Thiếu nguồn cung do dịch tả lợn châu Phi, Việt Nam chi gần 24 triệu USD nhập khẩu thịt lợn

Nhàđầutư
Trong bối cảnh ngành chăn nuôi lợn trong nước đang phải đối phó với dịch tả lợn châu Phi khiến nguồn cung thiếu hụt, Việt Nam đã chi gần 23,6 triệu USD để nhập khẩu thịt lợn trong 4 tháng đầu năm.
HẢI ĐĂNG
15, Tháng 06, 2019 | 16:21

Nhàđầutư
Trong bối cảnh ngành chăn nuôi lợn trong nước đang phải đối phó với dịch tả lợn châu Phi khiến nguồn cung thiếu hụt, Việt Nam đã chi gần 23,6 triệu USD để nhập khẩu thịt lợn trong 4 tháng đầu năm.

thit lon

4 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã chi gần 23,6 triệu USD để nhập khẩu thịt lợn, tăng 6,7 lần so với cùng kỳ năm 2018. Ảnh minh họa

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy trong 4 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã chi gần 23,6 triệu USD để nhập khẩu thịt lợn, tăng 6,7 lần so với cùng kỳ năm 2018 (tương đương hơn 3,5 triệu USD).

Theo Báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2018, tổng sản lượng thịt lơn các loại khoảng 5,35 triệu tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, thịt lợn hơi ước đạt 3,81 triệu tấn, tăng 2,2% so với năm 2017.

Dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam từ tháng 2/2019, bắt đầu từ ổ dịch đầu tiên tại tỉnh Hưng Yên. Theo số liệu từ Bộ NN&PTNT, tính đến ngày 12/6, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 4.068 xã, 413 huyện của 55 tỉnh, thành phố. Số lợn buộc phải tiêu hủy là trên 2,5 triệu con với trọng lượng xấp xỉ 150.000 tấn.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, dự báo thời gian tới, với tình hình diễn biến thời tiết vô cùng phức tạp như năm nay, với đặc thù của bệnh này, với điều kiện chăn nuôi nhỏ lẻ, Bộ Nông nghiệp dự báo nếu không có biện pháp tích cực thì bệnh sẽ tiếp tục lan tỏa ra những vùng còn lại; quay trở lại những nơi có ổ dịch qua 30 ngày mà đã không còn xuất hiện. Hiện nay chúng ta có 60 xã của 22 tỉnh và khoảng 30 huyện là 30 ngày không còn ổ dịch này nhưng nguy cơ cảnh báo rằng sẽ tiếp tục quay trở lại. Đặc biệt, thời gian tới nếu, như không phòng trừ tốt thì bệnh dịch sẽ lan ra những hộ lớn.

Trong khi đó, tại cuộc họp về xây dựng cơ chế hỗ trợ tổ chức thực hiện việc thu mua, giết mổ và cấp đông thịt lợn nhằm ổn định cung cầu thị trường mặt hàng thịt lợn thời gian tới do Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT đồng chủ trì ngày 30/5. Thông tin về diễn biến thị trường, ông Hoàng Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, từ tháng 3, sau khi có thông tin về tình hình bệnh AFS lan rộng tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung, giá lợn hơi đã giảm đồng loạt trên cả nước. Đến cuối tháng 3, đầu thàng 4, giá tăng nhẹ trở lại.

Tuy nhiên, từ cuối tháng 4 đến nay, giá lợn hơi tiếp tục giảm trở lại, hiện giá lợn hơi tại phía Bắc phổ biến từ 28.000-33.0000 đồng/kg, giá lợn hơi từ miền Nam phổ biến từ 32.000-38.000 đồng/kg (giảm 2.000-8.000 đồng/kg so với tháng trước), giá thịt lợn thành phẩm từ 70.000-90.000 đồng/kg (tùy chủng loại, giảm khoảng 5.000 đồng/kg so với tháng trước).

Trong thời gian 3 tháng tới là thời kỳ thấp điểm của việc tiêu dùng thịt lợn (thời tiết nắng nóng, lo ngại trước thông tin dịch bệnh) nên sức ép nguồn cung trong thời gian tới sẽ không quá lớn.

Tuy nhiên, nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, một số địa phương đã bị cấm tái đàn cho đến khi có chỉ đạo mới (Thái Bình, Hưng Yên…) thì nguồn cung cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán có thể gặp khó khăn.

Do vậy, đại diện Vụ Thị trường trong nước khẳng định, việc thu mua, giết mổ và cấp đông thịt lợn là một trong các giải pháp cần thiết để bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường dịp cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cũng nhấn mạnh, một trong những giải pháp cấp bách và có hiệu quả nhất là thu mua lợn sạch, cấp đông để những tháng sau khi nguồn cung giảm đi sẽ cung cấp lại thị trường. Việc này triển khai càng sớm càng tốt. 

Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Xuân Dương nhấn mạnh, chủ trương thu mua, giết mổ và cấp đông thịt lợn vừa đảm bảo quyền lợi của người chăn nuôi, vừa giúp giảm ngân sách nhà nước trong việc tiêu hủy và bảo vệ môi trường.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nắm sát các thông tin về tình hình dịch bệnh, tình hình sản xuất các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là mặt hàng thịt lợn, nhu cầu tiêu dùng của thị trường để kịp thời có phương án bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường cũng như chỉ đạo các địa phương có phương án bảo đảm nguồn cung thịt lợn, kết hợp và chủ động đưa mặt hàng thịt lợn vào kế hoạch triển khai chương trình bình ổn thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ