Tổng thanh tra: Đánh thuế 45% tài sản có nguồn gốc không rõ ràng
Chính phủ đề xuất thu thuế hoặc xử phạt hành chính đối với phần tài sản, thu nhập vi phạm quy định của Luật phòng chống tham nhũng.
Sáng 11/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Theo dự thảo mới nhất, Chính phủ bổ sung Điều 59 quy định về xử lý tài sản, thu nhập thực tế lớn hơn số đã kê khai hoặc số tăng thêm mà người kê khai không giải trình được một cách hợp lý về phần chênh lệch.
Hai phương án được cơ quan soạn thảo trình ra Thường vụ Quốc hội. Cụ thể, theo phương án một, dự Luật quy định mức thuế suất 45% đối với thu nhập chịu thuế do vi phạm quy định của Luật phòng chống tham nhũng; đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ yêu cầu cơ quan thuế thực hiện việc này thông qua thu thuế thu nhập cá nhân.
Phương án hai quy định việc đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt tiền bằng 45% giá trị của phần tài sản, thu nhập chênh lệch hoặc tăng thêm.
Trong cả hai phương án trên, dự thảo Luật đều cho phép người bị thu thuế hoặc bị xử phạt hành chính có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện tại Tòa án hành chính về kết luận xác minh tài sản, thu nhập. Việc thu thuế hay xử phạt hành chính đều không loại trừ trách nhiệm hình sự, nếu các cơ quan có thẩm quyền chứng minh tài sản đó do phạm tội mà có.
"Đánh thuế 45% là phù hợp hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam"
Tổng thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ đề xuất lựa chọn phương án một, do phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam hiện nay. "Điều này cũng thể hiện thái độ của Nhà nước trong việc xử lý các khoản thu nhập, tài sản có nguồn gốc không rõ ràng, khi cả người có nghĩa vụ kê khai và cơ quan quản lý nhà nước đều không có đủ bằng chứng xác thực về căn cứ xác lập quyền sở hữu hợp pháp theo quy định của pháp luật", ông nói.
Lãnh đạo ngành thanh tra giải thích thêm, Luật phòng chống tham nhũng tiếp cận theo hướng, coi như người có nghĩa vụ kê khai đã có một khoản thu nhập được tích lũy trong quá khứ nhưng chưa kê khai theo quy định liên quan, và do vậy sẽ phát sinh trách nhiệm nộp thuế.
"Để tránh cách hiểu theo hướng đánh thuế 45% là hợp pháp hóa 55% giá trị còn lại của tài sản, thu nhập không có nguồn gốc rõ ràng, dự Luật đã thể hiện rõ tinh thần việc thu thuế không loại trừ trách nhiệm hình sự", ông Khái nói.
Ngoài ra, việc thu thuế đối với phần tài sản, thu nhập chênh lệch giữa thực tế và kê khai chỉ được áp dụng sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tiến hành xác minh, kết luận người kê khai không giải trình được một cách hợp lý và chưa có đủ bằng chứng kết luận tài sản này có được hoặc có nguồn gốc từ hành vi phạm tội. Do vậy, phương án này phù hợp với quy định của Hiến pháp và Bộ luật Dân sự.
Ông Khái cũng cho hay, cơ quan chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc đã coi việc đánh thuế đối với tài sản, thu nhập không có nguồn gốc rõ ràng là một phương thức thu hồi tài sản thay thế; được thực hiện ở một số quốc gia như Mỹ, Australia, New Zealand...
Xác định tính hợp lý của nguồn gốc tài sản "rất phức tạp"
Báo cáo thẩm tra dự luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga phân tích, đặc điểm xã hội Việt Nam là người dân có truyền thống tích lũy, tiết kiệm, tặng cho, thừa kế trong gia đình.
Bên cạnh đó, tài sản của cán bộ, công chức được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, ngoài thu nhập từ lương thì nhiều người còn làm thêm dưới nhiều hình thức. Trong khi Nhà nước chưa kiểm soát được thu nhập của toàn xã hội, pháp luật hiện hành cũng chưa quy định buộc người dân phải chứng minh nguồn gốc hình thành số tiền để mua tài sản, nhất là những tài sản có giá trị lớn; chưa quy định đánh thuế đối với tài sản,... thì việc xác định tính hợp lý của nguồn gốc tài sản nói chung là vấn đề rất phức tạp.
Theo bà Nga, về mặt pháp lý không thể mặc nhiên coi tài sản không giải trình hợp lý về nguồn gốc là tài sản tham nhũng, để từ đó áp dụng tịch thu bằng biện pháp hình sự theo hướng “suy đoán có tội”.
"Đây là lần đầu tiên chúng ta đặt vấn đề xử lý tài sản nhằm phòng chống tham nhũng nên cần phải tiến hành thận trọng, có bước đi phù hợp. Đồng thời, cần quy định cụ thể tiêu chí làm căn cứ để xác định trường hợp nào được coi là không giải trình được một cách hợp lý để tránh tùy tiện, thiếu thống nhất trong áp dụng pháp luật", bà Nga nhấn mạnh.
Trong Ủy ban tư pháp có nhiều nhóm ý kiến khác nhau, đồng tình với phương án một hoặc phương án hai, ngoài ra có đề nghị xử lý nặng hơn. Cụ thể, đối với tài sản, thu nhập không giải trình được một cách hợp lý về nguồn gốc thì không thuộc sở hữu của người phải kê khai, nhà nước sẽ tịch thu qua trình tự tố tụng dân sự, có tranh tụng để đảm bảo được quyền lợi của các bên.
Đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ là chủ thể thay mặt Nhà nước để khởi kiện và bảo vệ quyền lợi của Nhà nước trước Tòa án.
Các thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận nội dung trên trong sáng nay, sau đó theo dự kiến chương trình, dự án Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp khai mạc ngày 20/5.
(Theo VnExpress)
- Cùng chuyên mục
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy vừa được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Sự kiện - 18/11/2024 17:03
Hà Nội rà soát việc thu dọn cây nghiêng, gãy đổ
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, vẫn còn một số cây bị gãy, đổ trên các tuyến đường, khu đô thị, khu dân cư chưa được kiểm tra, xử lý, thu dọn; một số cây bị nghiêng, đổ chưa được chống dựng lại.
Sự kiện - 18/11/2024 16:36
Tổng bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu
"Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự hình thành nền kinh tế tri thức, xã hội tri thức; yêu cầu chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao… đã thúc đẩy đổi mới giáo dục trở thành xu thế toàn cầu và Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó", Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá.
Sự kiện - 18/11/2024 12:57
MTTQ Thủ đô ngày càng có nhiều đổi mới, cán bộ được trẻ hóa
Theo Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ-Pháp luật (Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội) Phạm Ngọc Thảo nhận định, cán bộ MTTQ Thủ đô được trẻ hóa, cơ sở vật chất cho hoạt động được quan tâm đầu tư hơn hẳn trước đây.
Sự kiện - 18/11/2024 11:26
Nguyên Trợ lý Chủ tịch nước làm Tổng Giám đốc HFIC
Ông Trương Tuấn Anh, chuyên viên cao cấp Văn phòng Chủ tịch nước, nguyên Trợ lý Chủ tịch nước được Chủ tịch UBND TP.HCM tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc HFIC.
Sự kiện - 18/11/2024 10:48
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương
Ngày 17/11 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.
Sự kiện - 18/11/2024 07:37
Tổ chức tọa đàm 'Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản'
Ngày 19/11, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản".
Sự kiện - 18/11/2024 07:00
Hãng máy bay lớn thứ 3 thế giới muốn khai thác đường bay Hà Nội - TP.HCM
Từng cung cấp 5 máy bay cho Bamboo Airways, tập đoàn đa ngành Embraer của Brazil đang tiếp tục trao đổi với các đối tác của Việt Nam để mở rộng hợp tác.
Sự kiện - 18/11/2024 06:30
Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ đổi mới, sắp xếp mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Sự kiện - 17/11/2024 11:18
Chủ tịch Quảng Trị làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sự kiện - 17/11/2024 07:32
Ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính TP. Hà Nội
Việc ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính là một bước tiến quan trọng, khẳng định quyết tâm của TP.Hà Nội trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào quản lý và cung cấp dịch vụ công.
Sự kiện - 16/11/2024 17:13
4 Phó Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của Quảng Trị
Các Phó Thủ tướng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của tỉnh Quảng Trị sau chuyến thăm, làm việc của Tổng Bí Thư Tô Lâm
Sự kiện - 16/11/2024 10:03
[Café Cuối tuần] Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm
"Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" là một trong những thông điệp hết sức quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm. Thông điệp này cung cấp tầm nhìn chiến lược cho những cố gắng cải cách của Việt Nam chúng ta hiện nay.
Sự kiện - 16/11/2024 09:59
Google: AI có thể mang lại hàng chục tỷ USD cho doanh nghiệp Việt
Với việc áp dụng rộng rãi AI, lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể lên tơi hơn 79 tỷ USD vào năm 2030, tương đương gần 12% GDP của Việt Nam
Sự kiện - 16/11/2024 06:50
Sắp tổ chức Diễn đàn giải pháp xanh toàn diện khu công nghiệp
Các Khu công nghiệp (KCN) tại Việt Nam đang đứng trước xu hướng chuyển đổi toàn diện để giữ chân khách hàng và thu hút các dự án công nghệ cao, quy mô lớn.
Sự kiện - 16/11/2024 06:47
Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình 'Cùng nhau giữ nước'
Theo UBND TP. Hà Nội, chương trình nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục về ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Sự kiện - 15/11/2024 20:09
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 2 week ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 1 week ago