Tại sao thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa được nâng hạng?
Nâng hạng thị trường có ý nghĩa rất quan trọng, giúp thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) được đánh giá cao hơn, qua đó thu hút dòng vốn quốc tế.

Ảnh: Internet.
FTSE Russell
Thành lập vào năm 1987, Bộ chỉ số FTSE ban đầu bao phủ 70% vốn hóa thị trường của 23 quốc gia. Thương hiệu FTSE Russell xuất hiện năm 2014 và bao gồm bộ chỉ số FTSE Global Equity Index Series (FTSE GEIS).
Theo các tiêu chí đưa ra, FTSE Russell phân loại 4 cấp, gồm: Quốc gia phát triển, quốc gia mới nổi tiên tiến, quốc gia mới nổi sơ cấp và quốc gia cận biên. Bên cạnh đó, FTSE Russell cũng công bố danh sách theo dõi các quốc gia có khả năng được phân loại, qua đó cho phép nhà đầu tư theo dõi sự thay đổi.
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nằm trong nhóm thị trường cận biên (Frontier) và ở trong danh sách theo dõi thị trường mới nổi loại 2. Nếu được FTSE Russell nâng hạng lên thị trường mới nổi, thị trường trong nước sẽ có cơ hội tiếp cận với các quỹ đầu tư với quy mô tài sản lớn phân bổ theo bộ chỉ số này.
Vừa qua, tại kỳ đánh giá phân loại thị trường tháng 3/2021, FTSE ghi nhận hầu hết các tiêu chí về mặt định lượng của TTCK Việt Nam đều đã đạt được, ngoại trừ tiêu chí hoạt động thanh toán bù trừ theo mô hình Delivery vs Payment (DvP) – do quy định phải ký quỹ đủ tiền tại khoản 2 điều 7 thông tư 203/2015/TT-BTC. Qua đó, TTCK Việt Nam tiếp tục không thỏa mãn 2 tiêu chí là “Chu kỳ thanh toán bù trừ” – bị đánh giá ở mức hạn chế, và tiêu chí “Thanh toán bù trừ - Không xảy ra thất bại trong giao dịch” – không được đánh giá.
Điều này đồng nghĩa, TTCK Việt Nam tiếp tục ở lại nhóm thị trường cận biên và nằm trong danh sách theo dõi thị trường mới nổi loại 2. FTSE sẽ đánh giá lại cơ hội chính thức nâng hạng thị trường của Việt Nam vào tháng 9/2021.
Những vướng mắc cần giải quyết
Về tiêu chí “Chu kỳ thanh toán bù trừ (DvP)”, mong muốn của FTSE Russell là chu kỳ thanh toán phải là T+0 (nghĩa là sau khi bán cổ phiếu, tài khoản ghi nhận có tiền ngay). Còn ở Việt Nam hiện nay, nhà đầu tư sau khi bán cổ phiếu phải chờ 2 ngày (T+2) thì tiền bán cổ phiếu mới về tài khoản. Đây là điều bất lợi với nhà đầu tư mà FTSE đánh giá chưa cải thiện.
Ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định chu kỳ thanh toán đã chuyển từ T+3 xuống T+2. Dù vậy, quy định T+2 nhưng thực tế vẫn là T+3. Ví dụ, sau khi bán xong cổ phiếu, thì phải đến 15h30 ngày T+2 nhà đầu tư mới nhận được tiền. Điều này cũng coi như ngày hôm sau mới giao dịch được.
Luật Chứng khoán sửa đổi có hiệu lực từ 1/1/2021 đã chuyển đổi Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) thành Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán, gồm 2 công ty thành viên: Trung tâm lưu ký chứng khoán và Trung tâm bù trừ. Sau khi thành lập, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ dự kiến sẽ phối với Bộ Tài Chính để cấp vốn thành lập công ty con để triển khai chức năng đối tác bù trừ trung tâm (CCP) nhằm áp dụng DvP. Mô hình CCP không mới khi được Việt Nam áp dụng cho việc thanh toán ở thị trường phái sinh từ năm 2017.
Dù vậy, quá trình thành lập công ty con CCP được dự báo sẽ phát sinh những vướng mắc pháp lý. Cụ thể, khi sửa đổi quy định pháp lý để triển khai CCP sẽ làm thay đổi cấu trúc hoạt động của ngân hàng lưu ký, công ty chứng khoán khi Luật Các Tổ chức tín dụng chưa có cơ chế cho những tổ chức này hoạt động lưu ký bù trừ.
MSCI
Giống FTSE, Morgan Stanley Capital International (MSCI) cũng xếp hạng các thị trường chứng khoán toàn cầu theo 4 nhóm gồm: Thị trường phát triển (developed market), thị trường mới nổi (emerging market), thị trường sơ khai (frontier market) và thị trường đơn lập (standalone market). Tương tự FTSE, việc thay đổi thứ hạng của MSCI có thể khiến thị trường chứng khoán các nước có biến động mạnh do tác động trực tiếp đến dòng vốn ngoại.
Thị trường Việt Nam hiện ở nhóm các thị trường sơ khai (frontier market) và chưa được vào danh mục theo dõi của MSCI.
Điểm khác biệt với FTSE Russell, là MSCI rất coi trọng vấn đề “room” của nhà đầu tư nước ngoài. Xét theo tiêu chí của MSCI, Việt Nam vẫn còn 7/17 tiêu chí cần phải cải thiện. Nếu so với Kuwait đã đáp ứng tiêu chí nâng hạng vào năm 2020, Việt Nam vẫn còn 5 tiêu chí còn phải cải thiện để có thể nâng hạng.
Các tiêu chí đó gồm: Giới hạn sở hữu nước ngoài tại lĩnh vực có điều kiện; Thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể bởi room ngoại; Quyền bình đẳng đầu tư nước ngoài liên quan thông tin tiếng Anh và room sở hữu; Mức độ tự do hóa thị trường ngoại hối; Đăng ký mở tài khoản phải có chấp thuận của VSD (Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam); Quy định thị trường và dòng thông tin bằng tiếng Anh và Thanh toán bù trừ không có thấu chi và ứng trước tiền.
“Có thể thấy, chúng ta vẫn giới hạn "room" ngoại ở các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: Ngân hàng, logistics, cảng biển,...Đồng nghĩa, nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị giới hạn nếu muốn mua vào cổ phiếu các ngành này”, ông Nguyễn Thế Minh nói.
Để giải quyết vấn đề này, có 2 hướng là phát hành NVDR (chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết) và đẩy mạnh phát hành sản phẩm ETF.
Ở giải pháp phát hành NVDR, Luật Chứng khoán sửa đổi mới đã đưa NVDR vào định nghĩa, nhưng chưa có thông tư cụ thể. Với phương pháp này, thị trường Việt Nam có thể nhanh chóng khắc phục được câu chuyện “room” ngoại, như cách Thái Lan đã giải quyết.
Với hướng đẩy mạnh phát hành sản phẩm ETF, ông Nguyễn Thế Minh cho rằng cần thành lập công ty chỉ số trực thuộc Sở giao dịch chứng khoán, ví dụ như Sở giao dịch chứng khoán Đài Loan sở hữu 100% công ty Taiwan Index Plus Corporation (TIP) và giao một số chức năng liên quan đến kinh doanh chỉ số cho TIP. Đồng thời, Sở giao dịch chứng khoán có thể liên kết hợp tác với FTSE hoặc MSCI làm các đơn vị cung cấp các chỉ số.
Cùng với đó, có thể hỗ trợ miễn giảm phí giao dịch tại các quỹ ETF để khuyến khích các nhà đầu tư cá nhân gia tăng đầu tư thông qua các quỹ ETF. Phần lớn hiện nay tỷ lệ nắm giữ các quỹ ETF nội vẫn chủ yếu đến từ các nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ trên 98%.
Cơ hội và thách thức của TTCK Việt Nam từ việc nâng hạng
Nâng hạng thị trường có ý nghĩa rất quan trọng, giúp thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá cao hơn, qua đó thu hút dòng vốn quốc tế. Đặc biệt từ các quỹ từ Mỹ và châu Âu dựa vào bộ chỉ số FTSE, MSCI để đầu tư.
Ở chiều ngược lại, thị trường trong nước cũng sẽ chịu áp lực phải duy trì đảm bảo các điều kiện nâng hạng. Chỉ cần vi phạm một điều kiện cũng dẫn đến việc bị loại ngay lập tức. Mặt khác, thị trường Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh với nhiều thị trường khác trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia (các thị trường đều thuộc nhóm quốc gia phát triển, quốc gia mới nổi tiên tiến, quốc gia mới nổi sơ cấp, theo tiêu chuẩn FTSE Russell).
- Cùng chuyên mục
UBCKNN tin tưởng chứng khoán Việt Nam được nâng hạng vào tháng 9/2025
Ông Hoàng Văn Thu, Phó Chủ tịch UBCKNN tin tưởng các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài sẽ đồng thuận với việc nâng hạng TTCK Việt Nam vào kỳ tháng 9/2025.
Tài chính - 02/07/2025 22:36
Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà ở xã hội lãi suất ưu đãi nhất?
Trong bối cảnh nhu cầu sở hữu nhà ở ngày càng gia tăng, nhiều ngân hàng đang chạy đua triển khai các gói vay ưu đãi với mức lãi suất rất thấp.
Tài chính - 02/07/2025 17:04
Những lời hứa của lãnh đạo doanh nghiệp về cổ phiếu
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã đưa ra lời hứa nỗ lực hết mình để đưa công ty đi lên, cổ phiếu về giá trị thực, mang lại niềm tin cho cổ đông trong mùa đại hội 2025.
Tài chính - 02/07/2025 06:59
Bán dự án Lam Hạ, DIC Corp dự thu hơn 1.100 tỷ đồng
DIC Corp bán toàn bộ dự án Lam Hạ dự thu 1.114 tỷ đồng và ước lãi khoảng 300 tỷ đồng. Đối tác mua chưa được tiết lộ.
Tài chính - 01/07/2025 17:12
Thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2025: Gió đã thuận chiều?
Các chuyên gia đánh giá, dù còn những khó khăn từ bên ngoài nhưng các chính sách thúc đẩy nền kinh tế trong nước sẽ là động lực lớn giúp thị trường chứng khoán tích cực hơn trong 6 tháng còn lại của năm 2025.
Tài chính - 01/07/2025 13:45
DNSE bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới
Bà Nguyễn Ngọc Linh vừa được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc của Công ty CP Chứng khoán DNSE từ ngày 1/7/2025, theo Nghị quyết vừa công bố của HĐQT DNSE.
Tài chính - 01/07/2025 11:16
Doanh nghiệp niêm yết ngày càng nhận thức cao về công bố thông tin
Năm 2025, số lượng doanh nghiệp niêm yết đạt chuẩn công bố thông tin là 460 đơn vị, đạt tỷ lệ 67% - cao nhất trong toàn bộ lịch sử 15 năm IR Awards.
Tài chính - 01/07/2025 10:53
Bộ Tài chính đề xuất thu thuế ngay khi nhận cổ tức bằng chứng khoán
Tại dự thảo sửa Nghị định 126 quy định một số điều của Luật Quản lý thuế, Bộ Tài chính cho rằng cần quy định rõ thời điểm khấu trừ, kê khai thuế với thu nhập từ cổ tức, thưởng bằng chứng khoán để hạn chế lợi dụng chính sách, kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế.
Tài chính - 01/07/2025 08:00
CII chuẩn bị phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 14%
CII thông báo được UBCKNN chấp thuận việc phát hành 77 triệu cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 14% cho cổ đông. Doanh nghiệp sẽ không tạm ứng cổ tức tiền mặt quý III.
Tài chính - 30/06/2025 16:02
Khẩn trương triển khai các biện pháp để chứng khoán Việt Nam được nâng hạng
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan khẩn trương triển khai ngay các biện pháp cần thiết nhằm đáp ứng các tiêu chí nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam của các tổ chức quốc tế.
Tài chính - 30/06/2025 09:04
Tăng trưởng tín dụng cao có thể trở thành 'con dao 2 lưỡi'
Chuyên gia cảnh báo, nếu tăng trưởng tín dụng không đi kèm với cải thiện năng suất và tiêu dùng, nền kinh tế có thể rơi vào vòng xoáy bất ổn: lạm phát gia tăng – tỷ giá mất ổn định – niềm tin suy giảm – đầu tư chững lại.
Tài chính - 29/06/2025 07:40
Về với T&T Group, Vietravel Airlines bắt đầu có máy bay riêng
Vietravel Airlines vừa đón chiếc máy bay thuộc quyền sở hữu đầu tiên và trong tháng 7 sẽ nhận thêm 2 tàu bay nữa. Hãng sẽ được tăng vốn lên 2.600 tỷ đồng để thực hiện hóa tham vọng mở rộng.
Tài chính - 29/06/2025 07:00
Loạt dự án tỷ USD của Novaland được tháo gỡ pháp lý
Từ giữa tháng 6 đến nay, Novaland liên tục đón tin vui hoàn thiện pháp lý then chốt từ 2 dự án tỷ USD gồm Aqua City và NovaWorld Phan Thiet.
Tài chính - 29/06/2025 07:00
Cú hích từ những thương vụ 'bom tấn'
Những thương vụ chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), niêm yết mới hay chuyển sàn... được kỳ vọng trở thành lực đẩy quan trọng với thị trường chứng khoán.
Tài chính - 28/06/2025 11:58
Cổ phiếu Taseco Land được chấp thuận niêm yết trên HoSE
Việc niêm yết cổ phiếu TAL lên sàn HoSE đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2025.
Tài chính - 28/06/2025 08:53
Ba 'ông lớn' Bình Định rút két, chi hơn 360 tỷ chia cổ tức tiền mặt
Ba doanh nghiệp tại Bình Định là CTCP Cảng Quy Nhơn, CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định và CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh đã công bố kế hoạch chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tổng số tiền hơn 360 tỷ đồng.
Tài chính - 28/06/2025 07:07
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago