Thủ tướng: Khẩn trương hoàn thiện hai chiến lược lớn, sớm có chính sách kích thích kinh tế

TRẦN VÕ
18:20 02/10/2021

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thiện chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và chiến lược khôi phục và phát triển kinh tế; nghiên cứu sớm có chính sách kích thích kinh tế có hiệu quả, bảo đảm các chỉ số kinh tế vĩ mô phù hợp tình hình.

TTg phat bieu 5

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Yêu cầu kiểm tra, làm rõ về giá kit xét nghiệm

Ngày 2/10, kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, một trong những điểm nhấn trong thời gian qua là công tác lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối hợp của các cơ quan chức năng, các bộ ngành, địa phương. Thực hiện kết luận của Hội nghị Trung ương 3, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các lãnh đạo chủ chốt đã chỉ đạo quyết liệt, bám sát tình hình, Quốc hội vào cuộc hết sức tích cực, cùng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch có hiệu quả.

Với sự đồng lòng, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, sự giúp đỡ của các bạn bè, đối tác quốc tế, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc, ngay cả tại những tâm dịch như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, số ca mắc, tử vong ngày càng giảm sâu. Đây là một điểm sáng, kết quả đáng mừng trong quý III và tháng 9 sau khi 23 tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội.

"Tuy nhiên, chúng ta vẫn tuyệt đối không được lơ là, chủ quan vì tình hình vẫn còn diễn biến phức tạp; đồng thời không cực đoan, cần thực hiện lộ trình mở cửa an toàn, phục hồi và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh", Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác phòng chống dịch ở các cấp chính quyền, nhất là cấp cơ sở, tiếp tục phối hợp giữa các địa phương, không cát cứ, cục bộ; đề cao trách nhiệm người đứng đầu và linh hoạt, sáng tạo để tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định của Trung ương; củng cố hệ thống y tế từ Trung ương đến cơ sở và sẵn sàng tăng cường y tế lưu động để bảo đảm người dân được tiếp cận y tế sớm nhất, nhanh nhất từ cấp cơ sở. Tiếp tục thực hiện công thức “5K + vaccine + thuốc + công nghệ + ý thức người dân”.

Thủ tướng chỉ đạo cần hoàn thiện việc tích hợp các nền tảng công nghệ phục vụ phòng, chống dịch và bảo đảm an sinh xã hội, nhất là kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tạo thuận lợi nhất cho người dân. Tiếp tục thực hiện các trụ cột về cách ly, xét nghiệm, điều trị; cần tích cực công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trên tất cả các mặt trong phòng, chống dịch.

Về giá kit xét nghiệm là vấn đề dư luận quan tâm, Thủ tướng đã yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, làm rõ và kịp thời thông tin chính thức tới dư luận. Thủ tướng cũng đã nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu công tác mua sắm và sử dụng trang thiết bị, vật tư phòng, chống dịch phải bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, tuân thủ đúng quy định pháp luật, tránh lãng phí, thất thoát, tiêu cực.

Quan điểm của Chính phủ là xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện vi phạm, công khai kết quả xử lý cho nhân dân.

Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ luôn lắng nghe và trân trọng mọi ý kiến đóng góp, phản ánh, nhưng thông tin đưa ra phải chính xác, tránh những thông tin phỏng đoán, không có kiểm chứng, thiếu căn cứ, ảnh hưởng tới niềm tin và tinh thần đoàn kết, tác động tới tâm lý các lực lực lượng phòng, chống dịch. Trong lúc này, càng cần củng cố niềm tin, sự đoàn kết, đồng lòng, vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, động viên, khích lệ các lực lượng tuyến đầu.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện Chiến lược tổng thể về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; đẩy nhanh tiến độ nhập vaccine, đây là vấn đề có tính chất rất quyết định cho việc mở cửa thắng lợi nền kinh tế; làm tốt công tác ngoại giao vaccine, bằng mọi cách, mọi giá để có vaccine nhanh nhất, sớm nhất, triển khai tiêm vaccine khoa học, hiệu quả, ưu tiên vaccine cho các đối tượng, địa bàn phù hợp theo quy định.

Thủ tướng lưu ý xây dựng, áp dụng các chính sách thỏa đáng cho lực lượng tuyến đầu; huy động nguồn lực y tế ngoài công lập vào phòng, chống dịch; làm tốt công tác động viên, khen thưởng với các tập thể, cá nhân có giải pháp sáng tạo, thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch và xử lý nghiêm các vi phạm; tăng cường thông tin truyền thông, huy động toàn dân tham gia công tác phòng chống dịch, trong đó tập trung nâng cao ý thức, thay đổi hành vi, thói quen của người dân, tạo đồng thuận xã hội.

"Việc phục hồi, mở cửa kinh tế phụ thuộc rất lớn vào phòng, chống dịch", Thủ tướng nêu rõ.

Đẩy mạnh mọi biện pháp tháo gỡ cơ chế, khơi thông nguồn lực

Về tình hình kinh tế - xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh vừa qua, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, chúng ta đã ưu tiên số 1 cho phòng, chống dịch, đặt sức khoẻ, tính mạng của nhân dân lên trên hết, trước hết nên phải hy sinh một phần kinh tế. Nhiều địa phương phải giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội, trong đó có các vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm kinh tế lớn, cho nên tăng trưởng quý III giảm sâu.

Do đó, trong những tháng cuối năm, cùng với nỗ lực cao nhất về phòng, chống dịch, Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh mọi biện pháp để tháo gỡ cơ chế, khơi thông nguồn lực, tạo động lực mới, quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để tăng trưởng kinh tế tốt hơn và tạo tiền đề cho những tháng đầu năm 2022, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Thủ tướng chia sẻ, tình hình kinh tế và đời sống nhân dân rất khó khăn, GDP quý III giảm 6,17%, GDP 9 tháng tăng 1,42% so với cùng kỳ. Hầu hết các ngành đều suy giảm trong quý III, tổng cầu suy yếu mạnh, giải ngân đầu tư công chưa đạt mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, tình hình vẫn có những điểm sáng. Nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn vẫn được bảo đảm, lạm phát ở mức thấp. Thị trường tiền tệ, tỷ giá ổn định, thanh khoản thông suốt, thu ngân sách đạt hơn 80%, góp phần bảo đảm thu chi cho phòng, chống dịch và an sinh xã hội. Sản xuất nông nghiệp vẫn là điểm sáng, xuất nhập khẩu tăng trưởng khá; đầu tư FDI vẫn được duy trì. Tổng cầu tăng nhẹ trở lại nhưng phải theo dõi thêm.

An sinh xã hội được đặc biệt quan tâm trong điều kiện dịch bệnh; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững; đối ngoại được đẩy mạnh, đặc biệt là ngoại giao vaccine.

TTg phat bieu ket luan 2

Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, các ngành, địa phương bám sát, tổ chức thực hiện thật tốt các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Sớm có chính sách kích thích kinh tế

Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, các ngành, địa phương bám sát, tổ chức thực hiện thật tốt các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, hoàn thiện chiến lược, kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới, khẩn trương trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành trong tháng 10, song song với chiến lược tổng thể về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Các bộ, ngành, địa phương quyết liệt thực hiện hiệu quả các Nghị quyết số 63/NQ-CP về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và thúc đẩy xuất khẩu; Nghị quyết 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19.

Các địa phương căn cứ vào đó xây dựng kế hoạch vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế-xã hội.

Phối hợp đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả giữa các chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ để giữ vững, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, vừa hỗ trợ, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, vừa phục vụ phòng, chống dịch. Chính sách tài khóa phải phù hợp tình hình, linh hoạt, sáng tạo, Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương lưu ý cân đối ngân sách nhà nước, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là chi tiêu hội họp, đi lại…, lúc này phải “thắt lưng buộc bụng”.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, địa phương tập trung giải ngân vốn ODA. Các bộ quản lý vĩ mô sớm có chính sách kích thích kinh tế, đưa dòng tiền vào nền kinh tế đúng hướng, có hiệu quả; nghiên cứu nới trần nợ công, bảo đảm các chỉ số kinh tế vĩ mô phù hợp tình hình.

Các địa phương thực hiện thống nhất toàn quốc việc lưu thông hàng hoá theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng và chỉ đạo của Chính phủ, bảo đảm sản xuất bình thường, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt theo hướng dẫn của Bộ Y tế, không cứng nhắc. Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và nông nghiệp an toàn. Các địa phương bàn bạc với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình để mở cửa sản xuất an toàn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thúc đẩy nhanh việc gỡ thẻ vàng IUU của EU với thủy sản Việt Nam.

Bên cạnh đó, các địa phương cần triển khai ngay các giải pháp phục hồi hoạt động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu chế xuất; tháo gỡ các khó khăn giúp doanh nghiệp giữ đơn hàng, duy trì chuỗi cung ứng, nỗ lực sản xuất cho mùa cao điểm, nhất là các bạn hàng lớn ở châu Âu, Hoa Kỳ, Đông Bắc Á.

Ngoài ra, các đơn vị tổ chức khai tác, tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết; tính toán, dự báo cung cầu hàng hoá dịp cuối năm để không thiếu hàng, triển khai quyết liệt các biện pháp điều hành giá; tập trung tháo gỡ vướng mắc, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính ở các cấp, các ngành, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm về giá, đầu cơ, găm hàng, trục lợi.

  • Cùng chuyên mục
Ra mắt hai công ty hỗ trợ kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ra mắt hai công ty hỗ trợ kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sáng 20/7, Công ty CP Xúc tiến Thương mại & Đầu tư toàn cầu Việt Anh (Công ty Việt Anh) cùng Công ty GIV LAW & Associates (Công ty GIV LAW) khai trương văn phòng mới tại phường An Khánh, TP.HCM.

Sự kiện - 20/07/2025 15:18

Tân Tổng Giám đốc Petrolimex là ai?

Tân Tổng Giám đốc Petrolimex là ai?

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa bổ nhiệm ông Lưu Văn Tuyển giữ chức vụ Tổng Giám đốc Petrolimex với thời hạn 5 năm. Ông Tuyển là người gắn bó và trải qua nhiều vị trí chủ chốt của tập đoàn.

Sự kiện - 20/07/2025 09:52

Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 19/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, sau 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp phiên bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng.

Sự kiện - 19/07/2025 16:27

[Cafe Cuối tuần] Bài học truyền thông trong khủng hoảng: từ vụ đánh cô gái Việt đến cái 'ồ' muộn màng trong nước

[Cafe Cuối tuần] Bài học truyền thông trong khủng hoảng: từ vụ đánh cô gái Việt đến cái 'ồ' muộn màng trong nước

Vụ ẩu đả tưởng như đơn giản tại tiệm photobooth trở thành casestudy đắt giá về quản trị khủng hoảng xuyên biên giới: sự cố xảy ra trong đời sống thường nhật, nhưng tác động đến hình ảnh doanh nghiệp và quốc gia. Nó nhắc chúng ta nhớ rằng: mỗi cá nhân trong tổ chức là đại sứ thương hiệu; và rằng quy chế nội bộ cùng truyền thông chủ động là lá chắn đầu tiên.

Sự kiện - 19/07/2025 09:25

Ông Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng NN&MT

Ông Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng NN&MT

Thủ tướng Phạm Minh Chính điều động ông Trần Đức Thắng, Phó Tổng Thường trực Thanh tra Chính phủ về công tác tại Bộ NN&MT và giao quyền Bộ trưởng.

Sự kiện - 18/07/2025 17:05

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Hàng thẳng, lối thông, đồng lòng cùng tiến'

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Hàng thẳng, lối thông, đồng lòng cùng tiến'

Ngày 18/7, Hội nghị Trung ương 12 - khóa XIII đã khai mạc tại trụ sở Trung ương Đảng tại Thủ đô Hà Nội. Tạp chí Nhà đầu tư trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Sự kiện - 18/07/2025 11:05

Thủ tướng chỉ đạo 'nóng' tháo gỡ gần 3.000 dự án vướng mắc

Thủ tướng chỉ đạo 'nóng' tháo gỡ gần 3.000 dự án vướng mắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương rà soát, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, phân công rõ người, rõ việc để giải quyết dứt điểm 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài. Các dự án thuộc nhóm các dự án sai phạm, vướng mắc về thủ tục và có dấu hiệu vi phạm.

Sự kiện - 18/07/2025 10:22

100% xe buýt đầu tư mới, thay thế trong năm 2025 tại Huế sẽ sử dụng điện, năng lượng xanh

100% xe buýt đầu tư mới, thay thế trong năm 2025 tại Huế sẽ sử dụng điện, năng lượng xanh

Theo UBND TP. Huế, kể từ năm 2025, 100% xe buýt đầu tư mới, thay thế phải sử dụng điện, năng lượng xanh, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh.

Sự kiện - 18/07/2025 09:36

Giải pháp nào để Quảng Ninh đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 14%?

Giải pháp nào để Quảng Ninh đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 14%?

Quảng Ninh đạt mức tăng trưởng GRDP 11,03% trong 6 tháng đầu năm 2025 – mức cao nhất kể từ năm 2020, nhưng để đạt mục tiêu 14% cả năm, cần có các giải pháp đột phá trong nửa cuối năm.

Sự kiện - 18/07/2025 06:45

Quảng Ninh có Phó Chủ tịch HĐND và 2 Phó Chủ tịch UBND mới

Quảng Ninh có Phó Chủ tịch HĐND và 2 Phó Chủ tịch UBND mới

Ngày 17/7, tại Kỳ họp thứ 29, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV đã bầu các chức danh Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh khóa XIV.

Sự kiện - 17/07/2025 13:10

Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để đổi sang xe điện

Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để đổi sang xe điện

Hà Nội hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho người dân có xe máy chạy xăng hoặc diesel (đăng ký trước thời điểm nghị quyết có hiệu lực) tại các vùng phát thải thấp, khi chuyển đổi sang phương tiện xanh (có giá trị từ 15 triệu đồng trở lên). Mức hỗ trợ 3 triệu đối với cá nhân, 4 triệu đối với hộ cận nghèo và 5 triệu đối với hộ nghèo.

Sự kiện - 17/07/2025 06:45

Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% không phải là 'mục tiêu bất khả thi'

Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% không phải là 'mục tiêu bất khả thi'

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tăng trưởng kinh tế (GDP) từ 8,3-8,5% trong năm nay không phải là "mục tiêu bất khả thi" và cũng "không thể không làm".

Sự kiện - 16/07/2025 14:01

[Gặp gỡ thứ Tư]'Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế lũy tiến là thực sự cần thiết'

[Gặp gỡ thứ Tư]'Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế lũy tiến là thực sự cần thiết'

Giá cả các hàng hóa thiết yếu thực tế trong đời sống hàng ngày của người dân đã tăng mạnh, vượt xa mức tăng chỉ số giá tiêu dùng được công bố. Do đó, việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế lũy tiến khi sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân là thực sự cần thiết.

Sự kiện - 16/07/2025 11:03

Vừa sắp xếp lại giang sơn vừa đề ra các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

Vừa sắp xếp lại giang sơn vừa đề ra các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

Chiều 15/7, tại Nhà Quốc hội, Tổ công tác số 2090 và Tổ công tác số 2091 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Nghị quyết số 60) gắn với việc xây dựng, hoàn thiện văn kiện, công tác nhân sự.

Sự kiện - 16/07/2025 08:52

Hải Phòng lập kỷ lục về thu hút đầu tư ngay sau sáp nhập với hơn 15,6 tỷ USD

Hải Phòng lập kỷ lục về thu hút đầu tư ngay sau sáp nhập với hơn 15,6 tỷ USD

Hơn 15,6 tỷ USD vốn cam kết đầu tư; hơn 1.000 đại biểu, trong đó có 250 lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức quốc tế đến từ 21 nền kinh tế APEC cùng hội tụ tại Hải Phòng.

Sự kiện - 15/07/2025 18:52

Bí thư Hà Nội: Phát triển kinh tế từ thực tiễn, tạo động lực mới

Bí thư Hà Nội: Phát triển kinh tế từ thực tiễn, tạo động lực mới

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu thành phố phát triển kinh tế từ thực tiễn, lợi thế, tiềm năng của từng địa phương để đi đúng hướng, bền vững, tạo động lực mới, thành quả mới.

Sự kiện - 15/07/2025 16:03