Phó TGĐ KPMG: FDI đang tập trung vào điện tử, bán dẫn, năng lượng xanh
Các nhà đầu tư nước ngoài đang tăng cường đầu tư vào Việt Nam, tập trung ở các lĩnh vực như linh kiện điện tử, chất bán dẫn, năng lượng xanh. Tuy nhiên, hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) trong năm 2024 suy giảm mạnh. Ông Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG chia sẻ cùng Nhadautu.vn về các động thái trên.

Xu hướng đầu tư
Bảy tháng đầu năm, FDI đăng ký mới vào Việt Nam đạt 10,76 tỷ đô la, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Cả năm 2023, con số là 20,19 tỷ, tăng 62,2%. Là nhà tư vấn đầu tư, ông bình luận gì về dòng vốn FDI vào Việt Nam như số liệu vừa công bố trên?
Ông Nguyễn Công Ái: Tôi thấy các con số phản ánh đúng thực tế. Các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm nhiều hơn đến thị trường Việt Nam và tăng cường đầu tư, tập trung ở các lĩnh vực như linh kiện điện tử, chất bán dẫn.
Một trong những khoản đầu tư lớn nửa đầu năm nay là đầu tư tăng thêm của Amkor, hơn 1 tỷ USD. Amkor đã mở rộng đầu tư sớm hơn kế hoạch 2035, chứng tỏ niềm tin của họ vào thị trường và môi trường đầu tư của Việt Nam; các yếu tố như chính sách, cơ sở hạ tầng, nhân lực đã và đang đáp ứng được yêu cầu.
Các nhà đầu tư còn quan tâm nhiều đến những lĩnh vực nào khác, và những ngành đó có phù hợp với mục tiêu, ưu tiên của Chính phủ Việt Nam không?
Ông Nguyễn Công Ái: Bất động sản nói chung, đặc biệt là bất động sản công nghiệp gần đây được đầu tư mạnh. Một số địa phương với quỹ đất lớn gần đây đã cải thiện được cơ sở hạ tầng giao thông, nâng cao tính sẵn sàng của các khu công nghiệp với chất lượng dịch vụ tốt, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất.
Hơn thế, do tình hình địa chính trị thế giới tiếp tục bất ổn, các nước châu Á-Thái Bình Dương như Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ... sẽ có lợi thế trong thu hút đầu tư.
Sự quan tâm gần đây của các nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn phù hợp với định hướng của Chính phủ Việt Nam. Trước hết, Chính phủ muốn thu hút các doanh nghiệp lớn - “đại bàng” FDI vào các lĩnh vực công nghệ cao. Và đúng như Chính phủ mong muốn, gần đây các nhà đầu tư có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới nghiên cứu - phát triển (R&D), công nghệ thông tin… để phục vụ các thị trường nước ngoài. Xu hướng này sẽ giúp đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.
Lĩnh vực năng lượng “xanh” cũng đang rất được quan tâm, xuất phát từ nhu cầu chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải của Việt Nam và nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp. Xin ông cho biết thêm về lĩnh vực này?
Ông Nguyễn Công Ái: Hiện có hai xu hướng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Một là xanh hóa, hai là số hóa. Cả hai đều quan trọng trong hút FDI. Về xanh, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến nguồn gốc năng lượng và sử dụng năng lượng xanh.
Gần đây, Chính phủ ban hành cơ chế về thỏa thuận mua bán điện trực tiếp (DPPA), đây là cơ chế hết sức quan trọng, góp phần thúc đẩy đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng quan tâm đến ESG, tức bảo vệ môi trường, xã hội và quản trị. Việt Nam đang tăng cường chú ý tới các yếu tố này.
Về số hóa nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang thành lập các trung tâm xử lý dữ liệu tại Việt Nam để tận dụng lao động lành nghề, giá hợp lý. Các ngành liên quan tới AI và điện toán đám mây cũng rất được quan tâm. Việt Nam có thể chưa đạt trình độ cao, nhưng đang có các bước khởi động đúng hướng, nhất là chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này.
Số liệu và các khảo sát cho thấy có sự dịch chuyển sản xuất của các công ty đa quốc gia từ Trung Quốc sang Việt Nam. Ông thấy thực tế này rõ rệt không?
Ông Nguyễn Công Ái: Đó là một thực tế. Ngoài các công ty đa quốc gia còn có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã và đang cân nhắc đầu tư vào Việt Nam. Ngày 29/7 vừa qua, Hội tin học TP.HCM tổ chức sự kiện Itech-Expo với sự góp mặt của trên 350 doanh nghiệp, trong đó khoảng 200 đến từ Trung Quốc. Rõ ràng sự quan tâm của các nhà đầu tư Trung Quốc đối với thị trường Việt Nam là rất lớn.
Trung Quốc hiện đang đứng trong top những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Đây là cơ hội rất lớn cho Việt Nam, nhưng Việt Nam phải cố gắng nhiều hơn để tận dụng.
Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương, giúp xuất khẩu được hưởng nhiều ưu đãi thuế. Doanh nghiệp Trung Quốc thì ngày càng lớn mạnh về tài chính và công nghệ. Đây có phải là những yếu tố khiến đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam ngày càng lớn?
Ông Nguyễn Công Ái: Năm ngoái, tại một hội thảo về bất động sản công nghiệp, tôi nói rằng năm 2024, các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ có vai trò lớn hơn ở Việt Nam. Sự thực đúng vậy. Trong số các tên tuổi lớn của Trung Quốc quan tâm đầu tư vào Việt Nam có BYD, Weichai, China Power, và nhiều doanh nghiệp hàng đầu khác.
Ngoài các doanh nghiệp lớn có công nghệ hàng đầu, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc cũng quan tâm đầu tư tại Việt Nam. Với những nhà đầu tư này, cơ quan quản lý và công ty phát triển khu công nghiệp cần đánh giá kỹ công nghệ của họ, cũng như các tác động tới môi trường.
M&A suy giảm
Có 1,795 lượt góp vốn, mua bán cổ phần bởi các nhà đầu tư nước ngoài với giá trị 2,72 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm, tương ứng giảm 3,1% và 45,2% so với cùng kỳ. Tư vấn nhiều về M&A, ông thấy hoạt động M&A ở Việt Nam năm nay ra sao?
Ông Nguyễn Công Ái: Thị trường M&A đang khá “lạnh”. Các số liệu trên chưa thể hiện hết sự suy giảm của M&A tại Việt Nam cả về số lượng giao dịch và giá trị. Đây phần nào là hệ quả của tình hình suy giảm M&A trên toàn cầu, với mức giảm 16% năm 2023.
Năm 2023, thị trường M&A Việt Nam chưa thật khó khăn do có một số giao dịch được bắt đầu từ một số năm trước, tới 2023 mới chốt. Năm 2024 thì các khó khăn đang và sẽ bộc lộ rõ, như số lượng giao dịch giảm nhẹ và tổng giá trị giao dịch giảm khoảng 50%. Trong một số ngành và ở một số thời diểm, thị trường gần như đóng băng.
Theo dự đoán của chúng tôi, nửa sau của 2024 sẽ chứng kiến thị trường M&A ấm lên, nhưng nhìn chung vẫn rất khó khăn. Năm 2024, thị trường M&A dự kiến sẽ tiếp tục tích lũy “năng lượng”, chờ một cú bùng nổ trong 2025.
Ngoài diễn biến trên thế giới làm các nhà đầu tư bất an, có yếu tố nào từ nội tại Việt Nam khiến M&A suy giảm không?
Ông Nguyễn Công Ái: Việc thị trường M&A suy giảm hiện nay chủ yếu do xu hướng toàn cầu. Khi tiền đắt, lãi vay cao thì người ta không muốn mang tiền đi đầu tư ở nước ngoài mà muốn mang tiền về. Thị trường không chắc chắn thì người ta muốn gửi tiền vào ngân hàng, đặc biệt khi lãi suất ở Mỹ đang cao, khoảng trên 5%; Úc là khoảng 8%; EU 4%.
Trong khi đó, đầu tư vào Việt Nam cũng gặp khó như quá trình xin cấp phép còn dài và phức tạp, thủ tục, quy định đôi khi chưa rõ ràng.
Trong các ngành kinh tế, triển vọng đầu tư vào các ngành năng lượng tái tạo, y tế, giáo dục khá sáng. Nhưng vẫn còn đó những khó khăn, ví dụ như chính sách giá điện chưa rõ ràng và việc vay vốn còn khó khăn.
Tiền đồng đã mất giá khoảng 4,9% so với tiền đô kể từ đầu năm đến nay, theo công ty chứng khoán KB Securities. Ông thấy vấn đề tỷ giá có đang là mối lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài không, khi họ sẽ phải chuyển lãi về nước hoặc dùng ngoại tệ để nhập máy móc, thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất?
Ông Nguyễn Công Ái: Nhà đầu tư không quan ngại, nhưng theo dõi rất sát biến động tỷ giá. Đồng đô la mạnh đang là vấn đề toàn cầu. Đồng yên Nhật, đồng tiền Hàn Quốc hay Thái Lan hiện còn mất giá nhiều hơn so với đồng Việt Nam. Theo tôi Ngân hàng Nhà nước đã làm rất tốt trong việc điều hành tỷ giá, vừa uyển chuyển, vừa ổn định.
Các nhà đầu tư và doanh nghiệp không muốn thấy thị trường ngoại hối biến động mạnh. Tỷ giá biến động mạnh hơn nữa sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới lạm phát, giá hàng nhập khẩu, xăng dầu, chi phí nợ bằng tiền đô...
Thủ tướng và Bộ Công Thương nhiều lần ra thông điệp sẽ không để thiếu điện như mùa hè năm ngoái. Thực tế đã sang tháng 8, tình hình năm ngoái có vẻ sẽ không lặp lại. Các nhà đầu tư nước ngoài chắc đã yên tâm hơn nhiều, thưa ông?
Ông Nguyễn Công Ái: Trao đổi của chúng tôi với các nhà đầu tư nước ngoài cho thấy cung cấp điện ổn định luôn là trọng tâm số 1 trong cân nhắc lựa chọn địa điểm đầu tư. Năm ngoái, căng thẳng về cung cấp điện đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Năm nay tình hình khá tích cực. Việc Việt Nam đang đầu tư cải thiện đường dây truyền tải điện để ổn định lưới điện được các nhà đầu tư đánh giá cao.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp có quan ngại về hiện tượng quan chức địa phương đang chậm ra quyết định vì sợ trách nhiệm, sợ sai. Đây có phải là vấn đề lớn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài không, thưa ông?
Ông Nguyễn Công Ái: Đây không chỉ là quan ngại, mà còn là vấn đề lớn trong việc ra quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Không chỉ chậm ra quyết định, các cơ quan chức năng còn thiếu sự nhất quán trong việc giải thích luật ở nhiều địa phương. Các nhà đầu tư mong muốn một môi trường đầu tư ổn định, rõ ràng, nơi luật chơi được quy định bình đẳng cho mọi doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Ở Đông Nam Á, Indonesia đang nổi lên là một ngôi sao về thu hút FDI. Cạnh tranh giữa Việt Nam và Indonesia đang ở mức độ nào, theo hiểu biết của ông?
Ông Nguyễn Công Ái: Gần đây Indonesia thành công trong việc thu hút đầu tư từ một số công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ. Đây không chỉ là do môi trường đầu tư của họ ổn định, hấp dẫn, mà còn do Chính phủ và các doanh nghiêp Indonesia đã phối hợp tốt trong việc tiếp thị các cơ hội đầu tư tới các tập đoàn tư nhân lớn ở Mỹ và châu Âu.
Để cạnh tranh thành công, Việt Nam cần tăng cường chất lượng cơ sở hạ tầng, tính chuyên nghiệp của các khu công nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực, và trước hết là duy trì sự ổn định của nền kinh tế và chính trị.
Việt Nam sở hữu những lợi thế lớn được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất cao như sự ổn định chính trị, nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, cũng như quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với nhiều cường quốc.
Ông dự báo như thế nào về việc thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới khi Fed khả năng lớn sẽ cắt giảm lãi suất hiện đang ở mức cao?
Ông Nguyễn Công Ái: Thông điệp gần đây của Fed là sẽ giảm lãi suất bắt đầu từ tháng 9/2024. Gần đây Ngân hàng Trung ương Anh đã giảm lãi suất, có thể sẽ thúc đẩy Fed giảm. Cùng với đó, số liệu tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự báo cũng có thể khuyến khích Fed giảm lãi suất nhanh hơn. Nếu Fed giảm lãi suất tiền đô thì môi trường M&A sẽ tốt lên, các nhà đầu tư sẽ đầu tư nhiều hơn, đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn.
Đấy là chuyện toàn cầu. Với Việt Nam, quan trọng nhất bây giờ là giữ được sự ổn định, ổn định chính trị và ổn định kinh tế. Nếu chúng ta tiếp tục kiểm soát được lạm phát, giữ lãi suất thấp và ít biến động, giữ được tỷ giá tăng ở mức vừa phải, những yếu tố ổn định vĩ mô này sẽ góp phần vào tăng trưởng kinh tế, và nhà đầu tư nước ngoài sẽ an tâm giải ngân.
- Cùng chuyên mục
VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh
Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.
Sự kiện - 26/03/2025 16:58
Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'
Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.
Sự kiện - 26/03/2025 15:04
Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế
Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.
Sự kiện - 26/03/2025 14:20
Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới
Để đạt được mục tiêu 24 khu công nghiệp, 47 cụm công nghiệp đến năm 2030, trong vòng 5 năm tới Vĩnh Phúc phải phát triển thêm 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp
Sự kiện - 26/03/2025 11:58
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sự kiện - 25/03/2025 14:18
Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân
Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng, các dự án công nghiệp, năng lượng mới giữa Singapore - Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân, thể hiện ý nghĩa to lớn của mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai bên vừa đạt được.
Sự kiện - 25/03/2025 13:42
Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc
Từ ngày 25/3/2025, tòa soạn Tạp chí Nhà đầu tư chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 5B phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Sự kiện - 25/03/2025 13:41
Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Việt Nam đang nghiên cứu nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế.
Sự kiện - 25/03/2025 12:54
Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên
Cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km với điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ và điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh.
Sự kiện - 25/03/2025 08:57
Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Công Thương, Bộ Tài chính Việt Nam đã thông tin, trao đổi những nét chính về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Sự kiện - 25/03/2025 07:03
Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm
Theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cột mốc Km0 sẽ được đặt tại trung tâm sân khánh tiết, phía trước tượng đài Lý Thái Tổ, giáp đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.
Sự kiện - 24/03/2025 11:04
Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024", tối 23/3/2025.
Sự kiện - 24/03/2025 07:46
Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, người dân có thể mua vàng khi giá vàng trong nước và thế giới không chênh lệch quá nhiều.
Sự kiện - 24/03/2025 07:43
Quảng Ninh sẽ có cụm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định thành lập Cụm công nghiệp hỗ trợ tại phường Hà Khẩu, TP. Hạ Long, nhằm phục vụ ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là sản xuất các bộ phận, phụ tùng ô tô và xe có động cơ khác.
Sự kiện - 24/03/2025 06:18
Chủ tịch nước: Quy mô nền kinh tế Bình Phước đã tăng gấp 92 lần
Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ, Bình Phước - một nơi từng là chiến trường ác liệt, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp, đến nay đã trở thành một tỉnh phát triển năng động của vùng Đông Nam Bộ, quy mô nền kinh tế tăng gấp 92 lần so với thời điểm mới giải phóng.
Sự kiện - 23/03/2025 13:28
Quảng Nam thông xe kỹ thuật cầu Sông Thu và cầu An Bình hơn 920 tỷ đồng
Cầu Sông Thu và cầu An Bình bắc qua sông Vu Gia và sông Thu Bồn ở tỉnh Quảng Nam có tổng mức đầu tư 928 tỷ đồng.
Sự kiện - 23/03/2025 12:41
- Đọc nhiều
-
1
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
2
Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh
-
3
Đón ‘sóng’ nâng hạng, loạt công ty chứng khoán đặt mục tiêu tăng vốn trong năm 2025
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago