Thủ tướng: Không để mất niềm tin, phải sửa sai và khiếm khuyết
Thủ tướng khẳng định sẽ luôn chủ động, không để “nước đến chân mới nhảy”, không để mất dân, mất niềm tin, mất chế độ, phải sửa cái sai và những cái còn khiếm khuyết.
Chiều 13/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị “các nhà khoa học đóng góp ý kiến cho Tiểu ban Kinh tế - Xã hội của Đại hội XIII của Đảng”.
Với vai trò Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, Thủ tướng muốn lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học góp ý về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Đây là 2 văn kiện mà Tiểu ban đang tích cực xây dựng, hoàn thiện để trình Hội nghị Trung ương tới đây.
Người đứng đầu Chính phủ mong muốn từ góc nhìn khách quan, các nhà khoa học sẽ đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc về cả lý luận và thực tiễn trên các lĩnh vực.
"Ung thư văn hóa"
GS.TS Hồ Sỹ Quý, nguyên Viện trưởng Viện thông tin khoa học xã hội nhắc quan điểm của một học giả cho rằng hiện nay là giai đoạn “ung thư văn hóa”, minh chứng là việc con người tha hóa, đạo đức xuống cấp, văn hóa lệch lạc...
Theo ông, Đảng đã chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái, nhưng có lẽ việc này bộc lộ rõ nhất qua hàng loạt đại án vừa xảy ra, cùng với đó, từ tướng tá công an, quân đội, đến cả Ủy viên trung ương, Bộ Chính trị đều có những sai phạm nghiêm trọng, gây tổn hại cho đất nước.
Biểu hiện của đạo đức xuống cấp cũng bộc lộ ở việc những giá trị ảo đang được đặt lên để thay thế cho những giá trị thật của xã hội.
Về văn hóa, ông nhắc đến tính xấu của con người, đó là sự giả dối được bộc lộ trong mọi mặt, mọi quan hệ xã hội. Dẫn chứng, GS.TS Hồ Sỹ Quý nhắc đến sự giả dối trong giáo dục, y tế khi xảy ra “hết sự cố này đề sự cố khác”.
“Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói giáo dục hết khủng hoảng rồi, nhưng thực tế là vẫn lòng vòng trong khủng hoảng. Y tế thì nói 2 năm nay trở nên tuyệt vời rồi, nhưng sự giả dối vẫn bộc lộ trong quan hệ giữa thầy thuốc và người bệnh khi họ phải bỏ tiền ra để mua đủ loại dịch vụ”, ông Quý dẫn chứng và nhắc đến cả sự khủng hoảng lòng tin trong lĩnh vực tôn giáo, biểu hiện bằng các hiện tượng mê tín dị đoan.
Vị GS.TS. này cũng đánh giá khi gặp phải những hiện tượng trên, chúng ta cho thấy rõ sự bối rối trong xử lý, không biết bắt đầu từ đâu. Như ngay khi xảy ra gian lận thi cử, cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau trong việc công bố danh tính người gian lận.
Theo ông, vấn đề là do lòng dân không yên. Ông nhấn mạnh văn hóa con người là nền tảng, mất nền tảng ấy là mất hết; vì vậy cần đưa văn hóa thành một điểm đột phá chiến lược của Đại hội XIII.
Nguyên nhân phát sinh tham nhũng
Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược nêu vấn đề đổi mới kinh tế hơn 30 năm, nhưng hệ thống chính trị lại chưa có đổi mới nào quan trọng, vẫn tồn tại cơ chế chủ yếu xin - cho, quyền lực không được kiểm soát, tham nhũng tràn lan.
“Nếu không có cơ chế giải quyết những vấn đề đó thì không thể phát triển được”, ông nói.
Đồng ý với nhận định coi kinh tế tư nhân là một phần quan trọng, nhưng theo ông Lược, ở Đại hội tới, cần xem đây là động lực cơ bản. “Vậy, chúng ta có dám thay đổi đột phá không”, vị chuyên gia kinh tế đặt câu hỏi.
Ông đề nghị nâng cao tỷ trọng kinh tế tư nhân, bởi chúng ta vẫn giữ một tỷ trọng lớn kinh tế quốc doanh, mà không một nước phát triển nào lại có tỷ lệ kinh tế quốc doanh lớn như vậy. Việc này từ nhiệm kỳ của Tổng bí thư Đỗ Mười đã được cảnh báo.
Minh chứng cho quan điểm của mình, ông nhắc đến việc nhiều cán bộ cấp cao vướng vòng lao lý vừa qua đều là những chủ doanh nghiệp Nhà nước lớn. Theo ông, tỷ trọng “lệch” quá nhiều giữa kinh tế tư nhân và kinh tế quốc doanh chính là nguyên nhân phát sinh tham nhũng, xâu xé lợi ích.
Sau khi lắng nghe, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn các ý kiến tâm huyết, sâu sắc của các nhà khoa học.
Người đứng đầu Chính phủ muốn nhấn đến việc xã hội có rất nhiều điểm sáng. Ông cho rằng chúng ta cần nhìn với gam màu tươi sáng hơn, bởi khi mở cửa cũng không tránh khỏi “xảy ra chuyện này, chuyện khác”.
Thủ tướng đồng tình với quan điểm cho rằng xã hội đang xuất hiện nhiều nguy cơ, và ta cần có hướng khắc phục. Trong đó có nguy cơ hiện hữu là sự tụt hậu. Nếu ta không tự vươn lên, không có khát vọng thì sẽ bị tụt lại phía sau.
Tiếp thu các ý kiến, Thủ tướng khẳng định sẽ luôn chủ động, không để “nước đến chân mới nhảy”, không để mất dân, mất niềm tin, mất chế độ, phải sửa cái sai và những cái còn khiếm khuyết.
Đặc biệt, phải giữ gìn văn hóa, đạo đức, nâng cao năng lực để không bị tụt hậu, bởi chúng ta đã phải đánh đổi rất nhiều để xây dựng được đất nước như hôm nay.
(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu
"Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự hình thành nền kinh tế tri thức, xã hội tri thức; yêu cầu chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao… đã thúc đẩy đổi mới giáo dục trở thành xu thế toàn cầu và Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó", Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá.
Sự kiện - 18/11/2024 12:57
MTTQ Thủ đô ngày càng có nhiều đổi mới, cán bộ được trẻ hóa
Theo Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ-Pháp luật (Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội) Phạm Ngọc Thảo nhận định, cán bộ MTTQ Thủ đô được trẻ hóa, cơ sở vật chất cho hoạt động được quan tâm đầu tư hơn hẳn trước đây.
Sự kiện - 18/11/2024 11:26
Nguyên Trợ lý Chủ tịch nước làm Tổng Giám đốc HFIC
Ông Trương Tuấn Anh, chuyên viên cao cấp Văn phòng Chủ tịch nước, nguyên Trợ lý Chủ tịch nước được Chủ tịch UBND TP.HCM tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc HFIC.
Sự kiện - 18/11/2024 10:48
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương
Ngày 17/11 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.
Sự kiện - 18/11/2024 07:37
Tổ chức tọa đàm 'Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản'
Ngày 19/11, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản".
Sự kiện - 18/11/2024 07:00
Hãng máy bay lớn thứ 3 thế giới muốn khai thác đường bay Hà Nội - TP.HCM
Từng cung cấp 5 máy bay cho Bamboo Airways, tập đoàn đa ngành Embraer của Brazil đang tiếp tục trao đổi với các đối tác của Việt Nam để mở rộng hợp tác.
Sự kiện - 18/11/2024 06:30
Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ đổi mới, sắp xếp mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Sự kiện - 17/11/2024 11:18
Chủ tịch Quảng Trị làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sự kiện - 17/11/2024 07:32
Ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính TP. Hà Nội
Việc ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính là một bước tiến quan trọng, khẳng định quyết tâm của TP.Hà Nội trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào quản lý và cung cấp dịch vụ công.
Sự kiện - 16/11/2024 17:13
4 Phó Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của Quảng Trị
Các Phó Thủ tướng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của tỉnh Quảng Trị sau chuyến thăm, làm việc của Tổng Bí Thư Tô Lâm
Sự kiện - 16/11/2024 10:03
[Café Cuối tuần] Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm
"Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" là một trong những thông điệp hết sức quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm. Thông điệp này cung cấp tầm nhìn chiến lược cho những cố gắng cải cách của Việt Nam chúng ta hiện nay.
Sự kiện - 16/11/2024 09:59
Google: AI có thể mang lại hàng chục tỷ USD cho doanh nghiệp Việt
Với việc áp dụng rộng rãi AI, lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể lên tơi hơn 79 tỷ USD vào năm 2030, tương đương gần 12% GDP của Việt Nam
Sự kiện - 16/11/2024 06:50
Sắp tổ chức Diễn đàn giải pháp xanh toàn diện khu công nghiệp
Các Khu công nghiệp (KCN) tại Việt Nam đang đứng trước xu hướng chuyển đổi toàn diện để giữ chân khách hàng và thu hút các dự án công nghệ cao, quy mô lớn.
Sự kiện - 16/11/2024 06:47
Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình 'Cùng nhau giữ nước'
Theo UBND TP. Hà Nội, chương trình nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục về ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Sự kiện - 15/11/2024 20:09
Đột phá phát triển kinh tế để kiến tạo kỷ nguyên mới
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu kết luận tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" của TS. Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.
Sự kiện - 15/11/2024 19:17
Chủ tịch Hà Nội tiếp Chủ tịch Tập đoàn IHW Group
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp ông Takagi Kuninori, Chủ tịch Tập đoàn IHW Group của Nhật Bản.
Sự kiện - 15/11/2024 16:01
- Đọc nhiều
-
1
Người dân không muốn vay ngân hàng để mua nhà giá 'chát'
-
2
Bộ trưởng GTVT nói gì về những lo ngại làm đường sắt tốc độ cao?
-
3
Cuộc chiến không cân sức trên thị trường thương mại điện tử
-
4
Không có căn cứ giảm án tử cho bà Trương Mỹ Lan
-
5
13 nhà máy thủy điện Thừa Thiên Huế đồng loạt giảm sản lượng vì đâu?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 1 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 1 week ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 1 week ago