Thao túng BCTC là nhân tố chủ chốt hỗ trợ hành vi 'làm giá' cổ phiếu

Giám đốc Viện Kế toán Quản trị công chứng Úc tại Việt Nam cho rằng, việc "khai khống" báo cáo tái chính là một trong những yếu tố hỗ trợ cho thao túng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
LÊ HẢI
27, Tháng 12, 2017 | 16:06

Giám đốc Viện Kế toán Quản trị công chứng Úc tại Việt Nam cho rằng, việc "khai khống" báo cáo tái chính là một trong những yếu tố hỗ trợ cho thao túng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Financial Fraud

 Thao túng báo cáo tài chính là nhân tố chủ chốt hỗ trợ hành vi 'làm giá' cổ phiếu 

Tại buổi công bố 10 sự kiện chứng khoán năm 2017 của CLB Nhà báo chứng khoán vào sáng nay (27/12), ông Phan Lê Thành Long - Giám đốc Viện Kế toán Quản trị công chứng Úc (CMA Australia) tại Việt Nam đã chia sẻ góc nhìn tổ chức kiểm toán về thực trạng thao túng trong báo cáo tài chính.

Ông Long cho biết, niềm tin của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp là điều rất quan trọng trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp đang dần đánh mất đi sự tin tưởng này bởi những vụ bê bối về báo cáo tài chính và thao túng giá cổ phiếu.

Lấy ví dụ điển hình trong năm 2017, ông Long nêu ra trường hợp của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (HoSE: TTF) khi hơn 1.000 tỷ đồng hàng tồn kho “bốc hơi”. Đứng trên góc nhìn kiểm toán, bản chất sự việc tại TTF không phải là biến mất hàng tồn kho mà là doanh nghiệp đã đẩy khống doanh thu lên rất nhiều trong 10 năm bằng cách vay tiền và sau đó chế biến thành hàng tồn kho. Trong 10 năm ngành nghề chính của TTF liên tục gặp khó khăn, tuy nhiên phải đến năm 2016 thì mới báo lỗ, đây là điều không hề hợp lý.

Không riêng gì TTF, ông Long cho biết nhiều doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam có hành vi rõ ràng thao túng báo cáo tài chính theo cùng cách như doanh nghiệp Toshiba của Nhật Bản đã thực hiện. Mặc dù hoạt động kinh doanh không có tiến triển lớn nhưng Toshiba vẫn đều đặn ghi khống doanh thu trong hơn 10 năm nhờ vào lợi thế thương mại, khi sự việc vỡ lở doanh nghiệp này đã phải phá sản.

Trong giai đoạn 2016-2017, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến nhiều doanh nghiệp có tài sản tăng mạnh nhất trong các năm. Tuy nhiên, hầu hết sự gia tăng tài sản, doanh thu đều đến từ lợi thế thương mại, xuất phát từ giao dịch mua bán sáp nhập. “Việt Nam đã học hỏi rất nhanh từ Nhật Bản về thủ thuật này”, ông Thanh Long cho biết. Về bản chất các doanh nghiệp này phát sinh doanh thu, lợi nhuận rất thấp và hoạt động kinh doanh không phát triển.

Trong trường hợp về việc thao túng cổ phiếu CDO có sự đóng góp rất lớn đến từ việc “tô đẹp” báo cáo tài chính. Trong các năm trước đó, CDO luôn ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đều đặn mặc dù hoạt động kinh doanh không phát triển. Theo ông Long, trong 5 năm gần đây, báo cáo tài chính luôn có vấn đề.

Ông cũng lấy một ví dụ khác về một doanh nghiêp, liên tục báo doanh thu lớn nhưng đồng thời cũng ghi nhận khoản phải thu gấp 3 lần vào tài sản. Chính nhờ việc này mà thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp đã tăng nhanh chóng mặt, tuy nhiên đã rơi xuống ngay sau đó về lại giá ban đầu.

Việc thao túng báo cáo tài chính của các đơn vị này chính là một nhân tố chủ chốt hỗ trợ hành vi “làm giá” cổ phiếu của đội lái.

(Theo NDH)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ