học ứng dụng, công nghệ tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật y sinh, hóa học, sinh học, phân tích dữ liệu… đã và sẽ vươn lên phát triển mạnh mẽ, thị trường lao động cũng sẽ có nhiều chiều hướng phát triển tích cực trong thời gian tới.

Để thích ứng với những thay đổi của thị trường lao động trong tình hình mới, các doanh nghiệp cần tạo nơi làm việc an toàn và lành mạnh với các chính sách làm việc linh hoạt, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và chế độ đãi ngộ phù hợp để thu hút và giữ chân người lao động. Trong khi đó, người lao động cũng cần chia sẻ cùng doanh nghiệp để vượt qua những khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, người lao động cần phải nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để thích ứng và hội nhập.

Nhận định của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (FALMI) cho thấy, năm 2022, thị trường lao động TP.HCM tiếp tục phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Dự kiến, TP.HCM có hơn 4,9 triệu lao động làm việc. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,96%, công nghiệp - xây dựng chiếm 37,15%, thương mại - dịch vụ chiếm 61,89%.

Dự báo lao động làm việc trong các doanh nghiệp là hơn 3,1 triệu người, trong đó, lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước chiếm 3,01%, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 74,5%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 22,49%.

Đáng chú ý, FALMI đưa ra 2 kịch bản cho thị trường lao động năm 2022 ở TP.HCM. Trong đó, kịch bản thứ nhất, tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng phức tạp, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế - xã hội, dự kiến nhu cầu nhân lực năm 2022 ở TP.HCM cần khoảng 255.000 - 280.000 chỗ làm việc. Trong đó, nhu cầu nhân lực quý I cần khoảng 71.500 - 78.500 chỗ làm việc; quý II cần khoảng 59.600 - 65.500 chỗ làm việc; quý III cần khoảng 60.600 - 66.500 chỗ làm việc và quý IV cần khoảng 63.300 - 69.500 chỗ làm việc.

Còn kịch bản thứ 2, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, diễn biến theo chiều hướng tích cực, dự kiến nhu cầu nhân lực ở TP.HCM cần khoảng 280.000 - 310.000 chỗ làm việc. Trong đó, nhu cầu nhân lực quý I cần khoảng 78.500 - 86.900 chỗ làm việc; quý II cần khoảng 65.500 - 72.500 chỗ làm việc; quý III cần khoảng 66.500 - 73.500 chỗ làm việc và quý IV cần khoảng 69.500 - 77.100 chỗ làm việc.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ