Tổng Thư ký Hiệp Hội nhựa Việt Nam: 'Tiền đóng góp tái chế chiếm gần 40% lợi nhuận của doanh nghiệp'

Nhàđầutư
"Biên lợi nhuận doanh nghiệp (DN) nhựa rất thấp, chỉ khoảng 5%. DN quy mô trung bình (doanh số 200 tỷ đồng/năm) có lợi nhuận khoảng 10 tỷ đồng. Với mức phí tái chế như đề xuất thì riêng tiền đóng góp tái chế đã chiếm gần 40% lợi nhuận của DN", bà Huỳnh Thị Mỹ, Tổng Thư ký Hiệp Hội nhựa Việt Nam nói.
LIÊN THƯỢNG
29, Tháng 07, 2023 | 06:29

Nhàđầutư
"Biên lợi nhuận doanh nghiệp (DN) nhựa rất thấp, chỉ khoảng 5%. DN quy mô trung bình (doanh số 200 tỷ đồng/năm) có lợi nhuận khoảng 10 tỷ đồng. Với mức phí tái chế như đề xuất thì riêng tiền đóng góp tái chế đã chiếm gần 40% lợi nhuận của DN", bà Huỳnh Thị Mỹ, Tổng Thư ký Hiệp Hội nhựa Việt Nam nói.

VCCI

Hội thảo góp ý về định mức chi phí tái chế và chính sách về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất ở Việt Nam do VCCI tổ chức tại TP.HCM. Ảnh: Đăng Kiệt

Thông tin mà bà Huỳnh Thị Mỹ, Tổng Thư ký Hiệp Hội nhựa Việt Nam trình bày tại "Hội thảo góp ý về định mức chi phí tái chế và chính sách về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất ở Việt Nam" sáng 28/7 tại TP. HCM cho thấy, ngành nhựa Việt Nam năm 2022 tiêu thụ 9,2 triệu tấn nguyên liệu nhựa, trong đó nhóm bao bì chiếm 38%, tương đương gần 3,5 triệu tấn.

"Đối với bao bì kim loại, bao gồm nhôm, sắt, thép, đồng,… thì năng lực tái chế của Việt Nam rất cao, các nhà tái chế chính thức đều đang có lãi lớn, dù chưa có hỗ trợ từ cơ chế EPR (trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất, nhập khẩu). Ngành nhựa đứng trước nguy cơ chưa kịp lớn đã teo tóp do lãi đã ít, đóng góp lại lớn", bà Mỹ nhấn mạnh.

Vì vậy, đại diện Hiệp hội nhựa kiến nghị, cần xem xét lại định mức tái chế Fs cho phù hợp, không để hàng ngàn DN và người tiêu dùng Việt Nam phải đóng góp quá cao chỉ để hỗ trợ cho vài chục DN tái chế.

Đề xuất giảm chi phí Fs

Trong khi đó, bà Chu Thị Vân Anh, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) bày tỏ quan ngại lớn là chi phí Fs trong dự thảo còn khá cao, bất hợp lý, và các quy định hiện hành về triển khai thực hiện EPR còn nhiều bất cập.

"Dự thảo ngày 26/7/2023 đã có điều chỉnh giảm một số điểm so với dự thảo ngày 27/4/2023 trước đó. Nhưng một số định mức chi phí tái chế Fs trong dự thảo vẫn cao hơn cả mức Fs trung bình của 14 nước phát triển Tây Âu, như Fs dự thảo của nhôm cao gấp 1,26 lần, của thủy tinh cao hơn 2,12 lần", bà Vân Anh cho biết.

huong-dan-tai-che-tai-su-dung-do

Ảnh: Freepik

Vẫn theo bà Vân Anh, với dự thảo ngày 26/7/2023, chỉ riêng 3 loại bao bì chính là giấy, nhựa và kim loại, các DN sẽ phải đóng phí tái chế ước tính là 6.127 tỷ mỗi năm, chưa kể phí tái chế cho nhiều loại bao bì, sản phẩm thải bỏ khác.

Đây là một khoản chi phí rất lớn, sẽ gây rất nhiều khó khăn cho DN và đẩy giá sản phẩm tăng cao, đặc biệt là trong tình trạng kinh tế khó khăn như hiện nay. Giá sản phẩm cao cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, bà Vân Anh nhấn mạnh.

Theo đại diện VBA, với mức Fs đề xuất cho chai nhựa cứng PET, giá thành mỗi chai nước 500 ml bị tăng lên 61 đồng, tương đương mức tăng giá 1,62%. Đó là còn chưa kể đến bao bì các tông, thùng đựng, phương tiện vận chuyển…, đều phải đóng góp phí tái chế, khiến mức tăng giá có thể phải tăng gấp đôi mức nêu trên.

Tính trung bình mỗi người Việt Nam, từ trẻ sơ sinh đến người già, sẽ phải đóng góp ít nhất 61.000 đồng mỗi năm, chỉ cho phí tái chế 3 loại bao bì nói trên.

Nguyên nhân chính của dự thảo Fs cao bất hợp lý là chưa tính đúng, tính đủ, khi chưa trừ đi giá trị vật liệu thu hồi được theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, và Fs dự thảo chỉ là giá trị trung bình của 2 nghiên cứu có đề xuất Fs cao (của nhóm CGTV và Hiệp hội Tái chế), trong khi bỏ qua 2 nghiên cứu khác có đề xuất Fs thấp hơn của Đại học Kinh tế Quốc dân và của Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam).

Chưa tuân thủ nguyên tắc kinh tế tuần hoàn

Đồng tình với các kiến nghị giảm chi phí Fs của các Hiệp hội, ông James Ollen, Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) cho biết, nhiều đề xuất định mức tái chế Fs ở Việt Nam rất cao bất hợp lý.

Cụ thể, theo nghiên cứu của PRO Việt Nam trình bày tại hội thảo ngày 23/03/2023, dùng phương pháp so sánh với mức trung bình của các thị trường, Fs trong dự thảo với bao bì giấy hỗn hợp và bao bì sắt còn cao hơn nhiều.

Theo số liệu của Bộ Tài nguyên & Môi trường tại Hội thảo ngày 28/6/2023, Fs trong Dự thảo còn cao hơn nhiều mức trung bình Fs của 13 nước Tây Âu.

Lưu ý rằng chi phí tái chế của EU chắc chắn cao hơn nhiều của Việt Nam vì nếu công nghệ tái chế như nhau thì do chi phí nhân công EU rất cao (lương tối thiểu ở Pháp là 1539 EUR ~ 40 triệu đồng/tháng, cao gấp 10 lần lương tối thiểu ở Việt Nam ở mức khoảng 4 triệu đồng/tháng).

Do vậy định mức Fs của Việt Nam nên thấp hơn của EU mới là điều hợp lý.

Định mức chi phí tái chế cao sẽ dẫn đến việc giá cả hàng hóa tăng cao, gây khó khăn cho sản xuất-kinh doanh và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.

"Fs cao bất hợp lý, theo chúng tôi, là do chưa theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, đó là chưa trừ đi giá trị vật liệu thu hồi được", ông James Ollen nói.

Ông dẫn chứng Báo cáo Nghiên cứu Môi trường ngày 28/10/2021 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD cho rằng: "Cần thiết kế các chương trình điều chỉnh phí sao cho đảm bảo khả năng thu hồi đầy đủ chi phí hoạt động".

Chúng ta biết việc thu hồi chi phí hoạt động là từ hai nguồn: Giá trị vật liệu thu hồi được và đóng góp hỗ trợ tái chế của nhà sản xuất/nhập khẩu, ông James Ollen phân tích.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ