Thị trường dược vẫn 'rộng cửa' phát triển

Nhàđầutư
Bất chấp những lo ngại về việc thu hẹp quy mô do những chuỗi nhà thuốc lớn có dấu hiệu hụt hơi, thị trường dược phẩm Việt Nam vẫn được xem là sáng cửa tăng trưởng trong thời gian tới, với dự đoán quy mô đạt hơn 16 tỷ USD trong năm 2026.
LIÊN THƯỢNG
01, Tháng 07, 2023 | 06:30

Nhàđầutư
Bất chấp những lo ngại về việc thu hẹp quy mô do những chuỗi nhà thuốc lớn có dấu hiệu hụt hơi, thị trường dược phẩm Việt Nam vẫn được xem là sáng cửa tăng trưởng trong thời gian tới, với dự đoán quy mô đạt hơn 16 tỷ USD trong năm 2026.

longchau

Long Châu đang là cái tên dẫn đầu chuỗi nhà thuốc hiện tại. Ảnh: Minh Thông.

Trái chiều cuộc chiến chuỗi nhà thuốc

Mở rộng chuỗi nhà thuốc đang là một trong những cuộc chiến cam go của thị trường dược phẩm với ba tên tuổi lớn được bảo trợ bởi những "ông lớn", Long Châu của FPT Retail, Pharmacity (có dòng vốn của SK Group và Mekong Capital) và Nhà thuốc An Khang của công ty CP Thế giới Di động (MWG). Đáng chú ý trong số này là nhà thuốc Long Châu được FPT Retail mua lại vào tháng 1/2017.

Đến năm 2020, Long Châu đạt doanh thu 1.191 tỷ đồng, tăng trưởng 133% nhưng lợi nhuận vẫn âm do dồn lực đầu tư cho quá trình mở rộng.

Phải đến nửa cuối năm 2021, Long Châu mới bắt đầu có lãi. Đây cũng là thời điểm căng thẳng nhất của dịch Covid-19 tại Việt Nam, nhu cầu dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tăng cao.

Báo cáo mới nhất của FPT Retail cho biết kết thúc năm 2022, doanh thu ngành dược phẩm của công ty này đạt 9.596 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần so với năm 2021, lợi nhuận trước thuế của đơn. Long Châu cũng mở rộng quy mô với hơn 1.200 nhà thuốc trên toàn quốc cho đến thời điểm hiện tại.

Trong khi đó, Pharmacity, "đàn anh" trong thị trường chuỗi nhà thuốc chững lại sau thời gian đầu rầm rộ. Pharmacity phình to trong thời gian ngắn nhờ giai đoạn "đốt tiền" để đạt đỉnh quy mô. Sau đó, chuỗi này đã giảm vài trăm cửa hàng trong năm 2022. Dù đặt mục tiêu doanh thu 1,5 tỷ USD vào năm 2025 với 5.000 cửa hàng hiện hữu, nhưng thời gian gần đây, hãng dược phẩm này liên tục báo lỗ.

Năm 2019, Pharmacity báo lỗ sau thuế 265,7 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm 2020, mức lỗ sau thuế của đơn vị này là 194,2 tỷ đồng. Năm 2021, doanh thu Pharmacity đạt 3.567 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2020. 

Pharmacity tiết lộ bắt đầu có lãi từ tháng 7/2021, theo chỉ số EBITDA (thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao).

Hướng tới 2023, Pharmacity định hướng tiếp tục tập trung vào việc cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp và tối ưu hoá chi phí hoạt động.

Còn Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG) cho biết sẽ tạm ngưng mở rộng chuỗi nhà thuốc An Khang. Nguyên nhân chính được cho là vì chuỗi An Khang vẫn chưa có lợi nhuận cộng thêm thị trường quá nhiều biến đổi, khó khăn. "Việc dừng lại là để phù hợp với tình hình thị trường", ông Đoàn Văn Hiểu Em, Thành viên HĐQT MWG từng chia sẻ.

Ngoài những "ông lớn" đã quen thuộc, thị trường chuỗi nhà thuốc còn chứng kiến loạt tên tuổi mới, ở quy mô nhỏ hơn, nhưng không giấu diếm tham vọng cạnh tranh như Eco Pharma, Medigo… 

Ngoài ra, còn phải kể đến những tên tuổi ở ngách healthtech (công nghệ y tế), ngách thị trường đầy tiềm năng với hoạt động phân phối dược phẩm, thuốc qua kênh trực tuyến, online đang nhận được nhiều tín nhiệm từ người dùng do sự tiện lợi như Khoduoconline, Jiohealth, Med247… Tất cả tạo nên bức tranh nhiều màu cho thị trường phân phối dược phẩm.

Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng tốc độ tăng trưởng doanh thu các nhà thuốc, quầy thuốc có thể chậm lại trong năm nay. Trong hai tháng đầu năm 2023, chỉ có Long Châu là mở mới với thêm cửa hàng trong khi Pharmacity và An Khang thu hẹp quy mô về chỉ còn 936 và 504 cửa hàng, lần lượt giảm 105 và 5 cửa hàng so với tháng 11/2022 do hoạt động không hiệu quả. Tổng số lượng cửa hàng của 3 chuỗi bán lẻ trên đạt 2.443 cửa hàng, cùng với đó là số lượng khoảng 56.000 nhà thuốc truyền thống đảm bảo kênh phân phối đủ lớn.

Cửa tăng trưởng vẫn sáng

pharmacity

Pharmacity sau thời gian "đốt tiền" đang chững lại. Ảnh: Đăng Kiệt

Cuộc cạnh tranh của các ông lớn chuỗi nhà thuốc cho thấy, dù còn nhiều khó khăn, nhưng vẫn sáng cửa tăng trưởng. Theo BMI Research, ngành dược phẩm Việt Nam dự kiến đạt quy mô 16,1 tỷ USD vào năm 2026. Còn theo Vietnam Report, thị trường ngành chăm sóc sức khỏe nói chung và ngành dược phẩm Việt Nam nói riêng đang gia tăng nhanh chóng. Nỗ lực của Chính phủ nhằm làm cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe dễ tiếp cận hơn với giá cả phải chăng là một trong những động lực phát triển ngành.

Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới; nhận thức của người tiêu dùng đối với chăm sóc sức khỏe ngày càng cao và thu nhập của người dân cao hơn, khiến chi tiêu cho hoạt động chăm sóc sức khỏe nói chung và tiêu thụ dược phẩm bình quân đầu người nói riêng sẽ nhiều hơn. 

Theo khảo sát mới nhất của đơn vị này triển khai trong tháng 10-11/2022, gần 90% số doanh nghiệp sản xuất, phân phối và kinh doanh dược phẩm cho biết doanh thu tăng lên, gần 80% số doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021. 

Các chuyên gia cho rằng, đại dịch COVID-19 đã tạo ra chuyển dịch nhanh hơn trong cơ cấu doanh thu ngành dược phẩm theo nhiều cách khác nhau. Dịch bệnh bùng phát đã khiến người dân hạn chế đến khám chữa bệnh tại bệnh viện, đồng thời họ cũng chuyển sang mua thuốc điều trị triệu chứng COVID-19 và thực phẩm bổ sung hồi phục sức khỏe giai đoạn hậu COVID-19 tại kênh nhà thuốc. 

“Đồng thời, nhà thuốc theo mô hình hiện đại giành được thị phần từ các hiệu thuốc truyền thống, khi Chính phủ dần đưa ra các quy định chặt chẽ hơn đối với các nhà bán lẻ dược phẩm (kiểm soát chặt chẽ hơn đối với thuốc kê đơn và triển khai hình thức đơn thuốc điện tử)", Vietnam Report cho biết và nhận định, kênh nhà thuốc có thể đã chiếm thị phần từ kênh bệnh viện, do các bệnh viện công thận trọng hơn trong hoạt động đấu thầu thuốc. 

Tất cả những nhân tố trên đã khiến tốc độ doanh thu TTM (trailing 12 months) của kênh ETC (từ bệnh viện) bị suy giảm kể từ đầu năm 2021, mặc dù đã có tín hiệu cải thiện vào quý I/2022. Ngược lại, doanh thu TTM của kênh OTC (từ nhà thuốc) duy trì ổn định ở mức 10% trong năm 2021 và vẫn tiếp tục cải thiện đến hết quý 1/2022. 

Có thể dễ dàng quan sát điều này thông qua sự mở rộng mạng lưới mạnh mẽ của hàng loạt chuỗi bán lẻ dược phẩm trong những năm qua. Dù bối cảnh thế giới có nhiều biến động, kinh tế trong nước cũng liên tiếp gặp nhiều cú sốc, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, doanh nghiệp và người tiêu dùng, ngành dược phẩm cũng chịu những tác động không nhỏ. 

Khảo sát của Vietnam Report cho thấy, có thách thức ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành bao gồm rủi ro từ chuỗi cung ứng, chi phí hậu cần gia tăng; cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành; sự leo thang chi phí nguyên liệu thô và sức ép từ tỷ giá gia tăng.

Thông tư 06/2023/TT-BYT sửa đổi một số điều liên quan tới quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập của thông tư 15/2019/TT-BYT, thời gian thi hành kể từ ngày 27/4/2023, sẽ tháo gỡ những bất cập về giá thuốc trúng thầu ngày càng giảm trong những năm qua khi giá trúng thầu của năm nay không được cao hơn giá trúng thầu của năm trước đó. Trong khi đó, chi phí đầu vào nguyên liệu đều có xu hướng tăng qua từng năm tạo áp lực lên giá vốn và biên lãi gộp cho các công ty sản xuất dược phẩm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ