Thu phí không dừng đẩy doanh nghiệp BOT vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng
Ngày 8/7 tại Hà Nội, Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) đã tổ chức Hội nghị tiếp thu kiến nghị của các nhà đầu tư trong việc triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng.

Hội nghị tiếp thu kiến nghị của các nhà đầu tư trong việc triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng. Ảnh: Phan Chính
ETC có nhiều điểm trái với các quy định
Theo đó, ngay sau khi Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐBVN), cơ quan được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) giao nhiệm vụ quản lý các dự án trong giai đoạn kinh doanh, khai thác và chuyển giao công trình dự án đưa ra thông tin sẽ cho tạm dừng thu phí 3 trạm BOT do “chậm trễ triển khai ký kết thu phí tự động không dừng - ETC gồm Trạm Bắc Hải Vân, trạm BOT Cam Thịnh và trạm BOT Cần Thơ- Phụng Hiệp” từ ngày 6/7/2019, Hiệp hội đã nhận được kiến nghị khẩn của nhiều nhà đầu tư hạ tầng công trình giao thông về vấn đề này.
Hiện nay trên cả nước có khoảng 57 dự án xây dựng đường bộ được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, với khoảng 70 trạm thu phí hoàn vốn cho các dự án. Là cơ quan phi vụ lợi, được nhà nước công nhận để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các thành viên trong Hiệp hội, bảo vệ sự nghiêm minh của hệ thống pháp luật, Hiệp hội thấy cần phải lên tiếng khẩn cấp trước một chuỗi các hành vi áp đặt của của TCĐBVN.
Theo VARSI, việc triển khai ETC có nhiều điểm trái với các quy định tại Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Bộ Luật Dân sự và trái với các thỏa thuận hợp pháp tại các Hợp đồng BOT, Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp giữa Doanh nghiệp dự án, Nhà đầu tư và các bên có liên quan. Điều này gây tâm lý hoang mang, làm mất niềm tin cùa nhà đầu tư vào chính sách pháp luật của Nhà nước và những rủi ro của môi trường đầu tư, kinh doanh Việt Nam hiện tại.
Việc lựa chọn Nhà cung cấp dịch vụ ETC và yêu cầu các Doanh nghiệp dự án ký phụ lục Hợp đồng BOT để điều chỉnh nội dung này (bao gồm cả việc ấn định % doanh thu phải trích lại từ doanh thu BOT cho đơn vị vận hành ETC) nên đang có những bất cập, những khó khăn nhất định trong việc triển khai.
Hiện chưa có sự thoả thuận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền (CQNNCTQ) và Nhà đầu tư để điều chỉnh Hợp đồng BOT. Hợp đồng dự án đã được ký kết giữa CQNNCTQ, Doanh nghiệp dự án và Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp của Dự án ký giữa Nhà đầu tư và Ngân hàng cấp tín dụng.
Vì vậy, khi điều chỉnh Hợp đồng dự án BOT cũng như thay đổi các yếu tố ảnh hưởng đến Hợp đồng thế chấp, thay đổi các quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng BOT, Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng thế chấp thì các bên phải thoả thuận với nhau về sự thay đổi đó để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong Hợp đồng cũng như tuân thủ nguyên tắc bình đẳng, thoả thuận trong giao kết Hợp đồng của Bộ luật Dân sự.
Vấn đề này đã vô tình đẩy nhà đầu tư vào việc vi phạm các nghĩa vụ trong Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp và phải gánh chịu các chế tài về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Cách thức triển khai ETC gây ảnh hưởng đến phương án trả nợ tại Ngân hàng: Tỷ lệ trích doanh thu cho đơn vị thu phí ETC chưa có căn cứ tính cụ thể và đang tính trên tổng doanh thu của BOT mà không tách bạch doanh thu của ETC và làn thu MTC. Đồng thời, việc trích doanh thu làm ảnh hưởng đến phương án tín dụng của các Dự án và chưa có sự thống nhất với doanh nghiệp dự án/nhà đầu tư trước khi triển khai.

Thu phí không dừng hiện đang có nhiều bất cập chưa được giải quyết
Nút thắt công nghệ chưa được giải quyết
VARSI cho rằng, việc kết nối giữa tài khoản Ngân hàng với tài khoản giao thông của chủ phương tiện mở tại nhà cung cấp dịch vụ thu phí chưa được thực hiện. Người dùng muốn dùng dịch vụ thu phí tự động không dừng phải chuyển tiền trước vào tài khoản giao thông, nhưng không được tính lãi.
Đồng thời, đối với các trường hợp được miễn vẫn phải nộp tiền vào tài khoản trả trước và bị khấu trừ khi đi qua trạm và chỉ được hoàn trả lại trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch. Điều này khiến người sử dụng dịch vụ và các ngân hàng cho vay BOT không ủng hộ vì tiền của người sử dụng dịch vụ bị chiếm dụng và Ngân hàng cho vay BOT cũng không được quản lý nguồn tiền thu phí của bên vay.
VARSI cho biết, lưu lượng sử dụng dịch vụ ETC hiện tại đối với các trạm BOT nói chung đang thu rất thấp và thói quen sử dụng tiền mặt của người dân gây rủi ro cho công tác thu phí khi bàn giao toàn bộ các làn chuyển sang hình thức thu phí không dừng và chỉ để lại 2 làn ngoài cùng sử dụng hình thức thu phí hỗn hợp ETC+MTC. Điều này có khả năng dẫn đến việc ùn tắc giao thông và thất thoát doanh thu cho Doanh nghiệp dự án.
Với chủ trương của Bộ GTVT và TCĐBVN đưa ra và cách thức triển khai trên thực tế của các Dự án BOO nói chung, các Doanh nghiệp đầu tư BOT còn gặp khó khăn trong việc giám sát số lượng xe qua lại trạm thu phí và giám sát đơn vị thu phí tự động nhằm đảm bảo khách quan. Điều này khiến các doanh nghiệp dự án cảm thấy chưa đủ sự tin tưởng đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí để triển khai thu phí tự động.
Bất hợp lý trong khi dùng Phương án tài chính (PATC) của Nhà đầu dự án BOO lập để áp đặt vào PATC của dự án BOT đã hoàn thành trước đó.
Việc triển khai ETC mới chỉ nhìn đến việc đảm bảo quyền lợi của Nhà đầu tư BOO mà chưa tính đến các rủi ro của doanh nghiệp dự án BOT, như đã nêu trên, bên cạnh những rủi ro và bất cập.
Những dự án BOT nếu Chủ đầu tư BOO sử dụng nguồn tiền sai mục đích và hoặc rơi vào tình trạng phá sản....
Như vậy, dự án BOO hoàn toàn có quyền chuyển giao phần vốn cho một doanh nghiệp nước ngoài khác. Vậy số phận của các Nhà đầu tư BOT, Doanh nghiệp dự án BOT, các Ngân hàng tài trợ vốn cho dự án BOT sẽ còn long đong đến bao giờ?
Chi phí quản lý thu phí ETC là gì?
Đây là chi phí nhà đầu tư BOT trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí để hoàn vốn đầu tư và chi phí vận hành thu phí ETC tại trạm thu phí trong suốt vòng đời dự án BOT (bao gồm chi phí vận hành, bảo trì hệ thống ETC, chi phí nhân công quản lý công tác thu phí tại trạm BOT). Chi phí này được bổ sung vào phương án tài chính các dự án BOT.
Chi phí này được tính theo tỷ lệ phần trăm của doanh thu thu phí trước thuế tại các dự án BOT. Tỷ lệ trên được xác định trong phương án tài chính của dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn 1. Tỷ lệ chi phí quản lý ETC thay đổi theo các thông số nêu trên.
Trong quá trình tính toán phương án tài chính dự án ETC, tổng chi phí quản lý thu ETC tại mỗi dự án BOT tương đương với chi phí quản lý thu phí trong các Hợp đồng BOT đã ký để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến phương án tài chính dự án BOT.
(Theo Báo Giao thông)
- Cùng chuyên mục
Chốt giảm thuế VAT 2% đến hết 2026
Quốc hội giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) còn 8% đến hết năm 2026. Dự kiến ngân sách sẽ giảm thu khoảng 122.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 17/06/2025 12:17
Tạp chí Nhà đầu tư nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
Tạp chí Nhà đầu tư vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vì có thành tích tiêu biểu trong hoạt động báo chí tại Quảng Nam.
Sự kiện - 16/06/2025 18:28
Quảng cáo trên mạng phải có dấu hiệu nhận biết, cho phép tắt quảng cáo
Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng trực tuyến, nền tảng số có kết nối Internet, phải tuân thủ các quy định, đó là phải có dấu hiệu nhận diện rõ ràng bằng chữ số, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh để phân biệt giữa nội dung quảng cáo với các nội dung khác không phải quảng cáo.
Sự kiện - 16/06/2025 13:11
Quốc hội thông qua sửa đổi Hiến pháp, chính thức bỏ cấp huyện
Với 470/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Sự kiện - 16/06/2025 10:17
Chính thức giảm thuế xuống 10% với các loại hình báo chí
Quốc hội đã thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) theo hướng áp dụng thống nhất mức thuế suất ưu đãi 10% (trước đó là 20%) đối với tất cả các loại hình báo chí, tương tự như chính sách ưu đãi đang áp dụng cho báo in.
Sự kiện - 14/06/2025 19:45
Nước giải khát có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ 2027
Sáng 14/6, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đưa nước giải khát có đường vào diện chiệu thuế tiêu thụ đặc biệt, áp dụng từ 2027.
Sự kiện - 14/06/2025 15:47
Việt Nam chính thức có quy định khung pháp lý về tài sản số
Một điểm mới đáng chú ý trong Luật Công nghiệp công nghệ số mới được thông qua là quy định về quản lý tài sản mã hóa.
Sự kiện - 14/06/2025 15:46
[Café Cuối tuần] Đóng cửa chợ – cú sốc cần thiết để thanh lọc và hội nhập
Việc hàng loạt gian hàng tại các chợ trung tâm TP.HCM như Bến Thành, Saigon Square hay An Đông đồng loạt đóng cửa những ngày qua có thể gây choáng váng với một vài người.
Sự kiện - 14/06/2025 10:33
Đại tá Hồ Song Ân làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi
Đại tá Hồ Song Ân được Bộ trưởng Bộ Công an điều động giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi.
Sự kiện - 14/06/2025 06:45
Đại tá Đinh Việt Dũng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An
Đại tá Đinh Việt Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình vừa được Bộ Công an điều động nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.
Sự kiện - 13/06/2025 19:30
Ông Trương Việt Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội
Ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng UBND thành phố được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.
Sự kiện - 13/06/2025 12:55
Sun PhuQuoc Airways sẽ khai thác chuyến bay đầu tiên vào cuối năm 2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến chỉ đạo về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Mặt trời Phú Quốc.
Sự kiện - 12/06/2025 14:41
Từ ngày 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Cả nước còn 34 tỉnh, thành phố.
Sự kiện - 12/06/2025 11:31
Hai ông lớn hàng không, vũ trụ Pháp muốn tăng hiện diện ở Việt Nam
Cả hai tập đoàn Airbus và Safran đều đã có mặt ở Việt Nam từ lâu, có nhiều hợp đồng với các hãng hàng không trong nước.
Sự kiện - 12/06/2025 06:45
Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao Á - Âu
Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp chính yếu.
Sự kiện - 11/06/2025 19:10
34 tỉnh, thành dự kiến hoạt động từ 1/7/2025 có tên như thế nào?
Cả nước sẽ có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 6 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Sự kiện - 11/06/2025 14:07
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 4 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 4 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago