Sụt lún đất tại Đồng bằng sông Cửu Long dao động từ 2cm đến 4cm/năm

Nhàđầutư
Đây là thông tin được công bố tại Hội thảo 'Vấn đề dưới mặt đất - Sụt lún đất tại Đồng bằng sông Cửu Long' (ĐBSCL) được tổ chức vào ngày 22/11 tại TP Cần Thơ.
TRƯỜNG CA
23, Tháng 11, 2019 | 07:44

Nhàđầutư
Đây là thông tin được công bố tại Hội thảo 'Vấn đề dưới mặt đất - Sụt lún đất tại Đồng bằng sông Cửu Long' (ĐBSCL) được tổ chức vào ngày 22/11 tại TP Cần Thơ.

Tại hội thảo, đại diện GIZ giới thiệu những số liệu được Liên minh châu Âu thu thập và xử lý (từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2019) cho thấy tốc độ sụt lún tại ĐBSCL không hề giảm, thậm chí có nhiều nơi gia tăng. Theo đó, ở các khu vực đô thị như thành phố Cần Thơ, Cà Mau … nền đất sụt lún xuất hiện tại hầu hết mọi khu vực, dao động từ 2cm đến 4cm/năm; ở các khu vực nông thôn, vệ tinh phát hiện sụt lún ở mức 1cm/năm. Sụt lún tiếp diễn với tốc độ tương tự trong nhiều năm và có xu hướng tiếp tục, ở cả 2 khu vực đô thị và nông thôn.

Phát biểu tại hội thảo, bà Mai Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) cho biết, mức độ nghiêm trọng của vấn đề đã được Bộ Xây dựng đề cập khi nói đến tác động của sụt lún đất với quản lý cao độ nền đô thị. Ở một số vùng của ĐBSCL, ngập úng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và với tần suất thường xuyên hơn; những khu vực có địa hình thấp sẽ hoàn toàn bị ngập trong nước nếu không có hành động nào được thực hiện.

Trong báo cáo  trình bày tại hội thảo về tình hình sụt lún đất và khai thác nước ngầm liên quan đến sụt lún ở TP.HCM và ĐBSCL, ông Nguyễn Minh Khuyến, Phó cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên - Môi trường) cho biết, kết quả quan trắc thực hiện 10 năm qua, có 306/339 điểm quan trắc cho thấy hai khu vực này lún từ 0,1 - 81 cm.

Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) cũng giải thích thêm, các số liệu vệ tinh mới trong nghiên cứu được thực hiện có sự phối với giữa Trường ĐH Cần Thơ và ĐH Utrecht, Hà Lan có thể xác định được mức độ sụt lún của từng tòa nhà lớn. Sự khác biệt về mức độ sụt lún phần lớn phụ thuộc vào độ sâu của móng. Móng càng sâu thì sụt lún càng thấp và ngược lại.

Một lần nữa vấn đề khai thác nước ngầm được xem là yếu tố chính góp phần gây sụt lún. Thống kê toàn vùng có khoảng 9.650 giếng khai thác nước ngầm tập trung quy mô trên 10 m3/ngày, với tổng lưu lượng khoảng 1,97 triệu m3/ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng dù có ngừng khai thác nước ngầm hoàn toàn thì cũng không thể ngăn chặn được hiện tượng sụt lún nhưng chắc chắn tốc độ sụt lún có thể nhờ đó mà giảm thiểu.

Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học về những lĩnh vực như: Đo lường mức độ sụt lún, lý do địa chất và tác động của hiện tượng sụt lún đối với cuộc sống của người dân, giải pháp làm chậm quá trình sụt lún và thích ứng với sụt lún…

Nhiều đại biểu dự hội thảo thống nhất rằng việc khai thác nước ngầm, khai thác cát sông là những yếu tố góp phần gây sụt lún. Tuy nhiên, việc có ngừng khai thác nước ngầm hoàn toàn hay không cũng không ngăn chặn được hiện tượng sụt lún, chỉ có thể giảm thiểu tốc độ mà thôi. Trước tính cấp thiết của vấn đề sụt lún, hội thảo đưa ra thông điệp cần phải hành động để giảm thiểu sụt lún đất, xác định các giải pháp thích ứng và sống chung với sụt lún đất.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25000.00 25020.00 25340.00
EUR 26200.00 26305.00 27477.00
GBP 30643.00 30828.00 31780.00
HKD 3152.00 3165.00 3267.00
CHF 27063.00 27172.00 28006.00
JPY 159.30 159.94 167.23
AUD 15865.00 15929.00 16417.00
SGD 18117.00 18190.00 18723.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 17917.00 17989.00 18512.00
NZD   14584.00 15075.00
KRW   17.30 18.88
DKK   3518.00 3646.00
SEK   2265.00 2351.00
NOK   2253.00 2340.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ