Tổng Bí thư: Chính phủ phải xử lý dứt điểm những 'điểm nghẽn' để phát triển đất nước nhanh và bền vững

TRẦN VÕ
15:33 11/08/2021

"Chính phủ cần tập trung ưu tiên thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược, xử lý dứt điểm những "điểm nghẽn", vướng mắc, tồn tại để phát triển đất nước nhanh và bền vững hơn trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô,...", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

TBT pb 4

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo phiên họp toàn thể đầu tiên của Chính phủ mới. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Sáng 11/8, Chính phủ khóa XV họp phiên đầu tiên để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới dự phiên họp và phát biểu chỉ đạo.

Trong bài phát biểu chỉ đạo rất quan trọng tại phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng đây là một phiên họp có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều phương diện nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Phiên họp diễn ra vào thời điểm có nhiều sự kiện lớn của đất nước, thể hiện sự phối hợp rất nhịp nhàng, ăn khớp của cả hệ thống chính trị ở nước ta, sự đoàn kết nhất trí cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trải qua hơn 75 năm, với 15 nhiệm kỳ hoạt động, dưới nhiều tên gọi khác nhau, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà trước đây cũng như Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay đã luôn luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, không ngừng phát huy vai trò, vị trí là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp; thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý, điều hành phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại,... theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật, có những đóng góp to lớn và quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhìn một cách tổng thể, mỗi nhiệm kỳ của Chính phủ đều để lại những dấu ấn riêng và đều hoàn thành trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ trong việc tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật; hoạch định chính sách và trình dự án luật, pháp lệnh; quản lý nhà nước, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển văn hoá, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, thông tin và truyền thông; thực hiện các chính sách xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế...

"Những thành tựu đạt được của Chính phủ trong 75 năm qua bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta - nhân tố quyết định để Chính phủ hoàn thành xuất sắc trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó. Chính phủ các khoá đã luôn luôn nắm vững đường lối, quan điểm và các chủ trương, chính sách của Đảng để cụ thể hoá và thể chế hoá thành luật pháp và vận dụng đúng đắn vào các hoạt động của Chính phủ", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong giai đoạn mới

Cũng theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp, nhất trí cao đề ra Chiến lược xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, trong đó có Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

trong1

Chính phủ cần tập trung ưu tiên thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược, xử lý dứt điểm những "điểm nghẽn", vướng mắc, tồn tại để phát triển đất nước nhanh và bền vững hơn trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hội nghị Trung ương 3 vừa qua đã kiện toàn một bước các nhân sự chủ chốt trong hệ thống chính trị, ban hành kết luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 và đã được Quốc hội khoá XV nhất trí cao, thể chế hoá tại kỳ họp thứ nhất mới đây.

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang khẩn trương, tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các kết luận của Trung ương trong bối cảnh, tình hình có nhiều khó khăn, thách thức lớn hơn trước và gay gắt hơn so với dự báo.

Người đứng đầu Đảng cho rằng từ đầu năm đến nay, cả nước vẫn phải tiếp tục nỗ lực, quyết liệt chống dịch COVID-19; đợt bùng phát dịch lần thứ tư lây lan rất nhanh, hết sức nguy hiểm, phức tạp, khó kiểm soát và có thể còn tiếp tục kéo dài; thậm chí vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các đợt dịch mới. Kinh tế - xã hội nước ta tuy tiếp tục phát triển, đạt được nhiều kết quả tích cực so với cùng kỳ năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra. Sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân, nhất là ở những vùng có dịch và những ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội XIII, Hội nghị Trung ương 3 của Đảng và Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá XV đã đề ra, Tổng Bí thư nêu rõ Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 cần tiếp tục phát huy mạnh hơn nữa, tốt hơn nữa truyền thống vẻ vang, những kết quả, thành tích to lớn và những bài học kinh nghiệm quý báu mà Chính phủ qua các thời kỳ đã đạt được; nỗ lực phấn đấu cao hơn nữa trên con đường đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động trong giai đoạn phát triển mới.

"Chính phủ cần tập trung ưu tiên thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược, xử lý dứt điểm những "điểm nghẽn", vướng mắc, tồn tại để phát triển đất nước nhanh và bền vững hơn trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục có hiệu quả tác động của đại dịch COVID-19, nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế", ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 cũng phải phát huy mạnh mẽ các giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam và sức sáng tạo của mỗi cá nhân; từng bước xây dựng một xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Nhân dân; chú trọng bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong quá trình này, Chính phủ cần luôn luôn quan tâm nghiên cứu, nắm chắc và quán triệt thật sâu sắc các vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản, có tính nguyên tắc rất quan trọng đã được thể hiện trong Cương lĩnh, đường lối cơ bản của Đảng về cách mạng nước ta, đặc biệt là 4 vấn đề lớn về: phát triển kinh tế; phát triển văn hoá, xã hội; tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ.

4 vấn đề lớn về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng bộ máy

Tại phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành một lượng lớn thời gian phát biểu để phân tích, làm rõ 4 vấn đề lớn.

Thứ nhất, về phát triển kinh tế, mô hình kinh tế mà Việt Nam xây dựng là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển; kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế hỗn hợp, đa sở hữu, nhất là các doanh nghiệp cổ phần ngày càng phát triển; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Thứ hai, về phát triển văn hoá, xã hội, một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển.

Coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội và xác định phát triển văn hoá đồng bộ, tương xứng với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội cũng là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nền văn hoá mà Việt Nam xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn.

Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam xây dựng là một xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm, do đó cần và có điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xã hội thay vì đối lập, đối kháng xã hội.

nguyen-phu-trong

Chấn chỉnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, vin cớ rằng việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ cản trở sự phát triển, làm nhụt chí dẫn đến làm "cầm chừng", "phòng thủ", "che chắn", giữ "an toàn" trong một bộ phận cán bộ, công chức nào đó, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân. Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ.

Thứ ba, về tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại, Tổng Bí thư nêu rõ: Tình hình thế giới, trong nước đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quan tâm giữ vững độc lập, tự chủ; tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng - an ninh theo đúng phương châm: "Phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên". Trong mọi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải luôn luôn quan tâm vấn đề quốc phòng, an ninh; tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng thực chất và đi vào chiều sâu; kết hợp chặt chẽ, hiệu quả công tác đối ngoại của Đảng với ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân.

Thứ tư, về xây dựng tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ, đây là vấn đề cơ bản, rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ hoạt động của Chính phủ. Vì vậy, Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền các cấp cần đặc biệt quan tâm, làm tốt hơn nữa công tác này, thực hiện nghiêm Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các luật khác có liên quan nhằm xây dựng tổ chức, bộ máy và cán bộ thật sự trong sạch, vững mạnh, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ chuyên môn vững vàng.

Tổng Bí thư nêu rõ, tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI và khoá XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", gắn với việc đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách thực chất; triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Chính phủ cũng phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi công vụ; nâng cao đạo đức, văn hoá, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức. Kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để "không thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng"; đồng thời, chấn chỉnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, vin cớ rằng việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ cản trở sự phát triển, làm nhụt chí dẫn đến làm "cầm chừng", "phòng thủ", "che chắn", giữ "an toàn" trong một bộ phận cán bộ, công chức nào đó, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

"Chúng ta tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, dày dạn kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiên định con đường mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn; với sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm cao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và cơ quan trực thuộc Chính phủ; với sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; sự ủng hộ và giám sát của nhân dân;

Sự hợp tác và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2025 nhất định sẽ phát huy những kết quả, kinh nghiệm và truyền thống vẻ vang của 75 năm qua, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và phương thức hoạt động, đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp to lớn hơn nữa vào công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xứng đáng với vị trí, vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là cơ quan trực tiếp tổ chức, quản lý, triển khai thực hiện có hiệu quả mọi chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, biến đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành hiện thực sinh động, mang lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, làm vẻ vang cho Dân tộc, cho giống nòi", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ.

  • Cùng chuyên mục
Hàng loạt sàn giao dịch bất động sản 'rút lui' khỏi Phú Yên

Hàng loạt sàn giao dịch bất động sản 'rút lui' khỏi Phú Yên

Đã có tới 6/7 sàn giao dịch bất động sản (BĐS) ở Phú Yên tạm dừng hoạt động hoặc không còn hoạt động. Nguyên nhân chính vẫn là thị trường đang rơi vào tình trạng trầm lắng, nguồn cung không nhiều.

Đầu tư - 16/05/2024 06:30

Hà Nội tìm nhà đầu tư cho siêu dự án 35.183 tỷ đồng

Hà Nội tìm nhà đầu tư cho siêu dự án 35.183 tỷ đồng

Dự án khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội có diện tích khoảng 268 ha, với tổng mức đầu tư 35.183 tỷ đồng.

Bất động sản - 16/05/2024 06:30

Lãi suất rục rịch tăng

Lãi suất rục rịch tăng

Dù đã có khoảng 14 ngân hàng tăng lãi suất trong nửa đầu tháng 5 với mức tăng từ 0,1 – 0,5 điểm %/năm nhưng đa số các nhận định cho rằng, mức tăng sẽ không lớn do nhu cầu tín dụng chưa đủ mạnh.

Tài chính - 16/05/2024 06:30

SHS đặt mục tiêu lợi nhuận hơn ngàn tỷ đồng, chào bán 813 triệu cổ phiếu

SHS đặt mục tiêu lợi nhuận hơn ngàn tỷ đồng, chào bán 813 triệu cổ phiếu

SHS đã thông qua mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 đạt 1.844,7 tỷ đồng, tăng 25,9% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng trưởng 51,3% so với năm trước, đạt 1.035,3 tỷ đồng.

Tài chính - 16/05/2024 06:30

NHNN: Doanh nghiệp dè dặt đấu thầu vàng vì lo không cạnh tranh nổi SJC

NHNN: Doanh nghiệp dè dặt đấu thầu vàng vì lo không cạnh tranh nổi SJC

NHNN cho biết, qua 6 phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC, chỉ có 3 phiên đấu thầu thành công với khối lượng 14.900 lượng vàng, chủ yếu do các tổ chức lo ngại rủi ro biến động giá và không có lượng khách hàng đến mua vàng miếng SJC như tại Công ty SJC. 

Tài chính - 15/05/2024 17:47

Khởi công xây dựng Trường Tiểu học Bình Đông do Hòa Phát tài trợ

Khởi công xây dựng Trường Tiểu học Bình Đông do Hòa Phát tài trợ

Ngày 13/5, tại tỉnh Quảng Ngãi, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất và các nhà thầu đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Trường Tiểu học Bình Đông, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 40 tỷ đồng.

Doanh nghiệp - 15/05/2024 17:28

CEO SHS: Chưa có văn bản chính thức mô tả hệ thống KRX

CEO SHS: Chưa có văn bản chính thức mô tả hệ thống KRX

Chia sẻ tại AGM năm 2024, ông Nguyễn Chí Thành – CEO SHS đánh giá chưa nên triển khai hệ thống giao dịch mới khi chưa vận hành đồng bộ các bộ phận.

Tài chính - 15/05/2024 16:45

Chủ tịch VSC Bùi Minh Hưng từ nhiệm

Chủ tịch VSC Bùi Minh Hưng từ nhiệm

Sau khi từ nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT, ông Bùi Minh Hưng vẫn tiếp tục hỗ trợ và đồng hành cùng Viconship trên một cương vị mới là Chủ tịch Hội đồng chiến lược kinh doanh.

Tài chính - 15/05/2024 16:45

Ai sở hữu Cây xanh Công Minh?

Ai sở hữu Cây xanh Công Minh?

Cây xanh Công Minh đã tham gia 228 gói thầu tại khắp các tỉnh thành với tỷ lệ trúng thầu cao, với tổng giá trị trúng thầu lên đến 1.991 tỷ đồng, trong đó giá trị trúng thầu với vai trò độc lập là 1.201 tỷ đồng.

Tài chính - 15/05/2024 15:28

Nhiều cơ hội cho ngành lương thực, thực phẩm của Việt Nam

Nhiều cơ hội cho ngành lương thực, thực phẩm của Việt Nam

Ngành lương thực, thực phẩm Việt Nam đang xuất hiện nhiều cơ hội mới từ tiềm năng xuất khẩu, tham gia các FTA hỗ trợ giảm thuế, tận dụng công nghệ tối ưu chuỗi giá trị.

Thị trường - 15/05/2024 15:27

TS.Võ Trí Thành: Đà Nẵng sẽ trở thành đô thị đáng sống đẳng cấp Châu Á

TS.Võ Trí Thành: Đà Nẵng sẽ trở thành đô thị đáng sống đẳng cấp Châu Á

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh Võ Trí Thành, sự dẫn dắt của những doanh nghiệp top đầu sẽ sớm đưa Đà Nẵng trở thành thành phố đáng đến, đáng sống, đáng đầu tư vươn tầm khu vực, trở thành "Singapore thứ hai của châu Á".

Doanh nghiệp - 15/05/2024 14:35

Dấu ấn nửa thập kỷ làm đẹp Sầm Sơn của Sun Group

Dấu ấn nửa thập kỷ làm đẹp Sầm Sơn của Sun Group

Những bãi biển mùa hè chật kín du khách là hình ảnh "thương hiệu" của Sầm Sơn. Nhưng "thủ phủ du lịch miền Bắc" chưa từng mơ tới các lễ hội hút trọn "biển người" vui chơi xuyên đêm. Ngày nay, viễn cảnh ấy đã thành hiện thực, với sự đồng hành của nhà đầu tư chiến lược Sun Group nửa thập kỷ qua.

Doanh nghiệp - 15/05/2024 14:34

'Ông trùm' vụ Thuduc House bị công an TP.HCM truy nã

'Ông trùm' vụ Thuduc House bị công an TP.HCM truy nã

"Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" với lãi suất 180%/năm, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng, Trịnh Tiến Dũng vừa bị công an TP.HCM phát lệnh truy nã. Đối tượng này cũng đang bị Bộ Công an truy nã do liên quan đến vụ án sai phạm tại Công ty nhà Thủ Đức (Thuduc House).

Pháp luật - 15/05/2024 13:09

Lợi thế gạo Việt Nam tại quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới

Lợi thế gạo Việt Nam tại quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới

Bộ Nông nghiệp Mỹ đánh giá Philippines sẽ là nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới, với lượng nhập khẩu trong năm nay tăng lên 4,1 triệu tấn, tăng 5,1% so với mức 3,9 triệu tấn vào năm ngoái. Báo cáo cũng nhận định Việt Nam sẽ vẫn là một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu tới Philippines.

Thị trường - 15/05/2024 12:50

Đằng sau phán quyết cuối cùng của tòa án Mỹ đối với các tỷ phú tiền điện tử (P.2)

Đằng sau phán quyết cuối cùng của tòa án Mỹ đối với các tỷ phú tiền điện tử (P.2)

Bỏ ngoài tai lời khuyên của các cố vấn, Bankman-Fried đã rầm rộ truyền thông về sự sụp đổ của đế chế tiền điện tử. Nhiều tuyên bố trong số đó đã xuất hiện như những bằng chứng trong phiên tòa xét xử của Chính phủ Hoa Kỳ chống lại ông trùm tiền điện tử này vào các tháng 10 và tháng 11 năm 2023.

Phong cách - 15/05/2024 12:37

Xiaomi trở thành công ty xe điện mới nổi lớn thứ 8 tại Trung Quốc sau khi ra mắt thành công SU7

Xiaomi trở thành công ty xe điện mới nổi lớn thứ 8 tại Trung Quốc sau khi ra mắt thành công SU7

Theo dữ liệu của ngành sản xuất ô tô, nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc Xiaomi (1810.HK) đã trở thành hãng xe điện mới nổi lớn thứ tám của đất nước này sau khi bán được hơn 7.000 chiếc thuộc mẫu xe điện đầu tiên (sedan SU7), vào tháng 4 vừa qua, Reuters đưa tin.

Thị trường - 15/05/2024 11:34